Nếu bạn xác định bước chân vào ngành xuất nhập khẩu, hãy hiểu biết những kiến thức cơ bản như SI là gì logistics. Một khái niệm có sự liên quan mật thiết tới hoạt động giao nhận hàng hóa, cũng là nội dung được ngành nghề đặt ra quy định rất rõ ràng và nghiêm ngặt. Nếu muốn sử dụng SI hợp lệ, chớ nên bỏ qua bài viết này bạn nhé.
SI là chữ viết tắt của từ tiếng Anh Shipping Instruction, tức chỉ thông tin hướng dẫn hoạt động vận chuyển của phía đơn vị xuất khẩu gửi tới đơn vị forwarder (công ty chuyên dịch vụ vận tải, giao nhận) nhằm đảm bảo quy trình vận chuyển được diễn ra đúng như yêu cầu của chủ hàng hóa (đơn vị xuất khẩu).
Không chỉ hướng dẫn, trên SI còn chứa nội dung mong muốn của shipper. Chẳng hạn SI sẽ nêu rõ shipper muốn được nhận vận chuyển loại hàng gì. Hành trình của SI đó là được thiết lập và gửi tới cho công ty vận chuyển trước, dựa vào nội dung trong SI mà công ty sẽ làm vận đơn đúng với yêu cầu có trong SI. Nhờ vậy mà bạn có thể hạn chế được những sai sót.
Trên SI sẽ cần được trình bày, thể hiện rõ ràng, đầy đủ các nội dung sau:
- Số thứ tự, ngày đặt hàng
- Tên hãng vận chuyển đã được chỉ định trước, có thể là hãng tàu hoặc hãng bay.
- Tên của shipper (đại diện cho phía xuất khẩu hàng)
- Tên của Consignee [phía nhận (nhập khẩu) hàng] tại quốc gia khác.
- Thông tin hàng hóa trong quy trình xuất - nhập khẩu: tên, số lượng, trọng lượng, kích thước. Có bao nhiêu container chở hàng.
- Số liệu về trọng lượng tịnh, tổng số của CBM, VGM
- Thông tin các cảng bốc hàng và xếp dỡ.
- Thời gian quy định thực hiện giao hàng
- Thời gian và Địa điểm giao hàng được yêu cầu ghi chính xác giúp hàng hóa được đến đúng nơi và đúng theo thời gian đã quy định trong hợp đồng kinh tế.
- Phương thức thanh toán cho vận chuyển
SI là văn bản hướng dẫn, chính vì thế mà bạn có thể tải mẫu văn bản này về để tìm hiểu, tham khảo và có thể cũng tự tay để lập nên một văn bản SI đúng quy định, phục vụ hiệu quả cho sự giao dịch với các đối tác.
Trong vận tải hàng hóa của ngành xuất nhập khẩu, các đơn vị thường có nhiều yêu cầu phát sinh về yêu cầu vận tải. Thế nên phía dịch vụ vận tải gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát vận chuyển hay tính toán mức phí phát sinh. Thế nên, đa phần ngay sau khi đã đặt được chỗ, công ty forwarder và hãng tàu vận chuyển sẽ đưa ra yêu cầu rõ ràng cho người gửi (shipper). Như thế, khi có bất cứ phát sinh nào thêm thì có thể dựa vào SI để xác định rõ ràng các phần trách nhiệm hay các vi phạm thuộc về các bên như thế nào.
Những đơn vị giao nhận thường đưa ra yêu cầu bên nhập khẩu phải gửi SI cho đơn vị trước khi làm vận đơn, nó sẽ đóng vai trò của bản nháp, chưa phải là vận đơn chính thức nên sẽ dễ dàng xác định được thông tin cần và đúng để lập vận đơn.
Như vậy, có thể nói, vận đơn cuối cùng sẽ chính là bản tóm tắt lại mọi thông tin đã được xác nhận ở bản SI.
