Điểm danh những Sở thích cá nhân trong đơn xin việc nên viết
Điểm danh những Sở thích cá nhân trong đơn xin việc nên viết
Nhiều ứng viên đã lựa chọn “đánh bóng” tên tuổi của mình bằng những sở thích cá nhân hấp dẫn. Tuy không bắt buộc thế nhưng danh mục này lại tỏ ra vô cùng lợi hại khiến bất cứ ứng viên nào cũng không thể coi thường khi xuất hiện trong đơn xin việc của mình. Vậy những sở thích cá nhân trong đơn xin việc bao gồm những gì và cách viết chúng ra sao, cùng vieclam123.vn tìm hiểu để làm rõ vấn đề này nhé.
MỤC LỤC
Sở thích được hiểu theo cách đơn giản chính là những thứ mà bạn yêu thích, mỗi khi rảnh rỗi thì bạn đều nghĩ tới và muốn thực hiện chúng. Không giống như cuộc thi, bạn không đòi hỏi bất cứ thành tích nào từ kết quả đó, chỉ cần bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái là được.
Nhiều ứng viên thường bỏ qua danh mục sở thích cá nhân trong đơn xin việc vì nghĩ rằng đây là thông tin thừa, không có tác dụng làm nổi bật bản thân hay khoe năng lực với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên điều đó là chưa chính xác bởi vì nhiều khi nhà tuyển dụng cũng sẽ dựa vào những sở thích này mà ra quyết định lựa chọn với bạn hoặc không.
Khác với CV, xuất hiện ở đơn xin việc thì sở thích cá nhân không được tách biệt ở một trường riêng, nó sẽ được lồng ghép trong những câu văn hoàn chỉnh để tạo nên tính thuyết phục.
Nếu không phải phần bắt buộc thì đương nhiên là bạn có thể đề cập tới nó hoặc không. Việc lựa chọn này phần lớn là phụ thuộc ở bạn, bạn cảm thấy nó thực sự cần thiết thì nêu vào còn nếu không thì chắc chắn cũng không làm bạn bị mất đi điểm nào.
Nhưng bạn nên biết rằng nhu cầu khai thác thông tin của nhà tuyển dụng là rất lớn, việc viết thêm sở thích cá nhân trong đơn xin việc chỉ đem lại tác dụng tích cực mà rất ít hạn chế. Hãy chú ý tới một số trường hợp cụ thể để mục sở thích của bạn trong đơn xin việc được chú ý.
Nếu bạn là ứng viên chưa có kinh nghiệm, hoặc rất ít kinh nghiệm vậy thì chắc chắn nội dung đơn xin việc của bạn sẽ rất mỏng. Chính vì vậy ghi thêm những sở thích cá nhân chất lượng cũng góp phần làm phong phú đơn xin việc đồng thời còn giúp bạn có thêm điểm nhấn để tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng nữa nhé.
Trước khi quyết định có viết sở thích vào đơn xin việc hay không bạn có thể tìm hiểu kỹ về văn hoá doanh nghiệp đó. Nếu như họ thường xuyên tổ chức picnic cho nhân viên thì sở thích hoạt động teambuilding là rất phù hợp đấy nhé.
Sở thích cũng có thể giúp bạn nói lên một phần năng lực của bản thân, chẳng có ai không biết vẽ mà lại thích vẽ cả. Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí thiết kế thì chắc chắn sở thích chỉnh sửa ảnh qua photoshop cũng sẽ đem về cho bạn 1 điểm cộng tròn trĩnh nhé.
Bạn biết đấy, có hàng chục, hàng trăm các sở thích khác nhau nhưng không phải cái nào cũng phù hợp để đưa vào đơn xin việc của mình. Muốn đánh bại đối thủ khác thì những cái nhỏ nhặt như đề cập tới sở thích cũng cần phải chỉn chu nhất. Vậy những sở thích nào phù hợp và được ưa chuộng nhắc đến trong đơn xin việc?
Nhóm sở thích thể hiện kỹ năng của ứng viên bao gồm làm việc nhóm, hợp tác, sự khéo léo trong ứng xử hoặc khi xử lý công việc,...
Tương ứng với những kỹ năng trên thì có sở thích tham gia các câu lạc bộ, hoạt động teambuilding; ca hát hay hoạt động văn nghệ; tự tay làm đồ thủ công như may vá, nấu ăn,...
