Blog

Những sự khác biệt giữa sinh viên và học sinh có thể bạn chưa biết

22/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Có một sự thật đó là học sinh luôn có những ước mơ lớn hơn sinh viên Đại học, sinh viên Đại học lại có những ước mơ nhỏ hơn so với học sinh thế nhưng lại thực tế hơn rất nhiều. Rất nhiều em sinh viên khi lên học Đại học lại có mong ước quay trở về thời học sinh đẹp đẽ, còn các em học sinh lúc nào cũng mong muốn được lên học Đại học để hưởng cuộc sống tự do thoải mái. Tại sao lại có những điểm khác nhau như vậy, hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu nhé!

1. Khác nhau về hình thức

1.1. Trang phục

- Học sinh: phải mặc đồng phục theo quy định của nhà trường, không được trang điểm, nhuộm tóc, sơn móng tay móng chân.

- Sinh viên: được ăn mặc thoải mái, tự do, không yêu cầu về đồng phục, không bị cấm trang điểm, nhuộm tóc, sơn móng tay móng chân.

1.2. Điểm số

- Học sinh: điểm càng cao càng tốt. Có các hệ điểm số: điểm miệng, điểm 15 phút, điểm 45 phút, điểm cuối kì.

- Sinh viên: điểm số chỉ là một trong những yếu tố cần rèn luyện, cần tham gia nhiều các hoạt động khác. Có các hệ điểm số: điểm chuyên cần, điểm giữa kì và cuối kì. ‘

1.3. Giờ giấc

- Học sinh:

+ Đi học đầy đủ, đúng giờ, nếu không sẽ bị phạt, kỷ luật.

+ Nghỉ học phải có giấy phép, có chữ kí của phụ huynh. Nghỉ học có phép hay không có phép đều được kê khai thời gian cụ thể. Nghỉ học không có phép sẽ được gọi về gia đình xác thực, kiểm tra.

+ Phải đi học đầy đủ các ngày trong tuần trừ chủ nhật.

+ Học theo thời khóa biểu nhà trường sắp xếp.

- Sinh viên:

+ Đi học muộn chỉ bị nhắc nhở nhẹ nhàng

+ Nghỉ học không cần giấy xin phép

+ Không phải học kín tuần, có tiết nào đi học tiết đó, lịch học tự sắp xếp, đăng ký.

1.4. Tài liệu học tập

- Học sinh: học theo bộ sách giáo khoa của Bộ giáo dục

- Sinh viên: học theo giáo trình, mỗi môn có một bộ tài liệu khác nhau và nhiều thể loại sách tham khảo khác.

1.5. Phương thức học

- Học sinh:

+ Tự học nhưng có sự hướng dẫn của các thầy cô

+ Có thể đi học thêm để biết thêm nhiều kiến thức

+ Thư viện của trường không được vận dụng tối đa

+ Học bài cũ trước khi đến lớp, làm bài tập đầy đủ

- Sinh viên:

+ Tự học là chủ yếu

+ Tự nghiên cứu, mày mò tài liệu và bài giảng của giảng viên

+ Thường xuyên làm bài thảo luận nhóm, thuyết trình

+ Làm đề tài tiểu luận

+ Tận dụng thư viện một cách tối đa.

1.6. Dụng cụ học tập

- Học sinh:

+ Mỗi một môn học lại có vở viết riêng, không chỉ một quyển mà nhiều quyển: vở ghi lý thuyết, vở làm bài tập, vở soạn văn, toán hình, toán đại,...

+ Đầy đủ nhãn vở, bao bì đẹp, giữ gìn cẩn thận.

+ Các dụng cụ: bút chì, bút mực, bút bi, thước kẻ,... đầy đủ.

- Sinh viên:

+ Một quyển có thể ghi chép nhiều môn, không cần bọc bao bì, nhãn vở,...

+ Laptop là công cụ học tập chủ yếu

1.7. Thầy cô quản lý

- Học sinh: gọi là giáo viên chủ nhiệm, thường xuyên nói về tình hình học tập, hạnh kiểm, phong trào thi đua của lớp, quan tâm, chú ý đến tình hình học tập của học sinh.

- Sinh viên: gọi là cố vấn học tập. Là người đưa ra những lời khuyên về tình hình học tập, định hướng về tương lai cho sinh viên, quan tâm đến đời sống sinh viên.

