Blog

Rủi ro kinh doanh là gì? Khắc phục rủi ro kinh doanh như thế nào?

21/10/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong kinh doanh, rủi ro là những yếu tố khó có thể tránh khỏi, dù doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ hay lớn. Dựa vào các chiến lược kinh doanh của mình và cách xây dựng nó, bạn cần phải lường trước các rủi ro có thể xảy đến với mình. Vậy rủi ro kinh doanh là gì? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh? Cùng khám phá các rủi ro trong kinh doanh và biện pháp khắc phục hiệu quả qua bài viết bên dưới nhé!

1. Rủi ro kinh doanh là gì? Hình thức rủi ro thường gặp

1.1. Rủi ro kinh doanh là gì?

Rủi ro trong kinh doanh là tổng mức thiệt hại về tài chính, vốn đầu tư, thị trường… mà trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải gánh chịu. Hiện nay, tồn tại rất nhiều rủi ro kinh doanh khác nhau, tuy nhiên doanh nghiệp thường gặp phải những rủi ro liên quan đến tài chính trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Rủi ro kinh doanh là gì

Trên thực tế, có nhiều người không dám đứng ra kinh doanh riêng vì sợ gặp phải các rủi ro, sự thất bại. Tuy vậy, trên thực tế, những người dám nghĩ dám làm, mạo hiểm kinh doanh và dám thử thách bản thân mình, không ngại gặp các rủi ro cũng như đương đầu, vượt qua nó thì mới có thể thành công.

1.2. Có những hình thức rủi ro trong kinh doanh nào?

1.2.1. Rủi ro về vốn

Khi bạn có vốn đầu tư vào cổ phiếu trong công ty hoặc thực hiện góp vốn một phần của bản thân để thành lập nên công ty thì sẽ rất dễ gặp phải rủi ro về vốn. Tất nhiên, trong trường hợp công ty đó phát triển tốt và doanh thu cao, hiển nhiên bạn sẽ thu được một lợi nhuận khổng lồ, dựa theo tỷ lệ vốn mà bạn đã góp cổ phần ban đầu.

Thế nhưng, nếu công ty đó chẳng may có dấu hiệu thua lỗ và phá sản thì bạn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn vốn, thậm chí mất cả vốn lẫn lãi, trở thành “trắng tay”. Do đó, điều bạn cần làm lúc này là làm thế nào để khoản lỗ hạ xuống mức thấp nhất có thể.

Rủi ro về vốn dễ gặp phải khi góp vốn vào công ty

1.2.2. Rủi ro thuế vụ

Nhiều người nghe nhắc tới thuế vụ thường cho rằng nó không nên quan tới rủi ro kinh doanh là gì, tuy nhiên nhiều người nhằm mục đích để bản thân sinh lời nhiều hơn thường lợi dụng những kẽ hở trong luật thuế. Nhiều người còn tự tin, mạnh miệng cho rằng trốn thuế chính là cách làm giàu nhanh nhất.

Mỗi năm, các điều luật về thuế sẽ thay đổi liên tục, nếu bạn không tính toán đến rủi ro thuế vụ mà chỉ “cắm đầu” lao vào đầu tư thì có thể xảy ra các thiếu sót, dẫn đến hậu quả nặng nề.

1.2.3. Rủi ro tiền lời

Rủi ro tiền lời thông thường hay đi cùng với trái phiếu (bonds). Các công ty phát hành trái phiếu nhân lúc tiền lời bị giảm để mua lại, hay còn gọi là “call” trái phiếu cũ có phân lời cao, sau đó đưa ra thị trường một trái phiếu mới với số tiền lời thấp hơn.

Nếu tiền lời tăng, giảm giá của công phiếu, giá bán trái phiếu ra sẽ thấp hơn là giá mua. Do đó, người mua nếu muốn mua trái phiếu thì cần phải biết được trái phiếu đó có bị “call” hay không để giảm thiểu rủi ro tiền lời xuống mức thấp nhất. Giống như rủi ro trong mất vốn, bạn không nên mua một trái phiếu duy nhất của mọt người phát hành mà nên mua của nhiều người phát hành khác nhau.

Rủi ro tiền lời thường đi cùng với trái phiếu

1.2.4. Rủi ro do thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro mà hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải, ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường. Doanh nghiệp cần phải dự phòng sản phẩm mà mình sản xuất ra thị trường trong trường hợp thị trường bị “đóng băng” có thể sẽ không có người mua, từ đó dẫn tới thua lỗ, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

Đôi khi, bạn sẽ mất đến cả tháng hoặc lâu hơn để bán ra được một ngôi nhà nột mảnh đất trong thời gian ổn định. Còn nếu thị trường bị chững lại, đồng nghĩa với việc bạn không thể bán được sản phẩm đó cho người khác khiến nguồn vốn của bạn không thể thu về.

1.2.5. Rủi ro xã hội và đầu tư ở nước ngoài

Một rủi ro khác trong kinh doanh bạn cũng có thể gặp là rủi ro xã hội, nguồn đầu tư ở nước ngoài nếu doanh nghiệp bạn có liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhất là những nước đang phát triển, giá trị tiền tệ của các quốc gia thường dao động lên xuống không ổn định và bất thường, dẫn tới rủi ro về xã hội, kinh tế có khả năng xảy ra cao. Do đó, nếu doanh nghiệp xác định khoản đầu tư này thì dễ gặp phải các rủi ro dù có lãi hay không.

