Để tăng tính nhận diện thương hiệu cũng như thu hút người dùng, các doanh nghiệp nổi tiếng thường đưa ra những câu Slogan cực hay, chất và ngắn, để lại sự ấn tượng khó quên trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách tạo nên một Slogan chứa đứng đủ các thông điệp muốn truyền tải. Vậy Slogan là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được thông tin về Slogan nhé!
Slogan hay khẩu hiệu, là một câu văn có độ dài khá ngắn và chưa đựng một thông điệp nhất định, mang tính thuyết phục và mô tả về một tính chất thương hiệu của doanh nghiệp. Slogan thường mang tính cốt lõi và có mục đích giúp công ty phát triển sản phẩm, đẩy mạnh sản phẩm đến tay người tiêu dùng hơn.
Thông thường, Slogan của các thương hiệu thường được sử dụng theo lối chơi chữ và điệp âm, sử dụng các từ có nghĩa rộng, tạo nên một khẩu hiệu quảng cáo ấn tượng và thu hút.
Slogan giống với tên thương hiệu của doanh nghiệp, mang tính súc tích, ngắn gọn, xây dựng thương hiệu hiệu quả và giúp khách hàng biết được thương hiệu của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo sự khác biệt với đối thủ. Như vậy, chắc hẳn bạn đã hiểu được Slogan là gì rồi đúng không nào?
Slogan sử dụng cho kinh doanh sẽ nhấn mạnh điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như “Finger-lickin' good” (Vị ngon trên từng ngón tay) là Slogan của thương hiệu gà rán KFC nổi tiếng trên thế giới, hay như “Just do it” (Cứ làm đi) là câu khẩu hiệu của thương hiệu giày Nike nổi tiếng.
Các câu Slogan này đều đem tới những giá trị riêng biệt của sản phẩm, giúp người nghe biết được sự tin tưởng, sự hoàn hảo hay cuộc cách mạng mới của thương hiệu.
Chẳng hạn như: “Always camera ready” (Máy ảnh luôn sẵn sàng) là câu Slogan nổi tiếng của Pantene – thương hiệu chăm sóc tóc hư tổn nổi tiếng hay “Power, beauty and soul” (Sức mạnh, vẻ đẹp và linh hồn) là câu khẩu hiệu nổi tiếng của hãng xe ô tô nổi tiếng Aston Martin.
Các Slogan quảng cáo thường nhấn mạnh vào một dịch vụ hay một sản phẩm cụ thể và góp phần tạo nên một chiến dịch quảng cáo hoàn hảo, nhằm mục đích tạo mối liên hệ giúp khách hàng biết được lợi ích mà mình nhận được khi mua hàng và liên hệ giữa trải nghiệm sử dụng sản phẩm.
Chẳng hạn, các ví dụ dưới đây giúp bạn biết được trải nghiệm của bản thân sau khi tương tác, mua hàng tại công ty.
- “Open happiness” (Mở cửa ra niềm hạnh phúc nhất) là câu Slogan của hãng Coca-Cola, hãng nước giải khát nổi tiếng.
- “Nâng niu bàn chân Việt” là câu Slogan của thương hiệu giày dép Việt nam Bitis.
Slogan giúp doanh nghiệp củng cố và định vị các thương hiệu của mình, thể hiện rõ về tiếp thị, sản phẩm và đây chính là điều quan trọng nhất. Qua đó, người dùng có thể biết được thương hiệu này gắn liền với sản phẩm nào và sản phẩm đó có chất lượng ra sao.
Chẳng hạn: Slogan của máy lọc nước Kangaroo nổi tiếng là “Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”. Với câu khẩu hiệu ngắn gọn này, Kangaroo đã khẳng định được thương hiệu và khẳng định chất lượng của sản phẩm máy lọc nước, tập trung hoàn toàn vào sản phẩm máy lọc nước để chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng.
Thông thường, Slogan thường đi kèm với các chương trình quảng cáo, là một câu nói đọng lại trong tâm trí khách hàng mang tính thuyết phục và mô tả, đây là một cách thức giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh thương hiệu và xây dựng sự khác biệt.
Ví dụ như Pepsi và Coca Cola đã cạnh tranh vô cùng gay gắt khi mạnh tay chi hàng triệu đô la cho việc tạo nên các Slogan và giúp chiến dịch quảng cáo được nhiều người biết tới, xây dựng thương hiệu thành một phong cách riêng biệt.
Ngoài ra, một số nhãn hiệu hàng đầu còn có những câu Slogan tuyên bố về giá trị cốt lõi hay vị trí độc đáo của doanh nghiệp hoặc tính dẫn đầu như: “Trung nguyên – khơi nguồn sáng tạo”; “Trà xanh 0 độ – “Giải nhiệt cuộc sống”; “Nippon – sơn đâu cũng đẹp”; Vinamilk – “Vươn cao Việt Nam”,…
Để tạo dựng được một Slogan hay, ấn tượng, bạn cần chú trọng tới 4 yếu tố dưới đây:
- Mục tiêu: Bạn cần biết được mục tiêu mà mình sẽ thực hiện Slogan và hướng tới mục tiêu một mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Chẳng hạn: Trong cuộc cạnh tranh giữa hai đối thủ “nặng ký” là Coca Cola và Pepsi, Pepsi khi mới ra đời đã dùng câu khẩu hiệu là “Generation Next” (thế hệ tiếp nối), nhằm mục đích chiếm lấy thị phần mà Coca Cola đang nắm giữ và hướng tới mục tiêu giới trẻ, cũng như ngầm ám chỉ Coca Cola là đồ uống cổ lỗ sĩ.
