Blog

ROS là gì? Khám phá những nội dung thú vị liên quan đến ROS

05/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

ROS là gì? Nếu hoạt động trong lĩnh vực tài chính thì đây sẽ là một câu hỏi nhất định bạn phải hiểu rõ. Đọc bài viết bên dưới, đáp án sẽ được chia sẻ tỉ mỉ gửi đến bạn. 

1. ROS là gì?

ROS là một từ viết tắt của cụm từ Return On Sales, dịch nghĩa tiếng Việt là tỷ suất lợi nhuận được tính trên doanh thu. ROS cho biết 1 đồng doanh thu được tính từ hoạt động buôn bán sẽ tạo ra tất cả bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nói chung, thuật ngữ này phản ánh con số lợi nhuận thu được khi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất.

Tìm hiểu ROS là gì?

2. Làm rõ các vấn đề xoay quanh ROS

2.1. Ví dụ về ROS

Để hiểu rõ ROS là gì, được ứng dụng ra sao trong thực tiễn thì bạn hãy tham khảo ví dụ sau đây: 

Một bản báo cáo về kết quả kinh doanh, sản xuất của công ty A thể hiện rằng, ROS năm trước của doanh nghiệp đạt được 6%, năm nay đạt 8%; 10% là tỷ số trung bình ngành của doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy ROS của công ty tăng lên nên khả năng sinh lời tăng. Điều đó cũng có nghĩa là một đồng doanh thu ở thời điểm năm nay sẽ tạo được nhiều đồng lợi nhuận hơn năm trước. 

Nhưng, nếu đem so lợi nhuận với chỉ tiêu trung bình của ngành thì ROS của doanh nghiệp vẫn bị thấp hơn, có nghĩa là phía công ty tạo được số lợi nhuận ít hơn so với mặt bằng chung của những đơn vị khác cùng ngành. 

Khám phá thông tin hữu ích về ROS

2.2. Hướng dẫn chi tiết cách tính chỉ số ROS

2.2.1. Công thức tính

Tính chỉ số ROS bằng công thức tiêu chuẩn sau đây:

ROS = Lợi nhuận (sau thuế) (;) doanh thu thuần  (x) 100%

Lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần chính là hai số liệu sẽ được kê khai ở bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sản xuất. `    

2.2.2. Cách tính ROS trên báo cáo tài chính

Tính ROS trong báo cáo tài chính là việc làm phổ biến, bất cứ ai cần chỉ số này cũng phải biết tính. Thế nên, một cách cơ bản nhất thì bạn phải nắm được rõ tính ROS qua những bước nào?

- Bước 1: Xác định rõ chỉ tiêu lợi nhuận đạt được sau khi đã tính thuế.

- Bước 2: Tính, xác định khoản doanh thu ở trong kỳ. Khoản doanh thu này được tính toán bằng tổng của các khoản gồm doanh thu tài chính, doanh thu bán hàng, nguồn thu khác. 

- Bước 3: Dùng công thức đã có để tính ROS

Như vậy, việc tính ROS trên bản báo cáo tài chính sẽ được thực hiện nhanh chóng, đơn giản qua 3 bước vừa nêu. Ngoài việc nắm bắt công thức và cách tính toán trên thì bạn cũng cần chú ý cách tính ROS ở những trường hợp khác. Mở dần nội dung bài viết bên dưới, bạn sẽ sử dụng ROS hiệu quả trong nhiều tình huống khác nhau.

Hướng dẫn bạn cách tính toán chỉ số ROS

2.2.3. Tính ROS tại các nguồn dữ liệu sẵn có 

Không nhất thiết phải thực hiện việc tính toán thủ công mà vẫn lấy được những số liệu từ những công ty chứng khoán hay thông tin trang báo có chứa thông tin doanh nghiệp, thông tin chứng khoán. Bạn sẽ tiết kiệm được rất đáng kể công sức và thời gian 

3. Hướng dẫn đọc chỉ số ROS

Khi đã biết cách tính ROS, bạn còn phải hiểu được giá trị của chỉ số ROS thể hiện cho con người thấy điều gì. Vậy đọc ROS như thế nào? 

Nếu trường hợp ROS dương cho thấy, doanh nghiệp đang có lãi, tức lợi nhuận sau khi đã đóng thuế sẽ lớn hơn 0. Chỉ số càng lớn thì chứng tỏ công ty càng phát triển.

Trường hợp ngược lại, ROS âm thì có nghĩa là công ty đang rơi vào tình trạng thua lỗ, sau thuế, lợi nhuận của công ty nhỏ hơn 0. 

ROS được đọc như thế nào?

4. Ý nghĩa thể hiện của ROS là gì?

Hiểu biết rõ ROS là gì sẽ giúp bạn tổng kết được giá trị ý nghĩa mà thuật ngữ này biểu thị. Điều đó đối với doanh nghiệp rất cần thiết. Quay trở lại khái niệm để phân tách ý nghĩa của ROS, bạn sẽ thấy, ROS cung cấp cho chúng ta chính xác kết quả của một phép toán với một đơn vị doanh thu sẽ đem về bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Khi ROS càng cao, cũng tức là công ty đang tạo ra được hiệu quả kinh doanh tốt, lợi nhuận được tạo ra lớn. Chỉ số này biểu thị hướng ngược lại nếu nó có con số âm.

