Blog

Những quy tắc chính tả tiếng Việt quan trọng mà bạn cần biết!

22/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quy tắc chính tả tiếng Việt luôn là điều khiến không chỉ các em học sinh mà ngay cả người lớn khi sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là khi viết tiếng Việt. Nắm được các quy tắc chính tả một cách chính xác và đầy đủ là điều không phải ai cũng làm được bởi những quy tắc này thường rất rải rác và ít có văn bản nào tổng hợp lại. Chính vì thế, bài viết dưới đây của vieclam123.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất về những quy tắc chính tả khi sử dụng tiếng Việt để từ đó, người dùng tiếng Việt sẽ không mắc phải bất kì lỗi chính tả nào nữa.

1. Quy tắc viết hoa cơ bản trong tiếng Việt

  • Quy tắc viết hoa đầu tiên đó là dành cho các từ đứng đầu câu hoặc các danh từ riêng, khi đó, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của những từ này.

Ví dụ: Hồ Chí Minh, Vịnh Hạ Long, Cao Bằng, Phan Bội Châu, Võ Nguyên Giáp,...

  • Quy tắc viết hoa tiếp theo đó là dành cho những lời trích dẫn trực tiếp, khi đó, từ đầu tiên của câu trích dẫn phải được viết hoa chữ cái đầu tiên.

Ví dụ: Hoa gọi bà líu lo - Bà ơi!

  • Quy tắc tiếp theo đó là trong kiểu câu liệt kê, đằng sau dấu hai chấm sẽ không viết hoa.

Ví dụ: Có rất nhiều các món bún khác nhau: bún chả, bún ốc, bún riêu,...

  • Đối với tên người, tên các địa danh nước ngoài đã được phiên âm hoặc dịch ra tiếng Việt thì ta cũng cần phải viết hoa.

Ví dụ: Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành,...

  • Đối với các từ không được phiên âm theo âm Hán - Việt, hay nói cách khác là phiên âm trực tiếp theo cách phát âm của từ, thì ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó, đồng thời, dùng dấu gạch nối giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận.

Ví dụ: Ma-lay-si-a, In-do-ne-si-a, Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin,...

2. Quy tắc chính tả do một âm trong tiếng Việt có nhiều cách viết (i/y)

  • Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng y:

  • Ta bắt buộc phải sử dụng y khi nó đứng sau và làm âm đệm cho nguyên âm u. Ví dụ như: duy, truy, lũy,...

  • Khi đằng trước là các nguyên âm ngắn a, â, thì bắt buộc đứng sau nó phải là y. Ví dụ như: hay, bây, tây,...

  • Khi đứng trước chữ ê mà tiếng đó không có phụ âm đầu. Ví dụ như: yêu, yếm, yết, yến,...

  • Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng i:

  • Khi một tiếng kết thúc bằng một phụ âm và trong tiếng không có bất cứ âm đệm nào, thì ta sử dụng i. Ví dụ như: tìm, kìm, tín,...

  • Khi đứng trước nguyên âm a và tiếng đó không kết thúc bằng bất cứ phụ âm nào, thì ta cũng bắt buộc phải sử dụng i. Ví dụ như: kìa, bia, tía,...

  • Ngoài những trường hợp bắt buộc chỉ được dùng i hoặc dùng y, thì cũng có những trường hợp dùng cả hai đều đúng, đó là khi tiếng mà nó tạo thành có âm tiết mở. Ví dụ như một số từ sau: Vật lí/Vật lý, nước Mĩ/nước Mỹ, cái li/cái ly,...

  • Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bắt buộc i hoặc viết y bởi nó có sự phân biệt nghĩa. Cụ thể như những từ sau: hai - hay, tai - tay, chai - chay, cai - cay,...

3. Quy tắc sử dụng âm đầu trong tiếng Việt (l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi; c/k/q)

3.1. Trường hợp âm đầu là l/n

  • Khi tiếng được cấu tạo từ các vần oa, oă, uâ, oe, uy thì tiếng đó sẽ được bắt đầu bằng âm l. Ngoại trừ trường hợp của hai âm tiết Hán - Việt là noa và noãn.