Từng nhóm sở thích theo kỹ năng này sẽ phù hợp cho đối tượng nào, sau đây là thông tin chi tiết:
- Với nhóm thích hoạt động teambuilding và tham gia câu lạc bộ: Đối tượng này đa phần là các bạn trẻ, mới ra trường và có sự năng động, nhiệt huyết
- Nhóm hoạt động văn nghệ, ca hát: Doanh nghiệp nào cũng sẽ tổ chức những hoạt động này, bất kỳ nhân viên ở bộ phận nào đều có thể tham gia.
- Nhóm sở thích kỹ năng làm đồ thủ công: Phù hợp với những ứng viên tham gia ứng tuyển các vị trí đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ như thiết kế thời trang, thợ may hay đầu bếp,...
Những sở thích thể hiện tính cách của bản thân giúp nhà tuyển dụng nhận ra sự phù hợp của ứng viên với công việc. Cụ thể như sau:
- Sở thích tham gia các nhóm tình nguyện, thiện nguyện: Nếu là dân marketing hay theo đuổi công tác truyền thông, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, báo chí, luật,... thì có lẽ việc tham gia các chương trình này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.
- Sở thích khám phá và đi du lịch: Thường doanh nghiệp sẽ ưu tiên cho những ứng viên yêu thích sự khám phá mới mẻ, có tính tò mò và thích những thứ khác lạ so với người bình thường. Lý do là vì họ mong muốn những ứng viên của mình không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo những thứ có sẵn, mong muốn của những nhà lãnh đạo là muốn tìm kiếm những nhân tố có thể phát triển theo tư duy, logic để tìm tòi ra cái mới đạt hiệu quả cao.
- Sở thích chơi thể thao: Những người có sở thích vận động cụ thể là chơi các môn thể thao thường nhanh nhẹn, họ có năng lượng tích cực và lối sống tích cực. Khi làm việc ở môi trường tập thể, họ có thể truyền là năng lượng này cho đồng nghiệp hoặc những người xung quanh. Điều này làm cho văn hoá công ty ngày càng văn minh hơn.
Ở nhóm sở thích này, sẽ có sở thích đọc sách, viết lách; sở thích thiết kế; sở thích lập trình; Chơi rubik hay chơi game chiến thuật;...
Sở thích đầu tiên là sở thích đọc sách và viết lách phù hợp với những ai theo đuổi ngành marketing, làm truyền thông hay biên tập nội dung,... Khi có khả năng viết truyện thì chắc chắn bạn cũng là ứng viên được chú ý khi nộp hồ sơ xin việc rồi.
Với những ai thích thiết kế bao gồm thiết kế trang phục, thiết kế phụ kiện hay là những món đồ khác bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội hấp dẫn để tham gia vào việc làm đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo,...
Lập trình, chơi rubik, chơi game chiến thuật là những sở thích dành cho các lập trình viên tương lai. Nếu đang theo đuổi ngành nghề này thì bạn có thể lựa chọn một vài sở thích tương tự ghi vào đơn xin việc bởi chúng làm rõ ràng hơn sự thông minh, nhanh nhẹn của bạn.
Bên cạnh những sở thích phù hợp được phép nhắc đến trong đơn xin việc thì vẫn tồn tại một số sở thích khiến ứng viên khó lòng được chấp nhận nếu nhắc đến chúng trong đơn xin việc làm.
Khi viết sở thích trong đơn xin việc, hãy tránh xa một số sở thích cá nhân không có lợi sau đây:
- Sở thích thiên về vấn đề tôn giáo hay chính trị: Mặc dù thích nhưng hãy để trong tâm, thực chất những sở thích này mang tính cá nhân chẳng hề liên quan tới công việc hiện tại. Vì vậy những sở thích như thích đi chùa, thích đi nhà thờ, thích nghe đạo giáo,... thì đừng bao giờ viết vào đơn xin việc hay bất cứ mẫu giấy tờ nào khác ở hồ sơ xin việc.
- Những sở thích kỳ lạ: Thực tế chứng minh rằng những sở thích kỳ lạ của ứng viên cũng không được chấp nhận vì nó cũng chẳng liên quan gì tới công việc hiện tại cả.
Đừng bao giờ ghi sở thích rằng mình thích nuôi rắn, bọ cạp, nuôi cá sấu hay bất cứ động vật hoang dã nào khác vì chúng chẳng có chút liên quan nào. Trừ khi công việc mà bạn đang ứng tuyển có liên quan tới công tác chăm sóc thú hoặc nghiên cứu động vật hoang dã,...
