Blog

Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích ra đời về ngày lễ Vu Lan báo hiếu

17/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Việt Nam là một quốc gia có tín ngưỡng đa thần, chính vì thế mà có rất nhiều ngày lễ, tết diễn ra trong năm. Một trong số đó chính là ngày rằm tháng 7. Vậy, rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích ra đời liên quan tới ngày rằm tháng 7 ra sao và các phong tục diễn ra trong ngày này như thế nào? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về ngày rằm tháng 7 nhé!

1. Lời giải đáp về ngày rằm tháng 7 là ngày gì?

1.1. Rằm tháng 7 là ngày gì?

Ngày rằm tháng 7 là ngày 15 tháng 7, tính theo âm lịch. Theo truyền thống của người dân Việt Nam thì rằm tháng 7 còn được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, đồng thời là ngày xá tội vong nhân. Với ý nghĩa chứa đựng này, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn và có những điều kiêng kỵ mà con người cần phải tránh để không gặp xui xẻo trong tháng này.

Rằm tháng 7 là ngày gì

1.2. Nguồn gốc lý giải về ngày rằm tháng 7

Với những ý nghĩa khác nhau thì rằm tháng 7 cũng có những sự lý giải về nguồn gốc khác nhau. Vậy, tại sao rằm tháng 7 lại là ngày xá tội vong nhân và nguồn gốc ra đời của lễ Vu Lan là gì?

1.2.1. Lý giải về ngày xá tội vong nhân

Thực tế thì việc cúng cô hồn bắt nguồn từ Trung Quốc rồi mới lan dần sang các nước khác ở châu Á. Tuy nhiên, quan niệm và phong tục sẽ có sự khác biệt nhất định do sự khác nhau về văn hóa của mỗi nước. 

Về nguồn gốc chung, theo Đạo giáo ở thời hậu Đông Hán thì ngày rằm tháng 7 là ngày cúng tổ tiên của người Trung Quốc. Theo đó, tiết Trung Nguyên sẽ bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch và kết thúc vào ngày 30/7 âm lịch, tương ứng với ngày mở cửa và đóng cửa quỷ môn quan.

Như vậy, vào đầu tháng 7 âm lịch, khi cánh cửa quỷ môn quan được mở ra thì các oan hồn, ma cô thế cô, những người mất mà không được thờ cúng sẽ có thể lên dương thế (trần thế) để hưởng thụ sự cúng tế của con người, đồng thời tìm kiếm người thế mạng cho mình. 

Người ở trên trần thế thì để có thể tránh cho việc bị làm hại cũng như phá rồi thì sẽ bày các đồ lễ để cúng vào ngày rằm tháng 7. Mục đích là để cho các oan hồn có đồ ăn thức uống, xoa dịu những cô hồn này và mong bản thân sẽ không bị oan hồn làm hại. 

Nguồn gốc ra đời của ngày rằm tháng 7

Tại Trung Quốc, lễ này thường được tổ chức vào chiều tối hoặc ban đêm, bởi người ta cho rằng các oan hồn sẽ rời đi khi mặt trời lặn. Lúc đó, các nhà sư hay thầy cúng sẽ ném gạo và thức ăn nhỏ khác theo mọi hướng khác nhau để phân phát cho các hồn ma.

Việc diễn ra vào ngày thứ mười lăm hay ngày rằm tháng 7 là bởi vào ngày này, cõi thiên đàng và địa ngục sẽ mở cửa. Tất cả các tín đồ của Đạo giáo, Phật giáo sẽ tiến hành nghi lễ chuyển hóa để giải oan khuất cho các hồn ma.

Còn ở Việt Nam, lễ này sẽ được gọi là tết Trung Nguyên, khác với Trung Quốc là tiết Trung Nguyên và thường được tổ chức vào ban ngày, tránh ban đêm. Cùng với đó, theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì người dân Việt Nam còn gọi ngày này là ngày “Xá tội vong nhân”, do đó sẽ có thêm mâm cơm được đặt trước nhà để cúng cô hồn, nhằm tặng thức ăn cho các hồn ma oan khuất.

