SME là gì và nghĩa của cụm từ này được hiểu như thế nào? Vài năm trở lại đây thì doanh nghiệp SME được nhắc đến vô vùng nhiều và ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều thị trường và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên khái niệm SME không phải ai cũng rõ. Vậy, hãy cùng khám phá về định nghĩa SME và những thông tin có liên quan trong bài chia sẻ dưới đây của vieclam123.vn bạn nhé!
MỤC LỤC
Khi nền kinh tế của toàn thế giới ngày càng có những chuyển biến tích cực thì kéo theo đó thì những doanh nghiệp SME ngày càng mở rộng thêm. Từ đó thuật ngữ SME cũng dần trở nên phổ biến đặc biệt là trong những thị trường doanh nghiệp. Vậy, SME là gì và nó có sự liên quan gì đến các doanh nghiệp?
SME là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh có tên là “Small and Medium Enterprise” khi dịch nghĩa cả cụm từ này ra thì chúng ta có thể hiểu rằng đây là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đây chính là cụm từ được dùng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay, các doanh nghiệp SME là doanh nghiệp chiếm trọng số lớn nhất trong thị trường kinh doanh toàn cầu. Theo con số ước tích thì số doanh nghiệp SME lên đến 95% trong tổng các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nhờ con số này mà có hàng ngàn người lao động đã có được các công ăn việc làm và giải quyết được nhiều nhu cầu ứng tuyển.
Tại nước ta cũng như là nhiều nước phát triển khác thì mô hình doanh nghiệp SME ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ và đang tăng trưởng một cách chóng mặt. Tuy nhiên trái ngược với điều này thì tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là vô cùng lớn và nguy cơ phá sản cùng không hề kém cạnh.
Khi tỷ trọng trên thị trường doanh nghiệp gần như là tuyệt đối vậy đối với những loại hình doanh nghiệp SME có đặc điểm như thế nào? Với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sẽ có những đặc điểm, đặc trưng cơ bản dưới đây:
Những doanh nghiệp SME sẽ phải đương đầu với vô vàn doanh nghiệp có mô hình tương tự và từ những doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Đây chính là nỗi lo của rất nhiều loại hình doanh nghiệp SME hiện nay.
Với các doanh nghiệp có quy mô lớn thì trong quá trình hội nhập sẽ mở rộng thêm nhiều doanh nghiệp con khác nhau. Điều này cũng gây điêu đứng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì thế cho nên nếu không triển khai được những chiến lược hoạt động hiệu quả thì sẽ dễ bị phá sản trên thương trường.
Một khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tồn tại trên thị trường thì việc tiếp cận với nguồn vốn là không hề dễ dàng, nhất là các nước đang trong đà phải triển.
Không chỉ riêng với việc tiếp cận các nguồn vốn, doanh nghiệp SME bên cạnh đó còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác trong doanh nghiệp như là: nguồn nhân lực, chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất,...Các yếu tố về hạ tầng của doanh nghiệp đối khi được khách hàng đánh giá thấp nên còn nhiều khó khăn. Để tránh được những rắc rối này thì hầu như các doanh nghiệp SME đều triển khai mô hình coworking space để thuận lợi trong quá trình phát triển.
Doanh nghiệp nhỏ thì đồng nghĩa rằng nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp cũng vậy. Chính vì vậy, những doanh nghiệp SME sẽ thường tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực có tính mũi nhọn cao và trọng tâm vào nhu cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó thì những hoạt động trong doanh nghiệp này cũng quản lý một cách dễ dàng hơn từ đó các hoạt động trong doanh nghiệp được kiểm soát nhanh gọn và có tính hiệu quả cao.
