Blog

Điểm danh sự khác biệt giữa logistics và supply chain

27/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiện nay những ứng dụng tuyệt vời của lĩnh vực logistics và Supply chain SCM thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các đơn vị. Do có những điểm tương đồng, gặp gỡ cho nên việc nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ, hai lĩnh vực này dễ dàng xảy ra. Vậy hãy cùng My tìm ra sự khác biệt giữa Logistics và Supply chain qua bài viết dưới đây, từ đó hiểu thấu đáo hơn về từng lĩnh vực nhé.

1. Khai thác các quan điểm nhận định về sự khác biệt giữa logistics và supply chain

Thực chất, logistics và supply chain là hai khái niệm hoàn toàn độc lập vì nếu hoạt động trong mỗi ngành nghề này bạn sẽ thấy rõ mô hình của logistics hoàn toàn khác biệt hẳn so với mô hình của quản lý chuỗi cung ứng supply chain. Tuy nhiên, không biết vì lý do nào đó mà rất nhiều người đã nhầm lẫn, đôi khi đánh tráo khái niệm giữa hai lĩnh vực này. Để khẳng định sự khác biệt, có rất nhiều người đã đưa ra quan điểm theo cách  nhìn riêng. My sẽ giúp bạn tiếp cận một số quan điểm tiêu biểu, thông qua đó cũng có thêm những nhận định đáng giá để tìm thấy câu trả lời xác đáng nhất cho riêng mình dựa trên luồng kiến thức chuyên ngành đúng đắn.

Sự khác biệt giữa logistics và supply chain

Theo quan điểm truyền thống thì người ta nghĩ rằng quản lý chuỗi cung ứng chỉ là phần rất nhỏ thuộc ngành Logistic mà thôi. Và đồng thời nó thực hiện những hoạt động ngoài đơn vị doanh nghiệp.

Theo quan điểm tương đối, người ta lại đánh đồng hai thuật ngữ này làm một. Có nghĩa là Supply chain chỉ là một cách gọi khác của logistic mà thôi. Cách nhìn này được xác định từ chiều nhìn ở bên trong của đơn vị khi họ nhận thấy cung ứng và hậu cần có mối quan hệ vô cùng mật thiết.

Theo quan điểm đoàn thể thì đưa ra, SCM - supply chain bao chứa các hoạt động đến từ logistics, được thực hiện giữa các bộ phận với nhau trong cùng doanh nghiệp. Ngược lại, hoạt động logistics lại nằm bên trong và là bộ phận trực thuộc của Supply chain. Logistics làm các nhiệm vụ để tạo dòng chảy hàng hóa thuận lợi.

Sự khác biệt cơ bản giữa logistics và supply chain

Mỗi quan điểm trên lại đưa ra cái nhìn nhận, đánh giá khác nhau về sự khác biệt giữa logistics và supply chain. Nhìn chung vẫn không rõ ràng và còn mâu thuẫn. Tuy nhiên qua đó chúng ta càng nhận thấy một điều rằng nếu không đi sâu vào từng lĩnh vực, không có cái nhìn tổng quan và sâu sắc đến từng mảng mà chỉ đứng ở một góc nhìn đơn chiều để nhận định dựa vào cảm quan cá nhân thì sẽ chẳng thể dễ dàng tìm ra sự khác biệt giữa logistics và supply chain. Chính vì thế, bạn cần phải khám phá nhiều hơn kiến thức hai lĩnh vực hoạt động này để tìm kiếm câu trả lời. Kết hợp với sự hỗ trợ từ My, ngay sau đây, chúng ta sẽ bàn luận sâu hơn về những điểm khác biệt lớn giữa logistics và supply chain để bác bỏ những thuyết không chuẩn trong xã hội. 

2. Sự khác biệt giữa logistics và supply chain cơ bản cần nắm bắt

2.1. Phân biệt điểm khác biệt từ khái niệm

Logistics vốn là hoạt động xây dựng dòng chảy cho hàng hóa, từ khâu lưu trữ đến xuất hiện ở khai bãi trong quản lý của nhà sản xuất để rồi tới với khách hàng. Còn quản lý chuỗi cung ứng lại tạo nên một quá trình chuyển động đan xen với tích hợp hoạt động cho nguyên vật liệu, hàng hóa. Bạn đã thấy chúng khác nhau hoàn toàn từ trong bản chất hay chưa?  Rõ ràng không có bất kỳ sự gặp gỡ nào ở đây nên không thể đánh đồng hai lĩnh vực này là một.

Logistics và hoạt động chuỗi cung ứng supply chain khác nhau như thế nào?