Ví dụ: lóa mắt, loang lổ, hoa loa kèn, loan tin, loằng ngoằng, loắt choắt, luẩn quẩn, luân lí, luật pháp, lập lòe, lóe sáng, lưu luyến,...

  •  Quy tắc âm đầu l/n trong cấu tạo từ láy:

  • Cả l và n đều có những từ láy âm đầu. 

Ví dụ: nợ nần, nung nấu, nảy nở,... lầm lì, lo lắng, lấp lánh, lung linh, len lỏi,...

  • Đối với những từ bắt đầu bằng l/n và láy vần:

  • Nếu tiếng thứ nhất bắt đầu bằng âm gi hoặc không có âm đầu, thì tiếng thứ hai sẽ bắt đầu bằng n. Ví dụ như: giãy nảy, gian nan, ăn năn, áy náy,...

  • Nếu tiếng thứ nhất bắt đầu bằng âm khác gi và không thuộc trường hợp khuyết âm đầu, thì tiếng thứ hai sẽ bắt đầu bằng chữ cái l (trừ trường hợp của các từ khệ nệ, khúm núm). Ví như như: khéo léo, chói lói, khoác lác,...

  • Một số từ trong tiếng Việt có thể thay thế âm đầu nh bằng l.

Ví dụ: lẽ - nhẽ, nhát - lát, nhấp nhánh - lấp lánh, nhời - lời, nhăm nhe - lăm le, nhố nhăng - lố lăng,...

  • Trong tiếng Việt, có một số từ có âm đầu là đ, c có thể được thay thế bằng âm n.

Ví dụ: cạo - nạo, cạy - nạy, đấy - nấy,...

3.2. Trường hợp âm đầu là ch/tr

  • Nếu các tiếng có vần oa, oă, oe, uê thì sẽ không bắt đầu bằng tr. Do đó, khi viết những tiếng có chứa các vần trên, ta phải chọn ch.

Ví dụ: khăn choàng, sáng choang, chập choạng, loắt choắt, chí chóe. chuếnh choáng,...

  • Thông thường, những từ Hán - Việt chứa dấu huyền hoặc dấu nặng sẽ bắt đầu bằng tr.

Ví dụ: trường kì, trù bị, trạng nguyên,...

  • Những từ mang nghĩa phủ định, chỉ các mối quan hệ trong gia đình, nêu tên các hoạt động, chỉ tên các món ăn hoặc các loại quả và chỉ đồ vật trong nhà thường bắt đầu bằng ch.

Ví dụ: chưa, chẳng, chả, chớ, cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng, chạy, cháo, chè, chôm chôm, chuối, chanh, chăn, chiếu, chai, chén, chổi,...

  • Trong tiếng Việt, có một số từ nếu bắt đầu bằng tr thì có thể thay thế bằng gi

Ví dụ: trầu - giầu, trời - giời, trăng - giăng, trồng - giồng,...

  • Ch/tr trong cầu tạo từ láy:

  • Đối với những từ láy âm: trong tiếng Việt có cả từ láy bắt đầu bằng ch và tr, nếu tiếng đầu tiên bắt đầu bằng ch thì tiếng tiếp theo cũng sẽ bắt đầu bằng ch, tương tự như vậy, nếu tiếng đầu tiên bắt đầu bằng tr thì tiếng tiếp theo cũng sẽ bắt đầu bằng tr.

Ví dụ: chăm chỉ, chân chất, trùng trục, tròn trĩnh, trập trùng, trơ tráo,...

  • Đối với những từ láy vần: hầu hết các từ láy vần thường bắt đầu bằng ch (trừ trường hợp của các từ trót lọt, trụ lủi).

Ví dụ: lưng chừng, chênh vênh, chán ngán,...