Nhờ có tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp SME lớn cho nên đây là một loại hình doanh nghiệp đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Không chỉ vậy đồng thời doanh nghiệp còn giúp cho hơn nửa số người lao động trên thế giới có công ăn việc làm. Từ đây sẽ tăng sự phát triển của nền kinh tế hơn, cơ cấu nền kinh tế sẽ thúc đẩy và đóng vai trò lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Theo như quy định của chính phủ thì doanh nghiệp SME được phân loại thành 3 loại chính là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp vừa. Mỗi doanh nghiệp này sẽ có những đặc điểm về cơ cấu doanh nghiệp khác nhau nhưng nhìn chung thì vẫn đảm bảo được mô hình hoạt động theo hướng SME.
- Với doanh nghiệp siêu nhỏ thì vốn điều lệ sẽ không vượt quá 3 tỉ và số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không vượt quá 10 người trong năm.
- Với doanh nghiệp nhỏ thì vốn không được quá 50 tỷ, doanh thu phải dưới 100 tỷ, đồng thời người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không vượt quá 50 người trong 1 năm.
- Riêng đối với doanh nghiệp với số vốn sẽ dưới 100 tỷ, trong 1 năm doanh thu sẽ không quá 300 tỷ và số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không vượt quá 100 người.
Nhiều người lầm tưởng rằng doanh nghiệp SME và startup là một. Nhưng thực chất thì điều này là sai hoàn toàn, mô hình và cách thức hoạt động của hai loại doanh nghiệp này là hoàn toàn khác biệt nhau. Vậy sự khác biệt của doanh nghiệp startup và doanh nghiệp SME là gì?
Về quy mô thì doanh nghiệp startup sẽ hướng đến thị trường lớn và điều này hoàn toàn trái ngược với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp SME sẽ thường là những công ty gia đình còn startup sẽ là nhiều nhà đầu tư khác nhau. Đồng thời thì những yếu tố khác như khả năng cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng,...của doanh nghiệp SME và startup cũng có sự khác biệt lớn.
Về thế mạnh thì đầu tiên phải kể đến đó là nguồn nhân lực của doanh nghiệp SME khá dồi dào và việc tìm kiếm nhân lực là không hề khó khăn. Không chỉ vậy, nếu biết cách nắm bắt chiến lược hoạt động hiệu quả thì khả năng tiến ra thị trường cũng nhanh chóng vì thế thúc đẩy được sự mở rộng của thị trường.
Trước những sự thay đổi của nền kinh tế thị trường thì khả năng của các doanh nghiệp SME cũng khá linh hoạt. Vì có quy mô nhỏ và vừa nên khả năng thích ứng với những biến động trong nền kinh tế cũng sẽ nhanh chóng hơn.
Do có nguồn vốn đầu tư không quá lớn cho nên khả năng thu hồi khá nhanh đồng thời nếu như có phá sản thì cũng không gây quá nhiều thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Trái ngược với những thuận lợi trên thì doanh nghiệp SME lại tồn tại khá nhiều những điểm hạn chế như sau:
- Nguồn vốn khó được tiếp cận và làm ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
- Sự cạnh tranh ồ ạt từ các doanh nghiệp tương đương và những doanh nghiệp lớn khác.
- Trong doanh nghiệp có nhiều lỗ hổng lớn và dẫn đến doanh thu sẽ chưa thật hiệu quả. Đồng thời các công tác quản trị chưa được quản lý một cách triệt để.
- Tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu khó khăn: Do có những hạn chế trong quy trình vận hành nên sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về nhân lực. Điều này sẽ khiến cho SME phải có những hạn chế trong quá trình tiếp cận chuỗi cung ứng.
- Nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp SME chưa thực sự có năng lực và điều hành hoạt động doanh nghiệp chưa thực sự tốt.
Vậy, mong rằng với chia sẻ của vieclam123.vn đã đưa đến bạn kiến thức SME là gì và những thông tin liên quan đến mô hình doanh nghiệp SME. Nếu như bạn chuẩn bị kinh doanh về loại hình này thì chúc bạn thành công và đạt được nhiều thuận lợi.
Flop là một thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến trên Tik Tok. Vậy nghĩa của thuật ngữ flop là gì? Hãy cùng đến ngay với bài viết sau đây để có một câu trả lời chuẩn và chính xác nhất bạn nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023