Nếu phía doanh nghiệp Logistics trực tiếp liên hệ tới hãng tàu thì người nộp SI sẽ là shipper và hình thức nộp là trực tiếp gửi cho người vận chuyển (Carriers). Nhưng người yêu cầu SI sẽ thay đổi trong hoàn cảnh khác. Nếu shipper liên hệ qua công ty FWD thì SI sẽ được gửi tới cho FWD mà không phải là người vận chuyển Carriers nữa. FWD sẽ trực tiếp làm việc với hãng tàu, gửi SI tới cho hãng tàu. Đó là một hành trình có sự tham gia của trung gian mà không phải là gửi trực tiếp.
Đối với trường hợp đã quá thời gian yêu cầu gửi Si, shipper không thể gửi SI đi và có thể sẽ phải chịu phạt vi phạm quy định. Nếu không, shipper cũng có thể phải đối diện với các nguy cơ như hàng hóa bị bỏ ngỏ, thất lạc hoặc không thể tiếp tục vận chuyển đi được nữa. Vậy nên, để mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hàng hóa được chuyển đi đến đúng thời gian và địa điểm thì các nhà vận chuyển cần phải chủ động gửi SI cho nhà nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định nhé.
Những người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì ngoài việc hiểu rõ SI là gì logistics, họ còn nắm trong lòng bàn tay cách khai báo SI dễ dàng và có thể thực hiện rất nhanh. Nhưng chắc chắn đây sẽ là một mớ bòng bong cho những người “lính mới” của ngành logistics này. Thế nên, phần thông tin hướng dẫn khai báo SI hiệu quả, nhanh chóng, đánh tan những lúng túng và sai sót chủ yếu dành cho người mới trong ngành. Tất nhiên nếu bạn muốn ôn lại khi bản thân đã dày kinh nghiệm thì kiến thức sau đây vẫn luôn quý giá.
Có hai cách phổ biến để khai bái SI. Đó là khai báo trực tuyến tại trang web chính thức của hãng tàu vận chuyển và khai báo thông qua email.
Để quá trình khai báo không rườm rà, có ích đối với trường hợp không thể gửi trực tiếp SI thì phía công ty FDW sẽ đứng ra nhận thông tin khai báo SI thông qua email từ phía shipper hoặc gửi form mẫu đến shipper và yêu cầu shipper điền chính xác theo hướng dẫn.
Phía hãng tàu, việc khai báo SI sẽ được nhận thông qua trang web hãng.
Phía người/đơn vị khai báo thì luôn làm tốt nhiệm vụ khai báo SI một cách chính xác, đầy đủ và thông tin rõ ràng. bởi điều này sẽ giúp quy trình vận chuyển không xảy ra sai sot, hợp lệ theo đúng quy định.
Việc gửi SI diễn ra khi nào, ai là người thực hiện sẽ phụ thuộc vào yếu tố ai là người booking vận chuyển. Người Booking sẽ làm nhiệm vụ này, hoàn toàn không phân biệt việc gửi SI đối với hàng nhập hay xuất nhé.
Như vậy, với bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ SI là gì logistics. Mong rằng, bài viết sẽ củng cố cho bạn đầy đủ kiến thức ngành nghề quan trọng để tự tin hành nghề và phát triển trong mảng lĩnh vực Logistics nhiều tiềm năng phát triển này.
Bạn có biết nhân viên kinh doanh Logistics là gì? Được biết ngành nghề logistics đang đạt được những thành tựu phát triển vô cùng đáng nể. Vì vậy, mỗi vị trí việc làm trong ngành này đều “đắt show” với nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Trong đó vị trí công việc nhân viên kinh doanh logistics cần một số lượng nhân lực lớn. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động về xuất nhập khẩu, logistics đều sẽ tập trung đẩy mạnh sự tuyển dụng lực lượng nhân viên kinh doanh. Thế nên đối với những người yêu thích công việc kinh doanh nói chung luôn có thể tận dụng cơ hội mà ngành Logistics đem đến. Vậy để tận dụng được cơ hội nghề nghiệp này, bạn cần cập nhật đầy đủ những thông tin về nó nhé.
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023