3.3. Trường hợp âm đầu là s/x

  • Nếu các tiếng có chứa các vần oa, oă, oe, uê, uâ thì tiếng đó sẽ bắt đầu bằng x (trừ trường hợp soát, soạng, soạn, suất).

Ví dụ: xoay xở, xuề xòa, xoành xoạch, xoăn,xoe, xuân,...

  • S/x trong cấu tạo từ láy:

  • Đối với từ láy âm: Tương tự giống như các trường hợp trên, từ láy âm có cả láy s và có cả láy x.

Ví dụ: sung sướng, sắc sảo, sờ soạng, so sánh, xôn xao, xì xào, xao xuyến,... 

  • Đối với từ láy vần: các tiếng bắt đầu bằng x thường láy âm với các tiếng bắt đầu bằng l

Ví dụ: liểng xiểng, lòa xòa, lao xao, lộn xộn, xa lạ,...

3.4. Trường hợp âm đầu là r/d/gi

  • Nếu các tiếng có chứa các vần oa, oe, uê, uy thì sẽ không bắt đầu bằng r và gi. Do đó, khi gặp các tiếng có chứa các vần trên, ta phải sử dụng d làm âm đứng đầu.

Ví dụ: dọa nạt, hậu duệ, duyệt binh, kinh doanh, duy nhất,...

  • Xét r/d/gi trong các từ Hán - Việt:

  • Âm d thường đứng đầu các tiếng Hán - Việt sử dụng dấu ngã hoặc dấu nặng.

Ví dụ: bình dị, kì diệu, diễn viên, mậu dịch, hấp dẫn,...

  • Âm gi thường đứng đầu các tiếng Hán - Việt có dấu sắc hoặc dấu hỏi

Ví dụ: giám sát, tam giác,...

  • Âm gi thường đứng đầu các tiếng Hán - Việt có dấu huyền hoặc không có dấu với điều kiện tiếng đó chứa các vần có âm tiết a.

Ví dụ: giao chiến, tang gia,...

  • Âm d thường đứng đầu các tiếng Hán - Việt có dấu huyền hoặc không có dấu với điều kiện tiếng đó chứa các vần có âm tiết khác a.

Ví dụ: do thám, du dương, dương liễu...

  • R/d/gi trong cấu tạo từ láy tiếng Việt

  • Đối với từ láy âm: trường hợp láy âm của r/d/gi cũng tương tự như các trường hợp đã nêu. Tức là, tiếng Việt có cả láy r, d, và gi.

Ví dụ: rì rào, rung rinh, dào dạt, dãi dầu, giành giật, giục giã,...

  • Đối với các từ láy vần: Những tiếng bắt đầu bằng âm d thường láy với tiếng bắt đầu bằng âm l, tiếng bắt đầu bằng âm r thường láy với tiếng bắt đầu bằng b hoặc c, còn trường hợp bắt đầu bằng gi thường láy với tiếng bắt đầu bằng n.

Ví dụ: lò dò, lim dim, cập rập, co ro, gieo neo, gian nan,...

3.5. Trường hợp âm đầu là c/k/q

  • Trong tiếng Việt, q bao giờ cũng phải đi kèm với âm u để tạo thành qu.

  • Nếu trong tiếng có các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư thì bao giờ cũng phải sử dụng c.

  • Còn khi các nguyên âm trong tiếng là i,e, ê thì ta phải dùng k.

Vieclam123.vn vừa chia sẻ cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về quy tắc chính tả trong tiếng Việt. Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc có thể áp dụng và dùng các quy tắc chính tả tiếng Việt một cách chính xác nhất, tránh mắc những lỗi chính tả không đáng có. Ngoài bài chia sẻ về các quy tắc chính tả tiếng Việt, vieclam123.vn còn cung cấp rất nhiều những kiến thức, những kinh nghiệm hữu ích trong việc học tập và nuôi dạy con trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh và cả các bạn học sinh, sinh viên có thể truy cập trang web vieclam123.vn để tìm kiếm cho mình những thông tin và kiến thức hữu ích nhất.

>> Tham khảo ngay:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022