SDK là gì? SDK là một công cụ vô cùng tuyệt hảo dành cho những người muốn phát triển ứng dụng cho riêng mình. Tuy nhiên khái niệm của SDK vẫn còn mơ hồ đối với rất nhiều người. Vậy, muốn tìm hiểu tất tần tật những khái niệm liên quan đến SDK thì bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của vieclam123.vn nhé!
MỤC LỤC
SDK là tập hợp những công cụ phát triển phần mềm và SDK là tên viết tắt của cụm từ Software Development Kit. SDK được dùng để phát triển phần mềm, ứng dụng thông qua một nền tảng nhất định như là phần cứng kết hợp cùng với hệ điều hành.
SDK sẽ cung cấp các thư viện, các ghi chú hỗ trợ, mẫu code, những tiện ích gỡ rối, tài liệu bổ sung, mẫu template,...để cho những lập trình viên, các nhà phát triển tích hợp vào một ứng dụng, phần mềm. Hầu hết thì chức năng của SDK sẽ dùng để hiển thị những thông báo hoặc là các quảng cáo. Bên cạnh đó SDK cũng có thể chứa những API ở dạng thư viện hoặc thể hiện một hệ thống phần cứng phức tạp nào đó.
Vậy qua phần trên lời giải đáp SDK là gì đã được giải đáp đến cho bạn. Đây chính là bộ công cụ phát triển phần mềm vô cùng tuyệt vời hiện nay dành cho các đối tượng muốn phát triển ứng dụng của riêng mình.
Từng ngôn ngữ lập trình thì SDK sẽ được xây dựng tùy chỉnh sao cho được tương thích nhất với ngôn ngữ lập trình. Từ đó cũng sẽ tạo ra được nhiều loại SDK như sau:
- IOS SDK - Công cụ sử dụng ngôn ngữ Swift được các nhà phát triển viết và hỗ trợ lập trình trên hệ điều hành IOS.
- Android SDK - Là một công cụ SDK để giúp cho những nhà phát triển có thể thể lập trình những ứng dụng trên nền tảng Android. Loại ngôn ngữ được sử dụng trong Android SDK đó chính là ngôn ngữ Java.
- SDK VMware - Là công cụ để ảo hóa công nghệ toán đám mây thông qua nền tảng VMware.
- SDK Windows - Muốn phát triển được ứng dụng hay là chạy được những phần mềm chuyên dụng nhất thì trên Windows bắt buộc phải có .NET Framework.
- Facebook SDK - giúp các nhà phát triển nền tảng book. Các tỉnh năng tiêu biểu Facebook SDK tiêu biểu có thể kể đến như là đăng nhập tài khoản, hiển thị những mẫu quảng cáo, gửi lời mời sử dụng, chia sẻ ứng dụng,...
Được mệnh danh là bộ công cụ phát triển phần mềm tuyệt vời, vậy bạn đã biết được những lợi ích của SDK là gì chưa? SDK có vô vàn lợi ích khác nhau và sau đây là một số lợi ích cơ bản nhất:
Trong lúc mà thực hiện nhiều giao dịch cùng một thời điểm thì SDK sẽ được tăng cường tốc độ với toàn bộ chu kỳ đó. Điều này sẽ giúp cho quá trình thực hiện giao dịch được trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Không chỉ vậy SDK còn mang đến khả năng tích hợp với các hệ điều hành và những nền tảng với nhau một cách nhanh chóng. Thông qua chức năng này thì các chu kỳ bán hàng sẽ được rút ngắn lại một cách rất đáng kể.
Việc phát triển phần mềm thì mất rất nhiều thời gian để có thể mã hóa. Từ công cụ SDK thì các lập trình viên sẽ tiết kiệm được thời gian mã hóa của mình hơn.
Chẳng hẳn như là bạn muốn share một nội dung nào đó từ ứng dụng của mình lên book thì chỉ cần tìm kiếm SDK Android của Facebook sau đó lấy mã hoạt động cho thật phù hợp. Việc này sẽ không khiến cho bạn phải viết code từ đầu mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Không chỉ thế thì tốc độ triển khai ứng dụng sẽ được đẩy nhanh một cách đáng kể.