Ý nghĩa mà ROS biểu thị là gì?

Tuy nhiên, ở một vài trường hợp đặc biệt, dù ROS âm nhưng cũng không chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thất bại. Bởi vì sự lỗ này đến từ nhiều nguyên nhân khác như đơn vị công ty chấp nhận bị lỗ ở trong giai đoạn đầu hoạt động nhằm mục đích dễ dàng thâu tóm được thị trường. 

5. Đánh giá tình hình doanh nghiệp qua ROS như thế nào?

Mặc dù theo một cách phổ biến, chúng ta phân tích được ROS dương chứng tỏ sự hoạt động của công ty tốt và ngược lại nhưng trên thực tế, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Có nghĩa là không phải cứ ROS thể hiện chỉ số dương thì biểu hiện doanh nghiệp hoạt động tốt, cũng không phải cứ chỉ số ROS âm có nghĩa doanh nghiệp bị lỗ. Để việc đánh giá đúng, chính xác thì bạn hãy học cách nhận diện dưới đây.

Nếu ROS tăng lên, bạn có thể chắc chắn một điều rằng đơn vị công ty đang tận dụng nguồn chi phí đầu tư có hiệu quả, gồm cả chi phí được tạo từ tài sản công ty.. Chính vì vậy, khi bạn thực hiện phân tích chỉ số này, hãy phân tích cả những chỉ số khác tương tự để có cái nhìn tổng thể về tình hình chung của công ty. 

Thông qua ROS bạn sẽ đánh giá tình hình của doanh nghiệp như thế nào?

Muốn đưa ra được những nhận định đúng về xu hướng phát triển của ROS, hãy xem xét, phân tích chỉ số này trong thời gian dài khoảng từ 3 cho tới 5 năm và thực hiện biện pháp so sánh giữa các kỳ để thấy được chi tiết nhất sự phát triển hiện tại. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải đưa ra sự so sánh các chỉ số ROS trong từng hạng mục, như ROS trong kế hoạch của công ty, trong trung bình ngành, …

6. Chỉ số ROS tốt nhất nên là bao nhiêu?

ROS sẽ trở thành thước đo mang đặc trưng khác biệt ở mỗi ngành nghề riêng. Thế cho nên theo một cách đúng đắn nhất thì doanh nghiệp chỉ có thể đánh giá ROS thông qua sự tốt hơn so với mức trung bình ngành, không thể đưa ra sự so sánh giữa các ngành cùng nhau. Mỗi một mức chỉ số thể hiện của ROS sẽ đem tới cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Hiểu rõ về giá trị thể hiện của chỉ số ROS

Nếu ROS được đánh giá hoàn toàn độc lập, không đặt vào mối quan hệ kết hợp cùng các chỉ số khác như chỉ số ROA, ROE thì ROS đạt > 10% sẽ khẳng định được sự phát triển bền vững của công ty.

7. Cải thiện ROS cần lưu ý những điều gì?

Hiểu ros là gì, nắm được ros mang tới cho doanh nghiệp những giá trị to lớn như thế nào thì bạn sẽ nhận ra rằng việc phải cải thiện ros là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu doanh nghiệp phải lưu ý. Vậy liệu bạn đã nắm được bao nhiêu cách giúp cải thiện ROS rồi? Những lưu ý sau đây sẽ đem tới những bí quyết cho bạn để cải thiện ROS một cách hiệu quả.

- Chú trọng thúc đẩy về doanh thu

- Nắm rõ chu kỳ sống của mỗi loại sản phẩm

- Thực hiện kiểm soát nguồn chi phí thật tốt

Lưu ý quan trọng để cải thiện ROS

Bên cạnh những yếu tố trên, bạn cũng phải quan tâm đến một vài điểm khác như nhu cầu mua sắm sản phẩm của khách hàng, mức thu nhập của khách hàng; quan tâm đến một vài vấn đề xoay quanh đối thủ, … Khi để ý sát sao các yếu tố này thì bạn sẽ dễ dàng chủ động điều khiển được chỉ số hoạt động khác trong doanh nghiệp.

Đến đây, My xin khép lại bài viết. Ở phần bạn, My đoán chắc chắn đã có rất nhiều điều thú vị đã được tạo nên, trong đó những kiến thức xoay quanh ROS và hiểu ROS là gì đối với bạn đã rõ ràng hơn. Đối với người điều hành một doanh nghiệp, những thông tin mà bài viết chia sẻ quả thực vô cùng có giá trị để bạn điều hành doanh nghiệp hiệu quả. 

Tìm hiểu thông tin về Asean

Asean là gì? Là con dân người Việt chắc chắn đều rất quen thuộc với từ Asean bởi nó thể hiện vùng khu vực, lãnh thổ mà quốc gia ta thuộc về. Asean là một cách khoanh vùng các quốc gia trong cùng một khu vực và có nhiều nét tương đồng về con người, văn hóa. Vậy liệu bạn đã hiểu biết nhiều thông tin liên quan đến Asean chưa? Đọc bài viết bên dưới, rất có thể trong đó sẽ chứa nhiều thông tin về Asean khá bổ ích mà bạn chưa từng biết đến.

Asean là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023