Blog

Quản lý cấp cao là gì? Hành trình để trở thành một quản lý cấp cao?

26/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quản lý cấp cao là một thuật ngữ quen thuộc trong các doanh nghiệp, tập đoàn hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể giả thích một cách chính xác và rõ ràng về quản lý cấp cao là gì. Vì vậy mà bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết nhất về quản lý cấp cao với các trách nhiệm cụ thể và lộ trình để trở thành một nhà quản lý cấp cao trong tương lai. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

1. Giải đáp quản lý cấp cao là gì?

Quản lý cấp cao thực chất là nhân sự thuộc công ty, doanh nghiệp, là thành viên trong đội ngũ quản lý cốt lõi của tổ chức nhưng không nằm trong Hội đồng Quản trị của doanh nghiệp.

Một cách chi tiết hơn thì quản lý cấp cao là những người có kinh nghiệm từ 5 - 10 năm và có chuyên môn riêng về một lĩnh vực nhất định. Vì thế mà họ chính là người lãnh đạo chính của từng bộ phận nghiệp vụ chuyên môn trong công ty, đảm bảo cho bộ phận của mình có chất lượng, hiệu quả công việc đảm bảo nhất. Từ đó, góp phần vào thành công chung mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Quản lý cấp cao là gì

Quản lý cấp cao bên cạnh việc điều hành, lên kế hoạch hành động thì họ còn là những người giám sát, đánh giá chất lượng công việc của từng cá nhân và cao hơn là toàn phòng ban, bộ phận tương ứng. Bên cạnh đó họ cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ cá nhân khác theo chỉ thị của cấp trên tương ứng với chức trách mà mình đảm nhận.

Trở thành quản lý cấp cao là đích đến cũng như là mục tiêu của rất nhiều người đang hướng tới. Với vị trí này, bạn sẽ trở thành người có quyền lực hơn, có tiếng nói hơn cũng như có sức ảnh hưởng hơn. Cùng với đó là chế độ đãi ngộ, mức thu nhập ấn tượng, hấp dẫn. Tuy nhiên, song song với đó thì trách nhiệm của quản lý cấp cao cũng rất lớn. Vì vậy mà không hề dễ dàng để trở thành quản lý cấp cao cũng như thực hiện tốt chức trách của vị trí này.

2. Trách nhiệm của quản lý cấp cao và phân biệt với quản lý

2.1. Quản lý cấp cao có trách nhiệm ra sao?

Nắm bắt về trách nhiệm của quản lý cấp cao sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quản lý cấp cao là gì. Những trách nhiệm cụ thể của quản lý cấp cao có thể kể đến như sau:

2.1.1. Theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên

Trách nhiệm của quản lý cấp cao

Một trong những nhiệm vụ chính của quản lý cấp cao chính là theo dõi, giám sát hiệu suất làm việc của nhân viên. Thông qua các quản lý, quản lý cấp cao sẽ thu thập các thông tin chi tiết về hiệu suất cũng như chất lượng công việc mà mỗi một nhân viên trong phòng ban, bộ phận thực hiện. Từ đó, có được những cơ sở đánh giá sao cho sát với thực tế nhất cũng như đưa ra được các sự điều chỉnh để cải thiện tốt hơn khi tình hình không ổn định hay chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

2.1.2. Quản lý ngân sách

Ngân sách chi tiêu hoạt động của mỗi bộ phận sẽ do người đứng đầu bộ phận đó, tức là các quản lý cấp cao phê duyệt. Vì vậy mà họ sẽ cần tình toán, phân chia ngân sách sao cho hợp lý với từng dự án cũng như công việc cần thực hiện. Đảm bảo ngân sách được chi tiêu hiệu quả, tránh gây ra các trường hợp rủi ro liên quan đến ngân sách có thể xảy ra.

2.1.3. Hoàn thiện KPI và các mục tiêu đề ra

Những mục tiêu và KPI mà mỗi bộ phận đặt ra đều sẽ cần đảm bảo được thực hiện. Điều này không chỉ phản ánh sự hiệu quả trong công việc của cả 1 tập thể mà còn cho thấy được năng lực của người quản lý cấp cao. 

Các mục tiêu đặt ra là từ dữ liệu ở trong quá khứ của doanh nghiệp và được đưa vào hệ thống nhiệm vụ của từng nhân viên. Giúp họ xây dựng được động lực làm việc cũng như các mục tiêu cụ thể cần hướng đến trong công việc của mình.

Thực hiện KPI và mục tiêu đề ra

Quản lý cấp cao có trách nhiệm trong việc tạo và thúc đẩy động lực làm việc ở nhân viên trong bộ phận mình. Không chỉ giúp cải thiện hiệu suất mà còn có ý nghĩa về mặt doanh thu sau này.

2.1.4. Quản lý vấn đề tuyển dụng, nhân sự

Nhân sự chính là yếu tố nòng cốt của từng bộ phận và xa hơn nữa là của toàn doanh nghiệp. Thông thường, bộ phận nhân sự sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng về nhân sự mới, tuy nhiên, khi các quản lý cấp cao có kiến thức trong quá trình tìm kiếm tài năng mới thì họ cũng có thể tham gia trực tiếp vào quá trình này.

Không những vậy thì quản lý cấp cao cũng có quyền sa thải với những nhân viên không phù hợp với bộ phận, doanh nghiệp hay có kết quả làm việc không đảm bảo. Đồng thời, họ cũng có quyền điều chỉnh , sắp xếp nhân sự để bộ máy có thể hoạt động một cách hiệu quả và tích cực hơn.