Với ý nghĩa này, theo dân gian Việt Nam thì tháng 7 còn là tháng cô hồn. Mọi người tránh làm những điều xấu để không bị gặp xui xẻo và cần ăn chay, tích đức, làm việc thiện. Và cũng có những điều kiêng kị nhất định mà con người cần chú ý trong tháng đặc biệt này.

1.2.2. Nguồn gốc ra đời của lễ Vu Lan báo hiếu

Sự ra đời của ngày lễ Vu Lan báo hiếu hay ngày rằm tháng 7 chính là từ sự tích Đức Mục Kiền Liên đã cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ ở nơi địa ngục. 

Sự tích về ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Theo sự tích thì người mẹ của Đức Kiền Liên là một người phụ nữ xa hoa, tham sân si, độc ác và không tin vào Tam Bảo. Khi còn sống, bà thường nấu thức ăn rất nhiều và làm vương vãi khắp nơi nhưng không cảm thấy xót, tiếc rẻ mà coi đó là điều hoàn toàn bình thường. Trong khi đó, cậu bé Mục Kiền Liên lại có tính cách trái ngược hoàn toàn, cậu luôn nhặt lại những hạt cơm rơi đó, rửa lại và ăn chúng. Vì vậy mà Mục Kiền Liên rất được mọi người yêu quý vì cách hiền lành, chịu khó.

Khi người mẹ của mình qua đời, Mục Kiền Liên quyết định đi theo Phật và trở thành một đệ tử của Đức Phật. Và với phép thuật của bản thân, cậu đã dùng tuệ nhãn để tìm kiếm hình bóng người mẹ đã khuất và thấy bà ở nơi địa ngục. Hình ảnh của bà khi ấy là một người đàn bà chỉ da bọc xương, tóc tai thì bù xù, Mục Kiền Liên cảm thấy đau lòng vô cùng. Do vậy mà cậu đã lấy một bát cơm mang đến cho mẹ. Thế nhưng, bản chất của người mẹ vẫn là tham sân si nên bát cơm đã hóa thành lửa ngay sau đó. 

Mục Kiền Liên chứng kiến cảnh tượng đó liền cảm thấy bất lực và tìm đến sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn. Đức Phật đã khuyên cậu nên mời các vị chư tăng để cúng Tam Bảo vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, lấy phước để cứu mẹ khỏi kiếp đọa đày. Và từ đó, rằm tháng 7 chính là ngày báo hiếu theo đạo lý của Phật giáo.

2. Ý nghĩa của rằm tháng 7 trong lễ Vu Lan báo hiếu

2.1. Ý nghĩa chung của ngày rằm tháng 7

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Rằm tháng 7 là ngày Vu lan báo hiếu, đây là dịp để mọi người dành thời gian tri ân, tưởng nhớ tới những người sinh thành, nuôi dưỡng mình. Không chỉ là với những người đã khuất mà cả với cha mẹ vẫn còn ở bên cạnh chúng ta.

“Uống nước nhớ nguồn” chính là đạo lý sâu sắc của người dân Việt Nam và được thể hiện rõ ràng từ tín ngưỡng của người dân. Ngày nay, ngày lễ này được tổ chức rất lớn để thể hiện tấm lòng của con cái đối với cha mẹ, tổ tiên của mình. Không chỉ vào ngày 15/7 âm lịch mà nhiều nơi còn diễn ra trong suốt tháng 7 âm lịch. 

2.2. Bông hoa hồng cài trên ngực áo

Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, hình ảnh bông hoa hồng cài trên ngực áo chính là biểu tượng không thể thiếu. Hoa hồng chính là sự tượng trưng cho tình yêu bất diệt, thể hiện được tấm lòng của con cái với cha mẹ vẫn luôn trường tồn theo thời gian. 

Ban đầu, hoa hồng đỏ là hoa hồng được sử dụng chung cho các tín đồ khi đến chùa cầu nguyện trong ngày lễ này. Sau đó, theo thời gian, ở nhiều nơi đã có sự phân chia rõ hơn. Những người còn đầy đủ cha mẹ sẽ cài hoa hồng đỏ, người đã mất cha mẹ sẽ cài hoa hồng trắng và người chỉ còn cha hoặc mẹ sẽ cài bông hồng nhạt màu hơn. 

