Shopify là gì? Đây chắc chắn là một nền tảng không còn quá xa lạ với những người đang xây dựng trang web thương mại điện tử. Đây chính là một nền tảng thương mại điện tử cho phép xây dựng website bán hàng trực tuyến. Để thêm hiểu hơn về Shopify thì bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
MỤC LỤC
Ngày nay, xu hướng bán hàng online ngày càng thịnh hàng và giúp cho nhiều doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến. Với thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như bây giờ thì để có thể thu hút được các khách hàng thì mỗi doanh nghiệp sẽ cần phải tạo được một website bán hàng thật chuyên nghiệp. Nếu không làm được điều này thì các doanh nghiệp sẽ khó mà thành công trên thương trường thương mại điện tử vô cùng khốc liệu hiện nay.
Nói đến việc tạo ra một website bán hàng online thì không thể không nhắc đến Shopify. Vậy Shopify là gì và có mối liên hệ gì đối với việc bán hàng trực tuyến hiện nay?
Shopify là một nền tảng thương mại điện tử cho phép người sử dụng tạo những website bán hàng online tích hợp. Đây là một nền tảng được phát triển từ năm 2006.
Hầu hết mọi website thương mại điện tử đều sử dụng nền tảng Shopify. Đây là một nền tảng vô cùng dễ dàng sử dụng và ngày càng được ưa chuộng trong những năm gần gây.
Tại nền tảng này khi tạo một website thương mại điện tử thì sẽ được tích hợp nhiều tính năng trong đó như là quản lý đơn hàng trên nhiều kênh cùng một lúc, chăm sóc khách hàng và thanh toán, đo lường hiệu quả bán hàng và vô vàn tính năng khác.
Có thể thấy được rằng Shopify là một công cụ vô cùng hữu ích cho việc kinh doanh và xây dựng trang thương mại điện tử để bán hàng. Đây là một nền tảng vô cùng hữu dụng ngay cả những người không có kiến thức sâu rộng về lập trình hay thiết kế website đều có thể sử dụng một cách dễ dàng.
Với những nhà kinh doanh online thì Shopify là một nền tảng thương mại điện tử vô cùng tuyệt vời và hữu ích. Tuy nhiên nền tảng này sẽ vẫn có những ưu điểm cùng với những nhược điểm đi kèm.
Về ưu điểm thì nhìn chung thì Shopify là một nền tảng thương mại điện tử có nhiều tính năng vượt trội với những điểm tuyệt vời như sau:
- Có một thị trường rộng lớn giúp tiếp cận cách khách hàng tài năng vô cùng dễ dàng và số lượng lớn. Bởi các khách hàng ngày nay đều ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến và dành nhiều thời gian cho việc đó. Chính vì thế khả năng tiếp cận các nhóm khách hàng tiềm năng là vô cùng dễ dàng.
- Có một giao diện thiết kế vô cùng chuyên nghiệp và đẹp mắt giúp cho người sử dụng làm nổi bật được thương hiệu của họ và thu hút được khách hàng hơn. Không chỉ vậy có rất nhiều giao diện được thiết kế sẵn giúp cho những nhà bán hàng tha hồ lựa chọn.
- Mang công nghệ lưu trữ đám mây Cloud Services nên các files lưu trữ trên Shopify sẽ không bị giới hạn.
- Sử dụng Shopify rất dễ dàng bởi giao diện rất thân thiện và ngay cả người mới cũng có thể sử dụng. Đồng thời hệ thống còn có những hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng cho nên việc dùng Shopify sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
- Shopify được thiết kế chuẩn SEO và có mức độ thân thiện với người sử dụng thiết bị di động.
- Có chứng chỉ bảo mật SSL & PCI Compliant vì thế cho nên các thông tin của bạn và khách hàng sẽ được bảo mật tuyệt đối trên Shopify.
- Đây là một giải pháp vô cùng tốt cho bán hàng đa kênh. Khi đó trên Shopify bạn có thể bán hàng tại nhiều kênh khác nhau và chỉ cần quản lý tại một nơi duy nhất.
- Được trang bị đầy đủ các chứng năng hỗ trợ cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân. Từ đó những hoạt động marketing sẽ được tối ưu và tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Không những vậy, các doanh nghiệp còn sẽ dễ dàng đạt những thành công trong các chiến dịch quảng cáo.
