Blog

Sale Admin là gì? Tìm hiểu về vị trí Sale Admin trong doanh nghiệp

16/10/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sale Admin (Sale Administrator) là vị trí trợ lý giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp. Đây là một trong những vị trí hot nhất trên thị trường tuyển dụng tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể công việc của một Sale Admin là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vị trí này qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Sale Admin là gì?

Sale Admin là vị trí trợ lý kinh doanh, là người trực tiếp nhận chỉ đạo từ ban giám đốc bộ phận kinh doanh và đốc thúc phòng kinh doanh làm việc hiệu quả, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Sale Admin đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, đảm bảo đem lại doanh số cao.

Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu tuyển dụng Sale Admin để  đảm bảo được doanh số,lợi nhuận cho công ty. Vị trí Sale Admin này cũng đem lại cho các bạn nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ phải chịu những áp lực như áp lực về doanh số, về giải quyết công nợ với khách hàng, áp lực khi phải đốc thúc nhân viên trong bộ phận làm việc để đạt được chỉ tiêu đề ra,...

Xem thêm: Mẫu cv kinh doanh chuẩn nhất dành cho bạn.

2. Công việc của Sale Admin

Công việc của Sale Admin rất đa dạng. Người làm Sale Admin phải là người có khả năng đảm nhận nhiều trách nhiệm công việc khác nhau, đảm bảo hoạt động hiệu quả của bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp. Một số công việc chính của Sale Admin có thể kể đến như:

Đầu tiên, Sale Admin chịu trách nhiệm cho việc soạn thảo hợp đồng, báo giá với khách hàng, trực tiếp đi gặp gỡ khách hàng để đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong nhiều doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh thông thường sẽ không được giao cho trọng trách ký kết hợp đồng với khách hàng. Chỉ có Sale Admin là người giàu kinh nghiệm, có kỹ năng giao tiếp tốt, có đủ uy tín mới có thể đại diện cho doanh nghiệp để làm việc với khách hàng.

Thứ hai, Sale Admin tiếp nhận chiến lược kinh doanh từ cấp trên và truyền đạt chiến lược đó cho đội ngũ nhân viên trong bộ phận. Sau khi phổ biến các chiến lược, mục tiêu kinh doanh, Sale Admin tiến hành đốc thúc, theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch.

Thứ ba, Sale Admin cũng là người phối hợp với bộ phận chăm sóc khách hàng để giải quyết khiếu nại, thắc mắc và yêu cầu của khách. Trong trường hợp không thể giải quyết được trong quyền hạn thì cần trình báo lên cấp trên để kịp thời xử lý. Đồng thời, Sale Admin cũng là người thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng, cập nhật các chương trình khuyến mãi cho khách, nhắc nhở khách về các kỳ hạn, gia hạn dịch vụ của doanh nghiệp,..

Thứ tư, Sale Admin cần phải đảm bảo được doanh số đã đề ra. Để làm được điều này, Sale Admin cần phải theo dõi doanh số của từng nhân viên, đốc thúc nhân viên làm việc chăm chỉ để hoàn thành chỉ tiêu như mong đợi.

Tiếp theo, Sale Admin cần tổng hợp báo cáo từ nhân viên kinh doanh để làm báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh theo ngày, theo tháng, theo quý, theo năm để trình lên cấp trên. Từng con số về doanh thu, lợi nhuận đều phải được báo cáo một cách chính xác. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào thì cần cập nhật kịp thời để báo cáo.

Ngoài ra Sale Admin còn thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của trường bộ phận.

3. Yêu cầu để trở thành Sale Admin

Sale Admin làm việc trong bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp nên cần phải có được những kiến thức về chiến lược kinh doanh cơ bản. Tuy nhiên, để trở thành một Sale Admin, bạn cần có thêm rất nhiều kỹ năng mềm quan trọng khác. Cụ thể:

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán: Sale Admin sẽ không phải làm những công việc như nhân viên kinh doanh thông thường, họ có trách nhiệm nặng nề hơn và thường xuyên với gặp gỡ với những đối tác, khách hàng quan trọng. Sale Admin cần có kỹ năng đàm phán, giao tiếp tốt để ký kết những hợp đồng quan trọng trong doanh nghiệp. Vì phải thường xuyên gặp gỡ với đối tác, khách hàng nên Sale Admin có ngoại hình ưa nhìn sẽ là một lợi thế lớn, có khả năng tạo được thiện cảm với khách hàng ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên.

Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc: Khối lượng công việc của Sale Admin vô cùng lớn. Họ không những là người tiếp nhân chỉ đạo của cấp trên và sắp xếp công việc cho nhân viên bên dưới ở bộ phận kinh doanh mà còn là người nắm được hoạt động kinh doanh của bộ phận để tổng hợp và báo cáo cho giám đốc kinh doanh. 

Bên cạnh đó, Sale Admin cần phải là người có khả năng làm việc nhóm tốt, phối hợp với các phòng bạn khác để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Kỹ năng thuyết trình tốt giúp Sale Admin truyền đạt kế hoạch tới nhân viên trong bộ phận một cách dễ hiểu nhất, đồng thời khi thực hiện báo cáo với giám đốc cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp, từ đó được đánh giá cao hơn. 

 Sale Admin cần phải thành thạo vi tính văn phòng và chịu được áp lực cao trong công việc, có thói quen tỉ mỉ, cẩn thận, chỉn chu và chủ động trong công việc.

Những ứng viên hội tụ đầy đủ những kỹ năng trên đây sẽ được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng khi họ muốn tìm kiếm vị trí Sale Admin.

4. Cơ hội thăng tiến của vị trí Sale Admin

Vị trí Sale Admin là vị trí đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Xét về mức lương, vị trí Sale Admin thường có mức lương cứng dao động từ 8-10 triệu/tháng, tuy nhiên mức thưởng doanh số của họ lại cao hơn rất nhiều lần so với mức lương cứng này. Tùy vào quy mô và hoạt động của từng doanh nghiệp mà con số này sẽ khác nhau, mức lương thưởng có thể lên tới 20 triệu/tháng, cũng có thể lên đến 50-100 triệu/tháng.

Nhìn chung, đây là một vị trí công việc hết sức thu hút, nếu chăm chỉ, cố gắng, các bạn còn có thể thăng tiến lên những vị trí cao hơn như Sale Admin Manager, Giám đốc kinh doanh, Điều hành kinh doanh.

Trên đây là mô tả công việc của Sale Admin, những yêu cầu trong công việc cũng như cơ hội thăng tiến từ vị trí Sale Admin trong tương lai. Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực bán hàng và có đủ những kỹ năng, kinh nghiệm thì bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vị trí Sale Admin để tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho mình.

>> Tham khảo thêm ngay:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023