Blog

Quản đốc phân xưởng là gì? Tìm hiểu công việc quản đốc phân xưởng

20/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quản đốc phân xưởng chính là người nắm giữ vai trò cầu nối giữa ban lãnh đạo với bộ phận sản xuất ở nhà máy. Nhiệm vụ, vai trò của họ vì thế rất quan trọng, gần như nắm giữ toàn bộ sự phát triển của doanh nghiệp trên phương diện sản xuất. Vậy quản đốc phân xưởng là gì? Nếu bạn đang muốn chinh phục vị trí này thì hãy cập nhật thông tin về quản đốc phân xưởng một cách đầy đủ nhất.

1. Quản đốc phân xưởng là gì?

Quản đốc phân xưởng hay tên gọi tiếng Anh cũng vô cùng phổ biến là Factory Foreman hay Factory Manager, là một người quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất của công xưởng, nhà máy. Cụ thể, vị trí này sẽ có trách nhiệm quản lý con người (công nhân nhà máy, công xưởng), máy móc, các hoạt động sản xuất trong dây chuyền, những phòng ban, bộ phận trong công xưởng, phụ trách xử lý các vấn đề phát sinh, ... Mọi thứ đều phải đảm bảo quản lý đúng theo tiến độ, kế hoạch phân công.

Quản đốc phân xưởng là gì?

2. Tìm hiểu rõ về nhiệm vụ, chức năng đặt ra cho vị trí quản đốc

Đi từ hiểu biết khái niệm quản đốc phân xưởng là gì, bạn sẽ tiến sâu hơn vào nghiệp vụ của vị trí này. Trước tiên hãy cùng vieclam123.vn nhận diện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của quản đốc phân xưởng để hiểu nghề sâu sắc hơn.

2.1. Khám phá chức năng của quản đốc phân xưởng

Quản đốc phân xưởng là vị trí có trách nhiệm đối với công tác điều hành sản xuất ở nhà máy. Khi đứng vào vị trí này, bạn sẽ cần đảm bảo mọi hoạt động diễn ra đúng quy trình, kế hoạch và đạt được kết quả theo tiêu chuẩn được giao.

Trong công tác quản lý, người quản đốc phân xưởng sẽ trực tiếp phân công nhiệm vụ cho người lao động, vừa hướng dẫn họ thực hiện nhiệm vụ sản xuất đúng yêu cầu vừa đôn đốc để đảm bảo rằng kết quả công việc được đúng tiến độ và vẫn đạt chất lượng. Không chỉ kiểm soát về mặt chất lượng, quản đốc cũng phải đảm bảo rằng người lao động đã hiểu rõ quy định để tuân thủ vấn đề an toàn lao động, thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ. vệ sinh công nghiệp.

Quá trình quản lý cũng phải sát sao mọi vấn đề để qua đó kịp thời phát hiện ra các sự cố và xử lý kịp thời. Tránh hậu quả nghiêm trọng.

Quản đốc phân xưởng - chức năng quan trọng

2.2. Nhiệm vụ dành cho người quản đốc phân xưởng

2.2.1. Thực hiện công tác quản lý phân xưởng, xí nghiệp

Là một quản đốc phân xưởng, bạn sẽ có trách nhiệm quản lý, điều tiết toàn bộ những công tác, hoạt động diễn ra ở bên trong nhà máy. Bao gồm cả người lao động lẫn máy móc. Bên cạnh đó, các kế hoạch sản xuất, triển khai kế hoạch cũng do một tay bạn đảm đương, từ đó bảo đảm kế hoạch được triển khai có hiệu quả, thu về năng suất và chất lượng đúng yêu cầu.

Tất cả các vấn dề thuộc nhà máy như tài sản, quy trình sản xuất, nguồn lực lao động, các công tác vệ sinh và sản xuất, ... đều cần quản lý chặt chẽ. Tất nhiều trọng trách này cũng được giao cho quản đốc phân xưởng. Trước Ban giám đốc công ty, người quản đốc sẽ phải đảm bảo mọi thứ được diễn ra đầy đủ, hoàn chỉnh nhất.