- Đội ngũ kỹ thuật luôn luôn hoạt động để giúp người dùng giải đáp những thắc mắc. Không những vậy, các lỗi của nền tảng sẽ được sửa chữa và cập nhập phiên bản một cách thường xuyên.
Bên cạnh những điểm mạnh kể trên thì Shopify sẽ vẫn tồn tại những điểm hạn chế như sau:
Các chức năng dành cho doanh nghiệp lớn còn khá là hạn chế mặc dù đã có nhiều tính năng có sẵn. Nhưng vì mỗi doanh nghiệp sẽ là khác nhau nhưng Shopify lại không đảm bảo được những tính năng chuyên biệt.
Các dịch vụ hỗ trợ sẽ bị quá tải thường xuyên. Trước kia thi những dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng của Shopify khá là nhanh chóng nhưng vì lượng khách hàng ngày càng nhiều cho nên từ đó bộ phận hỗ trợ cũng quá tải theo và gây ra nhiều điều bất lợi khi mà cần đến sự hỗ trợ tức thời.
Các phí giao dịch của Shopify là không hề thấp và tùy theo các gói dịch vụ sẽ có những mức giá khác nhau. Nhưng tổng thể chung lại thì phí giao dịch của Shopify là tương đối lớn.
Bên cạnh đó thì Shopify còn có những nhược điểm như là khó khăn trong việc muốn thay đổi nền tảng và cũng chưa hỗ trợ thẻ nội địa tại Việt Nam.
Là một nền tảng không chỉ cho phép các doanh nghiệp tạo lập những cửa hàng trực tuyến mà bên cạnh đó thì Shopify còn cho phép các doanh nghiệp sử dụng những nền tảng khác như là: thẻ thành viên, khóa học, thẻ khách sạn,...Tùy theo từng gói dịch vụ thì sẽ có những mức chi phí khác nhau. Chi phí sử dụng cho từng gói của Shopify cơ bản, Shopify và Shopify nâng cao sẽ lần lượt là 29, 79 và 299 dollar/tháng.
Dường như mọi mặt hàng đều có thể được kinh doanh trên Shopify và để có thể đem lại lợi nhuận tốt thì bạn có thể kinh doanh những mặt hàng cơ bản như là: thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, đồ ăn, đồ uống, sách, đồ handmade....
Vậy, nếu như bạn đang ấp ủ ý định kinh doanh trên nền tảng Shopify thì đã biết cách sử dụng như thế nào chưa? Đây chắc hẳn là một thắc mắc được được nhiều người đặt ra khi muốn tạo cửa hàng trên Shopify. Vậy cách để sử dụng Shopify là gì?
- Đăng ký tài khoản Shopify
Đây là bước đầu tiên bạn cần phải làm khi mà muốn tạo một cửa hàng trên nền tảng này. Chỉ cần truy cập vào Shopify sau đó chọn dùng thử trong vòng 14 ngày và nhấp vào “Start free trial”. Tại đây, bạn sẽ điền những thông tin cơ bản được hiện trên màn hình và sau đó chọn “Create your store” và điền một vài thông tin cần thiết và chọn vào “Enter my Store”.
- Thực hiện đăng ký tên miền và đưa cửa hàng vào hoạt động với tên miền đã lập.
- Tiến hành cài đặt giao diện, logo cùng với slideshow.
- Cài đặt ngôn ngữ vì mặc định ngôn ngữ có Shopify là tiếng Anh và bạn có thể cài tiếng Việt một cách dễ dàng.
- Tiến hành cài đặt điều hướng cùng với thanh menu.
Sau khi hoàn thành những bước cơ bản kề trên thì bạn hoàn toàn có thể tiến hành đăng sản phẩm và tạo lập những phương thức liên quan đến thanh toán, giao hàng cùng với một số cài đặt cơ bản khác.
Mong rằng với những nội dung trong bài viết các bạn đọc đã nắm bắt được Shopify là gì. Mong rằng với Shopify thì bạn có thể kinh doanh thật thuận lợi và có được những doanh thu lớn cho mình.
Truyền thống là một thuật ngữ quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Nhắc đến truyền thống là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các bản sắc văn hóa hay những nét giá trị. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết được khái niệm chính xác của truyền thống là gì. Vậy, để thêm hiểu hơn về truyền thống và các thông tin liên quan thì bạn hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023