Blog

Cách triển khai mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

20/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn hiểu như thế nào về mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp? Cùng My làm sáng tỏ mọi vấn đề xoay quanh biểu mẫu này trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về mục đích, giá trị sử dụng của mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp trong bài viết này. Bên cạnh đó, bạn sẽ được chia sẻ tỉ mỉ về cách soạn thảo biểu mẫu này. Bởi thế, hãy dành thời gian đọc bài viết nhé.

1. Tổng quan về mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

1.1. Làm rõ khái niệm mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp là mẫu văn bản hành chính, thuộc thể loại văn bản quyết định về nội dung bổ nhiệm để nhằm mục đích xếp lương cho chức danh nghề nghiệp, chức danh viên chức. Nội dung mẫu quyết định có nêu rõ về đối tượng được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và nội dung liên quan đến việc xếp lương kèm theo một số điều khoản liên quan khác. 

Lập mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

1.2. Những căn cứ pháp lý để soạn thảo quyết định 

Mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được lập nên và có giá trị hiệu lực khi dựa vào đầy đủ 4 căn cứ sau đây: 

- Luật về cán bộ, công chức

- Luật viên chức

- Nội dung Thông tư số 30 ban hành năm 2020

- Thông tư số 40, ban hành năm 2020

1.3. Giá trị sử dụng của mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Vai trò của bản quyết định về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Mẫu văn bản này quyết định việc bổ nhiệm, sắp xếp lương của công chức, viên chức do nhà nước trao quyền để đưa ra quyết định bổ nhiệm chức danh cho một đối tượng cụ thể hay không. Ngoài ra, đây cũng là bằng chứng xác thực để cá nhân người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đảm đương thực hiện trách nhiệm  của mình một cách tròn vẹn. 

2. Cập nhật mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Mẫu quyết định bổ nhiệm cho cán bộ, viên chức chức danh nghề nghiệp quan trọng chứa đựng những nội dung là các điều khoản bổ nhiệm, nêu vấn đề cần được thực thi, tiếp nhận của quyết định, các yêu cầu cho đối tượng và các bên liên quan. 

Soạn mẫu quyết định bổ nhiệm về chức danh nghề nghiệp

Chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền lập và ban hành quyết định ở cuối văn bản sẽ là dấu hiệu khẳng định chính thức việc trao chức danh nghề nghiệp cho đối tượng. Về cơ bản, đó là những yếu tố căn bản làm nên giá trị hiệu lực cho mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Để thông tỏ những điều vừa được giới thiệu trên đây, bạn đọc hãy tải mẫu quyết định này về để cập nhật đầy đủ từ nội dung đến hình thức văn bản:

mau-quyet-dinh-bo-nhiem-va-xep-luong-chuc-danh-nghe-nghiep-vien-chuc.doc

Sở hữu trong tay biểu mẫu của văn bản, một nhiệm vụ quan trọng hơn nữa đó chính là ký xác nhận để hoàn tất văn bản và thực thi mẫu quyết định. Tuy nhiên, về nội dung chi tiết bên trong của văn bản, việc soạn thảo phải tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản thì văn bản mới thể hiện được giá trị sử dụng vốn có. Điều đó đòi hỏi người soạn thảo phải biết cách lập mẫu quyết định theo những tiêu chuẩn nhất định. Khi bạn còn mơ hồ về điều đó, hãy cập nhật bí quyết được bật mí qua chia sẻ ngay tại phần nội dung dưới đây.

3. Hướng dẫn lập quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đúng quy định

3.1. Những nội dung cần điền và cách điền đúng

Trong bản quyết định về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, người soạn thảo sẽ phải bắt đầu từ việc đưa ra các căn cứ, cơ sở về mặt pháp lý để xác lập giá trị hiệu lực và tính chất quan trọng của văn bản này ngay từ đầu. Tiếp đến là tên của đơn vị, cơ quan ban hành và thực thi quyết định. 

Hướng dẫn cách lập quyết định bổ nhiệm đối với chức danh nghề nghiệp đúng quy định

Ở phần nội dung chi tiết, người lập nên rõ thông tin của người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Các nội dung cần trình bày bao gồm Họ tên đầy đủ, chức vụ hiện tại, đơn vị nghề nghiệp. Kèm theo thông tin cá nhân sẽ là chi tiết các thông tin liên quan đến ngạch hưởng và hệ số lương. 