Rủi ro xã hội và đầu tư ở nước ngoài

1.2.6. Rủi ro về chiến lược

Rủi ro chiến lược cũng là một rủi ro không thể không nhắc tới trong kinh doanh. Bởi doanh nghiệp cần có một chiến lược hoàn hảo thì mới có thể xây dựng được doanh nghiệp thành công, thế nhưng đôi khi một kế hoạch tưởng chừng như sẽ thành công và hay ho lại trở nên thất bại vì quá nhàm chán.

Đây chính là rủi ro chiến lược, khiến nhiều công ty trở nên “điêu đứng”. Một số yếu tố tác động tới các chiến lược như: Sự thay đổi tiến bộ trong công nghệ, nhu cầu của khách hàng, những chi phí dành cho các thiết bị tăng giá… Thay đổi nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiến lược, do đó để đề phòng có vấn đề xảy ra, cũng như đạt được mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp cần triển khai các cách giải quyết sao cho hiệu quả.

2. Làm thế nào để khắc phục các rủi ro trong kinh doanh hiệu quả?

Bước 1: Xác định môi trường, bối cảnh kinh doanh

Khi đã hiểu rõ rủi ro kinh doanh là gì, doanh nghiệp cần biết được bối cảnh kinh tế hướng tới thị trường kinh doanh, cũng như nêu được các lợi thế, hạn chế của môi trường kinh doanh đó, qua đó có thể phân tích các nguy cơ cà nhận diện rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh.

Bước 2: Xác định rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp

Để biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không thì bạn cần xác định được các rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh. Nhiệm vụ chính của bạn là cần phân tích và đưa ra cách giải quyết hợp lý sau khi đã xác định được rủi ro tiềm cần ảnh hưởng tới kinh doanh.

Xác định rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp

Việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đến hiệu quả nếu không thể xác định được hết những rủi ro ảnh hưởng tới kinh doanh. Thế nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ, khi rủi ro không thể lường trước được và xảy ra bất ngờ, doanh nghiệp sẽ gặp phải các rủi ro đó khiến cho doanh nghiệp tổn thất.

Vì vậy, bạn cần hiểu rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, chiến lược và dự án doanh nghiệp đang triển khai hay cách vận hành của doanh nghiệp thì mới có thể xác định được những rủi ro đang tiềm ẩn một cách tốt nhất. Các rủi ro sẽ xảy ra khác nhau đối với các lĩnh vực, môi trường khác nhau, do đó bạn không nên áp dụng biện pháp hạn chế rủi ro đồng loạt.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Khi doanh nghiệp đã xác định được những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải đánh giá rủi ro dựa vào các tiêu chí như: Đã từng xảy ra rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh trước đây hay chưa? Khả năng xảy ra rủi ro cao hay thấp? Mức độ thiệt hại của rủi ro đã xảy ra là bao nhiêu? Nguyên nhân dẫn đến rủi ro và thời điểm có thể xảy ra.

Bởi vậy, đòi hỏi người quản trị trong doanh nghiệp cần có tầm “nhìn xa trông rộng” để đánh giá đúng vấn đề, bởi rủi ro trong tương lai có thể xảy ra hoặc không, cũng như ảnh hưởng ít hoặc nhiều.

Bước 4: Xử lý rủi ro

Một kế hoạch ứng phó rủi ro mà doanh nghiệp cần nắm được đó chính là xử lý rủi ro. Khi bạn đã đánh giá rủi ro và biết được khả năng rủi ro nào xảy ra cao nhất, từ đó đưa ra phương án xử lý và kế hoạch để nhanh chóng sửa đổi những yếu tố cần thiết, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Để làm điều này, bạn cần lên kế hoạch phòng ngừa và dự phòng sẵn, cũng như tạo ra chiến lược giảm thiểu các rủi ro.

Xử lý rủi ro có thể xảy đến cho doanh nghiệp

Bước 5: Phân công trách nhiệm cho từng phòng ban, bộ phận

Mỗi nhân sự trong công ty đều có liên quan tới rủi ro trong doanh nghiệp và có trách nhiệm cùng nhau giải quyết rủi ro. Họ cũng cần đánh giá rủi ro, kiểm tra rủi ro để có thể điều chỉnh phù hợp với kế hoạch và theo dõi thật sát sao.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được rủi ro kinh doanh là gì và những biện pháp giảm thiểu rủi ro. Hầu hết, các doanh nghiệp đều có thể gặp phải rủi ro trong kinh doanh, thiệt hại có thể ít hoặc nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu rủi ro ngay từ ban đầu, tránh “nước đến chân mới nhảy” khiến doanh nghiệp tổn thất nặng nề.

6 bước bán hàng chuyên nghiệp

Để bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần trải qua một quy trình cụ thể và rõ ràng, đảm bảo có thể thuyết phục được khách hàng tốt nhất. Truy cập bài viết dưới đây để biết được 6 bước bán hàng chuyên nghiệp nhé!

6 bước bán hàng chuyên nghiệp

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023