2.2. Mục đích hoạt động

Logistics thực hiện mục đích hướng tới doanh nghiệp với việc tạo nên sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ hàng hóa được cung cấp đến. SCM lại tác động vào bộ máy sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất và lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất đầu tư cho đơn vị.

2.3. Phạm vi hoạt động

Lĩnh vực logistics thực hiện hoạt động chỉ trong 1 tổ chức nào đó. Ngược lại, quản lý chuỗi cung ứng supply chain lại chính là một mạng lưới liên kết, kết nối nhiều doanh nghiệp, nhiều đối tác lại với nhau. Một bên có phạm vi hoạt động độc lập, một bên phạm vi rất rộng lớn và tạo nên sự liên kết.

Tìm ra những điểm khác biệt của logistics và quản lý chuỗi cung ứng scm

Với hoạt động theo phương thức logistics truyền thống, mục tiêu đều tập trung cho các hoạt động điển hình như thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa; phân phối, quản lý hàng tồn. Supply chain lại thể hiện rất rõ khả năng bao phủ mạng lưới hoạt động rộng gồm marketing, tài chính, phát triển sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, …

2.4. Những điểm khác biệt khác

Về ý nghĩa, logistics được hình thành từ quá trình tích hợp của hai hoạt động di chuyển và duy trì, đối tượng chính ở đây là nguồn hàng hóa, phạm vi duy chuyển, duy trì chúng có thể thực hiện ở trong hay ngoài nước. Trong khi đó, lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng lại thực hiện điều phối hoạt động, quản lý chặt chẽ các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ. 

Như ở trên đó nói rõ về mục đích của cả hai nhưng tại đây My vẫn nhắc lại mấu chốt khác biệt trong mục đích của từng lĩnh vực đó. Cụ thể, logistics hướng tới sự hài lòng của khách hàng còn Supply chain lại tập trung nhìn về sự cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn cạnh tranh phải thúc đẩy được các yếu tố do hoạt động supply chain đảm nhận.

Logistics và hoạt động chuỗi cung ứng supply chain khác nhau như thế nào?

Về quá trình hình thành khái niệm, logistics được ra đời từ lâu vì thế mọi người sẽ quen thuộc với khái niệm này hơn. Còn Supply chain là một thuật ngữ hiện đại, mới ra đời và còn nhiều người chưa tiếp cận được hết để hiểu rõ bản chất của lĩnh vực này. Phải chăng vì vậy mà dẫn đến hiện tượng đánh đồng khái niệm của cả hai?

Trong logistics, chỉ một đơn vị tham gia và thực hiện, điều phối chính hoạt động logistics của đơn vị mình. Nhưng, đối với supply chain, nó là một chuỗi cung ứng vì vậy nên sẽ có nhiều doanh nghiệp, đơn vị cùng tham gia vào chuỗi cung ứng thay vì chỉ có độc lập một doanh nghiệp.

3. Kết luận

Dựa vào nội dung làm rõ sự khác biệt giữa logistics và supply chain qua bài viết trên, chúng ta đều nhận ra khái niệm Supply chain có độ bao hàm lớn hơn logistics. Bởi vì nó trùm lên cả mọi quy trình, mọi hoạt động trong logistics và xác lập mối quan hệ liên kết giữa nhiều đơn vị khác nhau lại với nhau. Dù khác biệt nhưng chắc chắn đây chính là hai bộ phận, lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với cơ hội phát triển của mỗi quốc gia. Cuối cùng bạn nên nhớ, Supply chain có thể là phiên bản mới của Logistics nhưng không phải là logistics. Nó là hình thức hiện đại, có sự phát triển từ hoạt động logistics truyền thống.

Tìm hiểu sự khác biệt giữa logistics và hoạt động supply chain có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Hy vọng, với chia sẻ trên về sự khác biệt giữa logistics và Supply chain sẽ thúc đẩy động lực nghiên cứu, tìm ra giải pháp tốt hơn nữa trong hai lĩnh vực này để nền kinh tế Việt Nam ta có đà phát triển mạnh mẽ trên trường quốc tế.

Bạn hiểu như thế nào về quản trị logistics?

Bạn có biết quản trị logistics là gì? Để có thể điều phối tốt lĩnh vực này, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển dòng chảy hàng hóa và đem đến giá trị cuối cùng - tạo sự hài lòng cho khách hàng một cách tốt nhất thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé. Những kiến thức xoay quanh quản trị logistics sẽ được vieclam123.vn bật mí một cách tỉ mỉ, chi tiết.

Quản trị logistics là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023