- Ngắn gọn: Tất nhiên, để gây ấn tượng với người tiêu dùng thì câu Slogan cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ, giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu nhanh nhất.
- Không gây phản cảm: Slogan không thể chứa những từ ngữ gây hiểu lầm, gây phản cảm hay xúc phạm tới người đọc, doanh nghiệp khác.
- Đặt lợi ích của sản phẩm lên hàng đầu: Câu Slogan cần phải nhấn mạnh được tính năng, lợi ích của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Slogan với mục đích nhằm tạo nên một khẩu hiệu có sức thuyết phục và len lỏi trong tâm trí người dùng, thể hiện những nỗ lực của người làm Marketing. Với mục đích tạo nên một câu khẩu hiệu ở mức độ nhẹ nhàng, Slogan có mục đích cơ bản là tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán dịch vụ, sản phẩm.
Bên cạnh đó, Slogan còn có mục đích là giúp công ty trở nên khác biệt và xây dựng được một bản sắc thương hiệu riêng, nhằm kích thích khách hàng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ đó. Slogan còn giúp định vị thương hiệu của công ty, doanh nghiệp theo một cách tự nhiên nhất, tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Slogan giúp tạo được hình ảnh tích cực về sản phẩm, buộc người xem phải dừng lại suy ngẫm, quảng cáo chiến dịch với nhiều sản phẩm khác nhau, tăng nhu cầu với sản phẩm của bạn là khiến thương hiệu của bạn nổi bật hơn thương hiệu khác.
Bước 1: Xác định mục đích
Trước tiên, bạn cần xác định được mục đích của mình viết câu khẩu hiệu là gì, bạn có thể trả lời các câu hỏi bên dưới để tìm ra mục đích của bản thân:
- Bạn bán sản phẩm gì? Sản phẩm của bạn có phải vật hữu hình như đồ ăn, đồ làm đẹp, đồ vệ sinh cá nhân, thiết bị nhà cửa không? Hay đó là một sản phẩm vô hình như dịch vụ sim số đẹp, dịch vụ taxi, phần mềm, dữ liệu?...
- Mục đích của sản phẩm, dịch vụ là từ thiện hay tạo nên lợi nhuận trong kinh doanh?
- Đối tượng khách hàng của bạn là ai?
- Thương hiệu của bạn vừa khởi nghiệp hay đã xây dựng được tên tuổi?
Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, bạn sẽ biết được mục đích bản thân tạo nên câu Slogan cho sản phẩm, dịch vụ là gì? Ví dụ như: Bạn đang tìm cách áp dụng khẩu hiệu mới cho sản phẩm gà rán và thương hiệu này đã nổi tiếng với người dùng, hay bạn chỉ là một thương hiệu mới khởi nghiệp và đang tìm kiếm câu Slogan cho thuốc trị đau mắt đỏ vị dâu…
Bước 2: Lựa chọn khẩu hiệu
Bạn cần xác định được bản thân muốn gây dựng cho khán giả cảm xúc ra sao, từ đó tạo nên câu khẩu hiệu nổi bật như: Thu hút, đáng yêu, hài hước, viễn tưởng…
Bước 3: Chọn từ thật “chất”
Sau khi hoàn thành 2 bước đầu tiên, bước tiếp theo cần làm là xây dựng một ý tưởng phù hợp và chọn ra những từ ngữ có thể trở thành câu khẩu hiệu của bạn.
Chẳng hạn, nếu sản phẩm của bạn là bút bi, đối tượng mục tiêu là sinh viên sắp vào Đại học và sản phẩm bạn tạo ra nhằm mục đích kinh doanh, vậy thì bạn sẽ tạo ra câu Slogan thế nào khi mới thành lập doanh nghiệp? Kiểu người của bạn là nhanh nhẹn, hài hước, sáng tạo hay hấp dẫn? Bạn đã suy nghĩ đến tính cách của bạn khi kết hợp với tên sản phẩm này hay chưa và làm thế nào khiến chiếc bút ấn tượng với sinh viên Đại học?
Bước 4: Tạo Slogan ngắn gọn, đáng tin cậy và nguyên bản
Một Slogan sẽ mất khoảng 7 giây để gây ấn tượng với người tiêu dùng, do đó bạn cần tạo dựng một Slogan nguyên bản và tránh không bị ảnh hưởng bởi những khẩu hiệu đã có trên thị trường, có thể khiến khẩu hiệu của bạn bị nhàm chán. Đồng thời, khẩu hiệu “nhái” lại sẽ khiến thương hiệu của bạn chỉ là sự liên tưởng cũ, không trung thực và khiến doanh nghiệp giảm doanh số trầm trọng
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Slogan là gì và những thông tin khác về Slogan của doanh nghiệp. Slogan có vai trò vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu, khiến câu khẩu hiệu len lỏi trong tâm trí khách hàng và kích cầu tiêu dùng, mua sắm. Để tạo nên một Slogan hiệu quả, đòi hỏi bạn cần tạo nên một câu khẩu hiệu ngắn gọn, súc tích, thể hiện được nét riêng của doanh nghiệp và không trùng với thương hiệu khác.
Bạn đã biết Tagline là gì? Nhiều người thường cho rằng Tagline và Slogan là một, tuy nhiên chúng hoàn toàn khác nhau. Truy cập bài viết bên dưới để hiểu hơn về Tagline nhé!
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023