2.1.5. Tham gia vào xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp

Dựa vào kinh nghiệm làm việc và chuyên môn của mình mà nhà quản lý cấp cao sẽ phối hợp với các quản ý cấp cao khác hay Ban lãnh đạo trong doanh nghiệp để đưa ra các ý tưởng về chiến lược để áp dụng cho doanh nghiệp.

Với sự nhanh nhạy về các cơ hội mới, quản lý cấp cao có nhiệm vụ định hình các chiến lược phù hợp, hiệu quả với doanh nghiệp mình. Sau đó đưa ra sự thảo luận, bàn bạc để đi đến kết quả áp dụng cuối cùng. Tăng doanh số bán hàng, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, cải thiện về mặt doanh thu và lợi nhuận,... đó là những điều mà quản lý cấp cao cần quan tâm khi xây dựng chiến lược hoạt động.

Xây dựng chiến lược

2.2. Phân biệt quản lý cấp cao và quản lý như thế nào?

Đều được coi là quản lý, vậy, quản lý cấp cao và quản lý giống hay khác nhau? Phân biệt quản lý cấp cao và quản lý như thế nào?

2.2.1. Sự giống nhau

Điểm chung của quản lý cấp cao và quản lý nói chung đó chính là ‘sự quản lý". Họ có nhiệm vụ trong việc giám sát, điều hành hoạt động của một nhóm người cụ thể, Thông qua đó, đảm bảo toàn bộ tập thể đạt được mục tiêu với chất lượng đúng theo yêu cầu được đề ra.

2.2.2. Điểm khác nhau

- Về kinh nghiệm làm việc

Quản lý cấp cao thường có kinh nghiệm làm việc từ 5 - 10 năm, trong khi đó, quản lý thì chỉ cần có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm mà thôi. Tất nhiên, điều này sẽ còn phụ thuộc vào chính sách nhân sự của từng công ty riêng biệt mà có sự phân cấp rõ ràng.

- Về phạm vi quản lý

Phân biệt quản lý cấp cao và quản lý

Quản lý thường chỉ là quản lý đội nhóm, tức là các tổ khác nhau trong cùng một bộ phận lớn nói chung. Vì thế mà số lượng nhân viên của các quản lý sẽ ít hơn so với quản lý cấp cao. Quản lý cấp cao sẽ chịu trách nhiệm với toàn bộ nhân viên trong phòng ban, bộ phận mình, bao gồm cả các quản lý.

- Về trách nhiệm công việc

Đối với vấn đề trách nhiệm công việc thì các quản lý sẽ có khối lượng cũng như yêu cầu công việc thấp hơn rất nhiều so với quản lý cấp cao. Họ chỉ cần đảm bảo với một số lượng người nhất định thay vì với toàn thể nhân viên của một bộ phận như quản lý cấp cao. Do vậy mà áp lực công việc cũng sẽ thấp và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

- Về vị thế doanh nghiệp

Quản lý sẽ là cấp nhỏ hơn so với quản lý cấp cao, họ sẽ không có tiếng nói và quyền lực như quản lý cấp cao. Tuy nhiên, họ được xem là cánh tay đắc lực để các quản lý cấp cao có thể thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp.

3. Lộ trình để trở thành quản lý cấp cao

Khi đã hiểu được quản lý cấp cao là gì thì theo bạn, lộ trình để trở thành một quản lý cấp cao ra sao?

- Sở hữu các chứng chỉ cần thiết

Lộ trình trở thành quản lý cấp cao

Với các quản lý cấp cao thì việc sở hữu các chứng chỉ về kiến thức chuyên môn là điều rất quan trọng. Nó chứng minh được về mặt chuyên môn, đảm bảo quản lý cấp cao có đủ khả năng, trình độ để dẫn dắt và điều hành bộ phận. Đặc biệt, bằng cấp chứng chỉ càng cao và đa dạng thì cơ hội thăng tiến cũng như tiếng nói cũng trở nên trọng lượng hơn.

- Bổ sung kỹ năng mềm

Những quản lý cấp cao nếu muốn thực hiện tốt vai trò của mình trong doanh nghiệp thì sẽ chẳng thể nào thiếu được bộ kỹ năng mềm. Đây sẽ là yếu tố để họ có thể sử dụng và triển khai vận hành với nhân viên của mình để hướng tới sự hiệu quả trong công việc cũng như dễ dàng hơn trong công tác quản lý.

- Lựa chọn môi trường phù hợp

Mỗi một doanh nghiệp, tổ chức sẽ có văn hoá khác nhau. Vì thế mà bạn sẽ cần tìm kiếm cho mình môi trường tiềm năng và phù hợp nhất. Đây chính là cơ sở để bạn có thể phát huy tối đa lợi thế của mình và mang về những kết quả tốt nhất.

- Thể hiện bản thân

Chứng tỏ năng lực bản thân

Để trở thành quản lý cấp cao thì chắc chắn bạn phải cho thấy được năng lực của mình. Và khi các yếu tố trên đã được đảm bảo thì bạn cần có thời cơ chứng minh năng lực để tạo điểm nhấn cho chính mình. Qua đó, nắm bắt những cơ hội thăng tiến trong tương lai một cách hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về quản lý cấp cao là gì. Mong rằng, bà viết đã gửi tới bạn những chia sẻ hữu ích để bạn có thể định hướng và xây dựng lộ trình thăng tiến phù hợp cho bản thân.

Art Director làm gì? Tố chất cần có của một Art Director

Art Director làm gì? Những tố chất cần có của một Art Director gồm những gì? Cùng khám phá chi tiết ngay sau đây nhé!

Art Director làm gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023