Quy trình quản lý vật tư tại công trường luôn luôn được coi trọng bởi có liên quan trực tiếp đến tiến độ thi công, chất lượng công trình và chi phí. Nếu không quản lý tốt vật tư, để vật tư bị hỏng hoặc hao hụt sẽ không thể tái chế, vừa gây lãng phí vừa hao tốn chi phí mua vật tư mới. Chính vì thế nên việc quản lý vật tư luôn được chú trọng và phải được thực hiện theo một quy trình rõ ràng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình quản lý vật tư tại công trường trong bài viết sau đây nhé!
Trong xây dựng, vật tư có vai trò cực kỳ quan trọng không thể xem nhẹ. Vật tư được quản lý tốt sẽ tạo điều kiện cơ sở để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình đúng như thiết kế ban đầu.
Tuy nhiên, ở công trường có rất nhiều loại vật tư, mỗi loại vật tư có tính chất khác nhau, bởi vậy cần được quản lý theo những cách khác nhau. Chưa kể sự tác động của nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như thời tiết.
Hơn nữa, quy trình quản lý vật tư liên quan đến nhiều công đoạn khác nhau, không chỉ là bảo quản vật tư. Quản lý vật tư bắt đầu từ công đoạn mua sắm vật tư, tiếp theo là quản lý kho vật tư, quản lý việc nhập – xuất kho, bảo quản vật tư và quản lý vật tư dư thừa.
Mặt khác, quy trình quản lý vật tư tại công trường nếu được thực hiện tốt có thể đảm bảo về mặt lợi nhuận dành cho nhà thầu thi công. Trong hoàn cảnh sự cạnh tranh giữa các nhà thầu là nhiều, nếu như không quản lý tốt vật tư thì lợi nhuận thu về chắc chắn sẽ không cao.
Thông thường, nhà thầu sẽ thuê cán bộ quản lý vật tư hoặc cử nhân viên của mình làm công việc này. Việc quản lý vật tư tại công trường kiêng kỵ nhất là thất thoát vật tư, bởi vậy mà vật tư cần phải được lưu trữ và bảo tồn trong nhà kho.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về từng công đoạn trong quy trình quản lý vật tư tại công trường để có được góc nhìn toàn diện hơn về quy trình này nhé!
Như đã đề cập đến trước đó, quy trình quản lý vật tư tại công trường được triển khai ngay từ giai đoạn mua sắm vật tư. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình mua sắm vật tư nhé!
Vật tư được mua sắm phải là những vật tư cần thiết cho việc thi công công trình xây dựng. Người phụ trách việc mua sắm vật tư cần căn cứ theo danh sách vật tư được cung cấp để tìm kiếm nguồn cung ứng vật tư. Khi mua vật tư cần phải ghi nhớ hai tiêu chí hàng đầu đó là mua đúng và mua rẻ.
Mua đúng ở đây có nghĩa là không được tự ý mua các loại vật tư không được liệt kê trong danh sách vật tư cần mua. Hơn thế nữa, các loại vật tư được mua về đều phải có chất lượng tốt.
Ngoài ra, người phụ trách việc mua sắm vật tư phải khảo sát thị trường để tìm kiếm được nhà cung ứng vật tư với giá thành thấp nhất. Đồng thời, cũng phải tìm kiếm một vài nguồn cung cấp dự phòng nhằm tránh tình trạng khan hiếm hoặc thiếu thốn vật tư, làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công và tiến độ thi công. Bên cạnh đó, mức vật tư tồn kho dành cho mỗi dự án cũng cần được duy trì để tránh những phát sinh không mong muốn.
Trước tiên, một danh sách nguyên vật liệu cần mua sẽ được tập hợp, bao gồm tên của các loại vật tư và số lượng vật tư mỗi loại. Sau đó, phòng vật tư sẽ tiếp nhận danh sách này và tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp nhất. Sau đó phòng vật tư sẽ trình kế hoạch mua sắm vật tư lên ban lãnh đạo để được duyệt.
Sau khi kế hoạch được duyệt thì nhân viên mua hàng sẽ liên hệ với nhà cung cấp để thương lượng về giá cả và đặt lịch mua sắm vật tư. Vật tư khi nhập kho cần được kiểm tra kỹ lưỡng về mẫu mã, chất lượng và giá thành. Sau đó, nhân viên mua hàng cần nhanh chóng hoàn thành biên bản nghiệm thu và hồ sơ thanh toán hoặc tạm ứng tiền mua sắm nguyên vật liệu.
Vật tư sau khi nhập kho cần được quản lý chặt chẽ nhằm tránh tình trạng thất thoát hoặc hư hỏng. Hoạt động quản lý kho vật tư bao gồm các khâu: tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản và xuất kho.
Trước khi nhập kho, người thủ kho cần kiểm tra kỹ lưỡng mẫu mã, số lượng và tình trạng vật tư, rồi sau đó mới tiến hành quy trình nhập kho sau khi đã nghiệm thu hoàn tất. Nếu vật tư không đạt đủ yêu cầu thì cần trả lại ngay hoặc bố trí một khu vực tạm để vật tư chờ trả lại.
Sau khi nhập kho, vật tư sẽ được sắp xếp vào vị trí phù hợp, sao cho dễ dàng điều động vật tư và cũng dễ dàng bảo quản vật tư. Khi có nhu cầu xuất vật tư từ đội thi công, thủ kho sẽ xác nhận phương án thi công để xuất kho các loại vật tư cần thiết. Toàn bộ dữ liệu về ngày tháng, các loại vật tư và số lượng vật tư mỗi loại cần được ghi chép lại một cách đầy đủ và chính xác.
Bên cạnh đó, thủ kho cũng cần làm tốt công tác bảo quản hàng tồn kho và gửi báo cáo về tình trạng kho vật tư, cũng như xuất – nhập kho đến ban quản lý và lãnh đạo.
Trong quá trình thi công công trình xây dựng sẽ xuất hiện một số lượng nhất định vật tư dư thừa. Những vật tư này cũng cần được quản lý chặt chẽ. Hàng ngày, phòng vật tư sẽ cử người đi thu gom phế liệu và vật liệu dư thừa để lưu kho chờ xử lý. Số lượng và mẫu mã vật tư dư thừa thu gom được cần phải được ghi chép cụ thể. Đồng thời, những dữ liệu trên cần được cập nhật hàng ngày.
Vật tư dư thừa hoặc phế liệu có thể được đem bán. Mục đích chính là để thu hồi một phần vốn nhằm trang trải cho những sự cố hoặc nhu cầu phát sinh thêm trong quá trình thi công công trình xây dựng.
Quản lý vật tư tại công trường xây dựng có vai trò quan trọng không kém việc quản lý chất lượng công trình. Vật tư cần được quản lý ngay tại chỗ theo một quy trình quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ. Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn bao quát hơn về quy trình quản lý vật tư tại công trường và hiểu được tầm quan trọng của quy trình này.
Y sĩ đông y là gì? Tìm hiểu thông tin về việc đào tạo bác sĩ đông y và cơ hội việc làm của bác sĩ đông y sau tốt nghiệp trong bài viết sau đây.
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023