Trong hoạt động quản lý nhà nước không thể vắng bóng hai hoạt động vô cùng quan trọng là thanh tra và kiểm toán. Vì không những có cách gọi gần giống nhau mà nghiệp vụ cũng có phần tương tự là cùng kiểm tra, kiểm soát cho nên không ít người đã hiểu lầm rằng chúng là một. Tuy nhiên, My khẳng định rằng thanh tra và kiểm tra hoàn toàn là hai nghiệp vụ độc lập. Để làm rõ điều My nói, hãy cùng tôi tìm ra sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán ở phần chia sẻ phía dưới.
MỤC LỤC
Thanh tra chính là một công tác thực hiện việc xem xét, đưa ra các đánh giá khách quan và phương án xử lý một vấn đề, sự việc nào đó dựa trên hệ thống quy định về thủ tục, trình tự thực hiện của pháp lý. Việc thanh tra sẽ tiến hành trên các đối tượng thuộc sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, bao gồm nhiệm vụ, pháp luật, quyền hạn, … trong các cơ quan, đơn vị cho tới các cá nhân.
Kiểm toán là một hoạt động được thực hiện theo quá trình cụ thể, do người kiểm toán viên làm nghiệp vụ thu thập bằng chứng, đánh giá các bằng chứng thu thập được về những thông tin kiểm toán để xác nhận độ chính xác của thông tin, từ đó báo cáo lại tính chất phù hợp của những thông tin đó với chuẩn bị đã thiết lập.
Qua hai phân tích trên, hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra đã rõ ràng sự khác nhau cơ bản nhất về mặt bản chất. Không chỉ có vậy, sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán còn được thể hiện trên nhiều phương diện khác. Nếu như muốn hiểu thật sâu hai khái niệm này và sử dụng chúng trong thực tế đúng hoàn cảnh thì bạn hãy cập nhật những điểm khác biệt trên nhiều phương diện so sánh khác nữa nhé.
Thanh tra Nhà nước được phân làm hai loại là thanh tra hành chính và chuyên ngành. Trong đó, hoạt động thanh tra hành chính sẽ tiến hành thanh tra đối với những cá nhân, tổ chức trong việc thực thi pháp luật, chính sách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao phó. Còn thanh tra chuyên ngành chính là việc cơ quan Nhà nước thanh tra theo ngành nghề, lĩnh vực cụ thể với các cá nhân, tổ chức để xác nhận việc các cá nhân, tổ chức này chấp hành, tuân thủ luật pháp chuyên ngành ra sao, các đối tượng làm việc trong chuyên ngành có đáp ứng về mặt chuyên môn kỹ thuật cần thiết hay không.
Về phân loại hoạt động kiểm toán thì dựa trên loại hình tổ chức sẽ có ba hình thức kiểm toán được đưa ra bao gồm: kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập. Ba loại thực hiện nhiệm vụ riêng trong phạm vi được quy định.
Cụ thể, kiểm toán nội bộ sẽ diễn ra trong nội bộ đơn vị, tiến hành công tác kiểm tra, đóng góp ý kiến cho đối tượng được kiểm toán. Mục đích của kiểm toán nội bộ nhằm giúp cho đơn vị có thể thực hiện một cách đảm bảo nhất những chức năng, nhiệm vụ của mình.
Kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện kiểm tra công tác sử dụng và quản lý những nguồn lực Nhà nước tại các đơn vị, sau đó báo cáo lại tình hình.
Kiểm toán độc lập do doanh nghiệp tự triển khai thực hiện để có thể cung cấp cho xã hội dịch vụ kiểm toán, các dịch vụ khác mang tính chuyên môn sâu.
Việc thanh tra cần phải dựa vào căn cứ chính là những quy định mà luật pháp ban hành bên cạnh những quy chế được xây dựng từ những cấp mang thẩm quyền. Chính bởi vật mà thanh tra sẽ có tính bắt buộc phải thực hiện với đơn vị được chỉ định thanh tra.
Việc kiểm toán mang tính bắt buộc chỉ khi được thực hiện bởi 2 tổ chức kiểm toán là kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán nội bộ. Kiểm toán độc lập chỉ diễn ra bắt buộc ở một số ít đơn vị.