- Những sở thích không mấy lành mạnh: Sở thích không lành mạnh chính là những sở thích không được ca ngợi trong cộng đồng chẳng hạn đua xe, đánh bài,... đảm bảo khi viết chúng vào đơn xin việc thì bạn sẽ là ứng viên bị loại ngay từ vòng gửi xe rồi.
Đã có rất nhiều ứng viên khác cũng không có những sở thích đặc biệt, tuy nhiên không phải vì thế mà họ chấp nhận thua cuộc.
Nếu đơn xin việc của bạn có thêm sở thích cá nhân thì chắc chắn nội dung trong đơn sẽ rất hấp dẫn. Sự hấp dẫn sẽ là yếu tố thu hút nhà tuyển dụng cực kỳ hiệu quả, bởi vậy bạn có thể sáng tạo để đạt được mục tiêu lớn của mình.
Lợi thế của sở thích cá nhân trong đơn xin việc thực sự là lớn tuy nhiên khi trình bày văn bản này thì ứng viên cũng phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa nội dung vào trong.
Bên cạnh những ứng viên nắm rõ sở thích cá nhân phù hợp với công việc hiện tại thì vẫn còn nhiều bạn trẻ còn tỏ ra mông lung khi chưa xác định được chúng. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì mỗi người sẽ có đam mê riêng, mỗi người sẽ có chí hướng riêng, vậy những người chưa tìm được những sở thích cho mình thì phải làm thế nào?
Không phải chỉ những sở thích liên quan trực tiếp tới công việc thì mới được chấp nhận, bạn hãy bình tĩnh và đánh giá lại bản thân xem mình thích những gì, chúng có gián tiếp giúp bạn trở thành một nhà kinh tế, hay văn học giỏi hay không.
Giả sử, bạn ứng tuyển việc làm marketing, mặc dù không có sở thích nào hấp dẫn nhưng bạn lại có điểm mạnh là chụp ảnh hay chỉnh sửa ảnh cực kỳ đẹp. Vậy bạn có thể ghi điểm mạnh đó vào đơn xin việc mà không sợ mình bị trừ điểm nữa rồi.
Ai cũng biết với mỗi ngành nghề thì bạn sẽ có nhiều sở thích cá nhân khác nhau và tất nhiên nội dung trình bày trong đơn xin việc cũng sẽ là khác nhau.
Ví dụ 1: Sở thích cho nhân viên bán hàng, kinh doanh hay marketing:
- Thích kinh doanh online
- Thích thuyết trình và kết bạn với những người có cùng sở thích với mình
- Thích tham gia các hoạt động mang tính cộng đồng như hiến máu nhân đạo, tình nguyện hay tham gia các câu lạc bộ,...
- Thích đi du lịch, khám phá thế giới và luôn muốn tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống
Ví dụ 2: Sở thích phù hợp với nhân viên hành chính nhân sự viết trong CV:
- Thích kết nối với nhiều người không quen biết
- Yêu thích các công tác tổ chức sự kiện, lễ hội lớn có nhiều người tham gia
- Thích đọc sách và thích tìm hiểu các kỹ năng vi tính văn phòng mới lạ
Ví dụ 3: Sở thích trong CV đối với nhân viên kỹ thuật
- Thích chơi game
- Thích chơi các trò chơi dạng mô hình
- Thích sửa chữa các vật dụng, đồ gia dụng trong nhà
Ví dụ 4: Sở thích cho những ai làm nghề thiết kế
- Yêu thích chụp ảnh, vẽ tranh về nhiều đề tài khác nhau
- Thích đi bảo tàng, đọc các tạp chí về nghệ thuật
- Thích đi du lịch và khám phá các công trình nổi tiếng
Trên đây là bài viết làm rõ sở thích cá nhân trong đơn xin việc, vieclam123.vn mong rằng bạn sẽ sớm có mẫu CV xin việc hấp dẫn để thu hút nhà tuyển dụng.
Ngoài sở thích cá nhân, mẫu đơn xin việc được đánh giá cao là khi ứng viên còn biết trình bày năng khiếu sở trường phù hợp. Làm thế nào để sở hữu nội dung năng khiếu sở trường trong đơn xin việc hoàn hảo nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ tất cả, theo dõi ngay nhé.
MỤC LỤC
13/12/2021
13/12/2021
11/12/2021
10/12/2021