Trong trường hợp mà bạn có một ứng dụng hay là một phần mềm có giá trị nào đó thì SDK tương ứng sẽ giúp cho phạm vị hoạt động được tăng cao. Từ đó thì ứng dụng của bạn sẽ được tương tác rộng rãi với những ứng dụng khác. Thông qua quá trình này thì sẽ rất nhiều khách hàng biết được thương hiệu của bạn và kiếm tìm thêm được nhiều khách hàng tiềm năng.
Như vậy, mọi lập trình viên và các nhà phát triển sẽ phải cung cấp được những SDK với nhiều tính năng tốt nhất để tích hợp một cách hoàn hảo trên các ứng dụng khác nhau và thu hút thêm được nhiều người sử dụng.
Nhờ có chức năng cho phép điều chỉnh ứng dụng hiển thị trên những phần mềm tương tác thì sẽ giúp cho bạn thay đổi được phương pháp sản phẩm tích hợp và tùy chỉnh giao diện. Tất cả các quá trình này sẽ đảm bảo được sự an toàn tối đa cho những chức năng quan trọng khác.
Cùng nhờ có SDK thì các phần mềm hoặc ứng dụng của bạn sẽ trở nên an toàn hơn và thông qua đó giá trị quyết định chất lượng trải nghiệm của khách hàng sẽ vẫn được giữ nguyên.
Để nhận viết được một SDK tốt thì bạn sẽ cần phải dựa vào những mẹo như sau:
- Đầy đủ hưỡng tài liệu hướng dẫn về các dòng code. Nhờ có những tài liệu này thì những cá nhân mới có thể nhận biết được mục đích cùng với cách thức hoạt động dễ dàng.
- Giúp những nhà phát triển khác có thể sử dụng được ứng dụng của bạn nếu có được sự đồng ý. Thông qua đây bạn cũng có thể hợp tác với những cá nhân khác đề đồng phát triển ứng dụng của mình hơn.
- Có đầy đủ các công cụ để phát huy được tối đa giá trị sử dụng từ những ứng dụng khác. Và từ đây thì phần hiển thị ứng dụng của bạn sẽ được hiển thị nhiều hơn tới khách hàng.
- Không mang đến những ảnh hưởng xấu về GPU, pin hoặc là những thiết bị ở trên máy tính của bạn.
- Được tích hợp nhiều công cụ SDK khác để cho những ứng dụng của bạn hoạt động một cách trơn tru mà không cần đến viết code lại.
Những cá nhân học lập trình sẽ cần phải trang bị cho mình rất nhiều kiến thức để làm việc. Và một trong những số đó thì sự nhầm lẫn giữa API và SDK là điều thường xuyên diễn ra. Để không nhầm lẫn giữa API và SDK thì sau đây là những phân biệt đơn giản dành cho bạn.
Về khái niệm thì API là viết tắt của cụm từ Application Programming Inter và khi dịch nghĩa ra chúng ta có thể hiểu là giao diện lập trình ứng dụng. Phần mềm này là một phần mềm trung gian và giúp cho những ứng dụng tương tác với nhau mà không hề bị lỗi hay là gặp các khó khăn. Trong khi đó thì SDK lại là tổng hợp các công cụ khiến cho người dùng phát triển ứng dụng một cách trực tiếp trên nền tảng nhất định.
Nhìn chung thì cả SDK và API đều là một công cụ quan trọng giúp kết nối những phần mềm lại với nhau. Nhưng điều khác biệt là API sẽ chỉ là một giao diện lập trình ứng dụng và người sử dụng sẽ phải tự phát triển ứng dụng hoàn toàn.
Riêng với SDK thì người dùng sẽ chỉ cần dựa và các công cụ được cung cấp sẵn để biến hóa ứng dụng theo ý muốn của bản thân họ. Mỗi SDK sẽ còn có nhiều API và đồng thời cung cấp được thêm những công cụ để sử dụng API và phát triển nó hơn nữa.
Vậy từ bài viết trên đã giúp cho bạn giải mã được khái niệm SDK là gì cùng với những thông tin khác liên quan. Hy vọng bài viết đã thực sự giúp ích cho bạn và đem đến nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian xem bài viết của chúng tôi và đừng quên đón đọc những bài viết khác nhé!
Trong thời đại mua sắm online bùng nổ thì shipper đóng một vai trò quan trọng để đưa sản phẩm đến tay các khách hàng. Vậy, bạn đã nắm rõ khái niệm shipper là gì chưa? Đến với bài viết dưới đây để có được những giải đáp về shipper bạn nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023