Công tác nghiệp vụ thanh tra sẽ được triển khai thực hiện bởi Đoàn thanh tra, Thanh tra viên cùng với cá nhân chuyên ngành được giao nhiệm vụ. Chủ thể của việc kiểm toán chính là các kiểm toán viên. Họ có thể là bất cứ ai chỉ cần có chứng chỉ hành nghề kiểm toán dưới danh nghĩa kiểm toán viên như kiểm toán viên nội bộ, Nhà nước hay độc lập.
Hoạt động thanh tra có mục đích chính là phát hiện ra các sơ xuất của chính sách, cơ chế trong quản lý, tính chất pháp luật để qua đó kịp thời đưa ra kiến nghị phù hợp lên cơ quan có thẩm quyền Nhà nước. Biện pháp như thế nào tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà việc thanh tra phát hiện được, có thể là phòng ngừa, khắc phục, phát hiện hay xử lý vi phạm.
Các công tác này giúp cho mọi cá nhân cho tới tổ chức luôn ý thức tuân thủ quy định mà pháp luật ban hành, không những thế còn phát huy được các yếu tố tích cực nhằm nâng cao tính hiệu quả, khi quản lý, vừa có thể bảo vệ được các quyền, lợi ích của chính cá nhân, tổ chức mình lại vừa đảm bảo được lợi ích cho phía Nhà nước.
Tùy theo sự phân loại khác nhau của kiểm toán mà mục đích các hoạt động này mang lại cũng sẽ khác biệt. Trong đó, mục đích của hoạt động kiểm toán trong phạm vi nội bộ chính là đem đến những thông tin để giúp chủ doanh nghiệp có một quá trình quản lý hiệu quả đối với chính doanh nghiệp của mình, thúc đẩy lợi thế cạnh tranh, khai thác tốt các nguồn lực để sử dụng chúng triệt để.
Loại kiểm toán Nhà nước mang mục đích chính là phụng sự cho sự nghiệp quản lý tầm vĩ mô của bộ máy Nhà nước, Qua đó, kiểm toán này góp phần không nhỏ vào việc duy trì các kỷ cương pháp lý, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, thống nhất hệ thống pháp lý lại với nhau để đem lại sự quản lý phù hợp, hiệu quả và chặt chẽ, mang tính nghiêm minh.
Kiểm toán độc lập có mục đích nhắm tới bảo vệ quyền lợi cho người, tổ chức có dùng nguồn thông tin từ những đơn vị đã được thực thi kiểm toán. Chẳng hạn có thể kể tới các đối tượng tiêu biểu được đảm bảo trong nhóm kiểm toán độc lập đó là nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng, chính phủ, …
Về hoạt động thanh tra, tùy vào đối tượng thực hiện thanh tra là cấp nào (chính phủ, tỉnh, huyện sở, …) đồng thời căn cứ cụ thể vào tính chất của công việc để xác định thời gian khác nhau của việc thanh tra. Nhìn chung, hoạt động thanh tra sẽ có thể được tiến hành theo nhiều khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, dù thanh tra ở mức độ thời gian nào thì vẫn dài hơn thời gian kiểm toán.
Lý do lý giải cho điều này đó chính là vì hoạt động của thanh tra gắn với rất nhiều nghiệp vụ như đối chiếu, xác minh cẩn thận, có phần công phu, làm rõ các mối quan hệ, … Trong khi đó, hoạt động kiểm toán dường như đã được chuẩn bị sẵn sàng từ trước. Vậy nên giảm trừ đáng kể lượng thời gian thực hiện khi tiến hành cuộc kiểm toán chính thức.
Như vậy, với những nội dung này, My đã phân tích cho bạn đầy đủ các khía cạnh chứng tỏ sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán. Kiến thức này sẽ rất quan trọng để bạn xác định rõ ràng nghiệp vụ có liên quan của mình đấy nhé
Nghề trợ lý kiểm toán có hot không? Hãy trả lời câu hỏi này nếu bạn đang theo đuổi ngành kiểm toán. Nó sẽ là một sự lựa chọn dành cho bạn để mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bản thân. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết những thông tin cơ bản nhất và quan trọng nhất về nghề trợ lý kiểm toán
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023