Vì đây là văn bản quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho nên cái đích nội dung mà văn bản này hướng tới chính là chức danh được bổ nhiệm. Vậy thì người lập cần nêu rõ thông tin về chức danh kèm theo mã số ngạch bổ nhiệm cho đối tượng là gì. 

Những nội dung vừa được trình bày sẽ nằm trong Điều 1 của quyết định. Tiếp đến, ở điều 2, người soạn quyết định xác lập các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan thực hiện các công việc phối hợp, biết và thực hiện, …

3.2. Hình thức tiêu chuẩn cần đáp ứng của quyết định bổ nhiệm

Mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được lập theo chuẩn form quyết định trong quy định của thể loại văn bản hành chính. Điều này đòi hỏi người có thẩm quyền soạn thảo, ban hành quyết định phải đưa được đủ các yếu tố chuẩn hình thức mẫu. Quốc hiệu - Tiêu ngữ, thời gian, địa điểm, tên cơ quan ban hành, chữ ký, thông tin nơi nhận, … đều phải xuất hiện ở các vị trí quy định theo form mẫu. 

3.3. Xác định khi nào lập quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Lập quyết định để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khi nào?

Căn cứ vào Thông tư 30 về việc bổ nhiệm, xếp lương cho chức danh nghề nghiệp, người lập sẽ xác định thời điểm và các trường hợp đủ điều kiện để bổ nhiệm chức danh như sau:

Thứ nhất, bổ nhiệm các chức danh cần phải dựa vào các yếu tố như chức trách, vị trí, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, khả năng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp. 

Căn cứ xác định vị trí bổ nhiệm sẽ dựa vào nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, mức độ phức tạp, đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý về nghiệp vụ chuyên môn tuân thủ đúng quy định của luật pháp.

Thứ hai, bổ nhiệm đối tượng là viên chức từ ngạch đang giữ ở thời điểm hiện tại sang vị trí việc làm ở điều thứ nhất vừa nêu thì sẽ không được phép kết hợp với một trong hai công tác sau: nâng bậc lương cho đối tượng hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp. 

Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp như sau: Việc bổ nhiệm phải dựa trên căn cứ rõ ràng chính là phần chuyên môn nghiệp vụ hiện đảm đương. 

3.4. Đối tượng được lập quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

Quy định ở Thông tư 40 của Bộ giáo dục và đào tạo, tại Điều 9, viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khi: 

Đối tượng được lập quyết định bổ nhiệm về chức danh, nghề nghiệp

- Được cơ sở giáo dục công lập bậc đại học tuyển vào làm việc, đối tượng này đã có thời gian tập sự theo đúng quy định của luật pháp. Họ được người thủ trưởng đánh giá là đạt yêu cầu để đảm đương công việc chính thức.

- Được thay đổi chức danh theo Luật viên chức

Theo Thông tư 40, những người nhận quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp sẽ được nhận bảng lương chuyên môn dành cho các cán bộ, viên chức Nhà nước. Trong đó, nếu là giảng viên hạng 1 thì sẽ được áp dụng hệ số lương (A3, 1), giảng viên hạng II được áp dụng bảng lương (A2, 1), giảng viên hạng III  và trợ giảng hạng III được áp dụng hệ số lương loại A1.

Sau khi đã được nhận quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì đơn vị sẽ áp dụng xếp lương theo chức danh trong quyết định. 

Như vậy, với những điều đã được nêu ra ở trên đây, chúng ta đã có được thông tin, sự hiểu biết cơ bản về cách sử dụng, cách soạn thảo mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp - một công cụ cần thiết đối với người quản lý trong bộ máy nhà nước, giúp họ thực thi quyền hành của mình một cách hoàn chỉnh và đúng quy định của pháp luật. 

Cập nhật cách viết mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ

Mỗi một chức vụ trong doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đều có quy định về việc bổ nhiệm riêng. Người có thẩm quyền đưa ra quyết định bổ nhiệm một cá nhân xuất sắc nào đó đứng ra đảm đương một chức vụ cần đảm bảo thực hiện đúng quy định soạn thảo mẫu quyết định bổ nhiệm. Nếu bạn đang gánh vác trọng trách này, hãy tìm hiểu cách lập mẫu quyết định bổ nhiệm đúng chuẩn quy định nhé.

Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023