1.8. Trong lớp

- Học sinh: phải ghi chép bài đầy đủ, kĩ càng nếu không sẽ bị phạt, chăm chú nghe giảng, một phòng học chỉ tối đa 50 học sinh.

- Sinh viên: có thể sử dụng điện thoại để ghi âm, chụp lại các nội dung giảng viên ghi trên bảng hoặc trình chiếu, sử dụng laptop làm công cụ học tập chính. Một phòng học có thể chứa từ vài chục đến vài trăm học sinh cho một môn học.

1.9. Hình thức thi

- Học sinh: kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, 45 phút, thi học kì đều kiểm tra tập trung.

- Sinh viên: chỉ cần làm bài kiểm tra cuối kì, giữa kì thì theo cách dạy của giảng viên

1.10. Một số vấn đề khác

- Học sinh:

+ Thứ Hai nào cũng chào cờ đầu tuần

+ Được đi du lịch dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm và nhà trường

+ Học theo giáo viên nhà trường đã sắp xếp

- Sinh viên:

+ Không có chào cờ đầu tuần

+ Tự tổ chức đi du lịch, tham quan. Nếu nhà trường tổ chức đi thực tế cho sinh viên thì cố vấn học tập là người theo dõi sinh viên.

+ Tự do đi làm kiếm thêm thu nhập

+ Tự do lựa chọn giảng viên học tập.

2. Sự khác nhau về ước mơ

- Chúng ta có thể thấy học sinh luôn có những ước mơ “xa xôi” hơn sinh viên. Ai cũng hi vọng tương lai của mình phải thật tươi sáng. Khoảng thời gian ước mơ ấy cũng chính là khoảng thời gian học sinh mong muốn lựa chọn được trường Đại học mình yêu thích, ngành học phù hợp đối với mình.

- Sinh viên lại có những ước mơ thực tế hơn học sinh. Bởi trong những năm học Đại học có lẽ họ đã có nhiều trải nghiệm cho cuộc sống, nhận thức được xã hội ngày nay cần gì? Từ đó họ xác định được ngành nghề, công việc phù hợp cho tương lai, việc học theo một ngành nhất định cũng là yếu tố giúp định hướng ước mơ cho tương lai.

3. Khác nhau về mục tiêu học tập

- Đối với học sinh, mục tiêu lớn nhất của các em là hoàn thành chương trình học và đạt điểm cao trong các kì thi. Mong muốn được vào trường học tốt hơn ở các cấp bậc tiếp theo.

- Mục tiêu học tập của các em sinh viên: mong muốn đạt điểm cao trong các kì thi, tham gia nhiều các hoạt động của trường để phát triển bản thân, rèn luyện các kĩ năng. Sinh viên thường quan tâm đến nghề nghiệp cho tương lai, quan tâm đến điểm số để có nhiều cơ hội xin việc cho tương lai. Cái đích học tập của sinh viên chính là có được một công việc phù hợp, ổn định cho tương lai.

4. Khác nhau về các mối quan hệ

- Chúng ta có thể thấy rõ các mối quan hệ xã hội của sinh viên và học sinh có sự khác biệt rõ rệt. Các mối quan hệ bạn bè, thầy cô, yêu đương là những mối quan hệ chính của học sinh. Với một lớp chỉ có khoảng vài chục người, học sinh có thể nhớ được hết tất cả bạn bè, có thể có những mối quan hệ thân thiết.

- Sinh viên thường có những mối quan hệ phức tạp hơn, bạn bè, thầy cô có thể trở thành chính đồng nghiệp sau này. Một lớp học có thể lên đến vài trăm người, dù bạn có học bao lâu đi chăng nữa cũng không thể nhớ hết được tên các thành viên trong lớp. Ngoài ra, sinh viên còn có các mối quan hệ ngoài lề, đôi khi các mối quan hệ ấy lại khá rắc rối và phức tạp.

Học sinh thường mong muốn trở thành sinh viên để có được cuộc sống thoải mái, trải nghiệm bản thân còn sinh viên lại mong muốn quay trở lại thời học sinh trong sáng. Mỗi một vai trò đều có những áp lực và trách nhiệm riêng. Vieclam123.vn chúc các bạn học sinh, sinh viên học tập tốt, cố gắng vì tương lai tươi sáng!

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022