Ý nghĩa của bông hồng cài trên ngực áo

3. Những điều nên làm và không nên làm vào ngày rằm tháng 7

Nếu như đã biết rằm tháng 7 là ngày gì thì bạn cần ghi nhớ về những điều nên làm, không nên làm trong ngày này để có thể tránh được cho mình những vận xui không mong muốn.

3.1. Những điều nên làm vào ngày rằm tháng 7 âm lịch

3.1.1. Ăn chay, niệm phật và tích đức để cầu an cho tổ tiên

Vào ngày rằm tháng 7, người dân Việt Nam thường có phong tục ăn chay, tức là không sát sinh trong ngày này để cầu an, tích đức, hướng tới những việc thiện để đưa con người ta về nơi thanh tịnh, sống đúng với bản ngã của mình. Đây cũng là biểu hiện của sự thành tâm trong việc cầu nguyện cho cha mẹ hay cho người thân đã khuất nơi suối vàng.

3.1.2. Chuẩn bị mâm cơm tươm tất

Mâm cơm cúng lễ Vu Lan chính là mâm cơm chay được chuẩn bị chu đáo để dâng lên thần phật, nhằm thể hiện lòng thành kính, sự báo hiếu của con cháu. Mâm cơm không cần quá to hay hoành tráng, điều quan trọng đó chính là sự thành kính của con cháu trong mâm cơm khi chuẩn bị dâng lên bàn thờ và mâm cơm đó phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình.

Nên làm gì vào ngày rằm tháng 7

3.1.3. Quan tâm tới cha mẹ nhiều hơn

Trong ngày lễ Vu Lan, với những người vẫn còn cha mẹ thì việc dành thời gian cho cha mẹ nhiều hơn là rất cần thiết. Quan tâm, hỏi han và về với cha mẹ chính là sự báo hiếu lớn nhất của con cái. Không nhất định phải diễn đạt bằng lời nói, thế nhưng, những hành động được thực hiện cũng giúp cha mẹ có thể cảm nhận được tình cảm của con cái dành cho mình, đó là tình cảm chân quý nhất trên đời.

Ngoài ra, trong ngày rằm tháng 7 thì bạn có thể đến chùa để cầu nguyện, nghe các bài thuyết giảng đạo lý để giúp tâm thanh tịnh hơn. Tham dự ngày lễ Vu Lan được tổ chức tại các chùa để tưởng nhớ về các bậc sinh thành và làm nhiều việc thiện hơn,...

3.2. Những điều nên tránh trong ngày rằm tháng 7

Là ngày xá tội vong nhân, nên bạn cũng cần tránh một số điều kiêng kị sau đây:

- Không nên ăn cháo trắng vì theo quan niệm, đây là món ăn yêu thích của các cô hồn, hơn hết đây cũng là món ăn xuất hiện trên các mâm cúng.

- Không nên ăn mực vì ăn mực vào tháng cô hồn sẽ có thể mang đến những điều xui xẻo, sức khỏe bị suy nhược.

- Không nên dùng mắm tôm vì mùi của mắm tôm bị cho là sự ô uế, không trong sạch. Điều này sẽ không thích hợp khi bước chân vào chùa chiền.

Điều cần tránh trong ngày rằm tháng 7

- Không nên mua gương vì gương sẽ là sự phản chiếu của ma quỷ, con người dễ bị ám ảnh. Đặc biệt, trong quá trình vận chuyển, nếu không may gương bị vỡ thì có thể là điềm báo xui xẻo.

Việc nên hay không nên làm gì trong ngày rằm tháng 7 đều xuất phát từ quan niệm, tín ngưỡng của người dân. Tuy nhiên, “có thời có thiêng, có kiêng có lành”, đây vẫn sẽ là những điều mà chúng ta cần lưu ý trong ngày 15/7 cũng như trong cả tháng 7 âm lịch. Và hy vọng rằng, với những chia sẻ trên, các bạn đã biết được rằm tháng 7 là ngày gì và sự tích ra đời của ngày rằm tháng 7 theo tín ngưỡng dân gian xưa.

Coach là gì? Yếu tố nào giúp bạn trở thành một coach chuyên nghiệp?

Coach là gì? Coach xuất hiện trong các lĩnh vực nào và điều gì giúp bạn trở thành một coach chuyên nghiệp? Cùng tìm hiểu chi tiết về coach ngay sau đây nhé!

Coach là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023