Nhiệm vụ chính của quản đốc phân xưởng

2.2.2. Xây dựng kế hoạch công việc bài bản

Phân xưởng sẽ trực tiếp gánh vác công tác triển khai sản xuất do ban lãnh đạo công ty giao xuống. Quản đốc phân xưởng là người tiếp nhận các kế hoạch được giao và từ đó sẽ tổ chức kế hoạch thực thi làm sao cho kế hoạch đi vào thực tế và đạt được các kết quả theo mục tiêu đề ra. Nói đúng hơn, quản đốc sẽ chịu trách nhiệm đối với không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng của hàng hóa được sản xuất.

Cũng là người nắm bắt đầy đủ mọi yêu cầu hoạt động, các kỹ thuật, nghiệp vụ cho nên người quản đốc phải huosng dẫn cán bộ và công nhân biết cách triển khai quy trình sản xuất đúng, đảm bảo được mọi quy định của công ty yêu cầu và tại nhà máy quy định. Giám sát tiến trình triển khai thực tế diễn ra như thế nào, có đúng mục tiêu đặt ra hay không.

Quản đốc từ hướng dẫn, giao việc cho đến giám sát sát sao quá trình triển khai công việc ở mỗi bộ phận, mỗi cán bộ, công nhân trong phân xưởng. Việc này rất quan trọng để giúp quản đốc nắm bắt được tiến trình triển khai có đang đi đúng tiến độ, đảm bảo đúng chất lượng hay không, cũng kịp thời phát hiện ra được sai sót để khắc phục, điều chỉnh.

Vì là người nắm bắt rõ nhất tình hình hoạt động, tình trạng các vật tư thiết bị, công nhân, ... nên quản đốc phân xưởng phải luôn định hướng được các giải pháp phù hợp và áp dụng vào từng giai đoạn, phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tiến độ triển khai và hoàn thành kế hoạch được nhanh chóng hơn.

2.2.3. Kết nối tập thể, đảm bảo chế độ quyền lợi cho lao động

Vừa chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc vừa phải đứng ra để đảm bảo chế độ lợi ích cho người lao động, đó là nhiệm vụ kép mà người quản đốc phân xưởng cần gánh vác. Quản đốc sẽ kết nối, phối hợp với những bộ phận có liên quan nhằm tạo diều kiện đào tạo người lao động có thể nâng cao hơn nữa tay nghề.

Quản đốc trong phân xưởng là người tạo sự kết nối tập thể

Thực hiện những đợt kiểm tra định kỳ về tay nghề của công nhân, qua đó đánh giá tổng quan trình độ của đội ngũ sản xuất, vừa kịp thời sàng lọc chất lượng lao động vừa có biện pháp xử lý kịp thời đối với lao động tay nghề thấp, tránh gây ảnh hưởng tối đa đến chất lượng sản xuất sản phẩm.

Tạo ra một môi trường lao động an toàn, các phúc lợi phù hợp và được duy trì ấp dụng, quan tâm sát sao đến mỗi bộ phận, mỗi lao động cũng là một nhiệm vụ cốt yếu mà quản đốc không thể lơ là trong quá trình thực hiện.

2.3. Quản đốc phân xưởng có quyền hạn gì?

Người quản đốc của một phân xưởng có quyền được bổ nhiệm hay cách chức các vị trí quản lý dưới quyền, thuộc sự quản lý của mình. Đối với việc quản lý công nhân, bạn cũng được đưa ra quyết định tăng hoặc giảm về cấp bậc kỹ năng của người lao động, bên cạnh đó sẽ là người triển khai các nghiệp vụ như phân công công việc, điều động nguồn lực và giám sát quá trình làm việc của công nhân dưới quyền quản lý. Đương nhiên đi kèm với đó, quản đốc sẽ là người đưa đánh giá cho mỗi lao động, dựa vào bình xét mà đưa ra đề xuất khen thưởng hay kỷ luật cho từng người.

Mọi quyền hạn của người quản đốc sẽ nằm trong và bao quát phân xưởng, thế nên không chỉ phụ trách và sử dụng quyền hành lên con người mà đối với tài sản, hệ thống máy móc, quản đốc cũng có quyền hành rõ ràng. Theo đó, quản đốc sẽ được điều phối, sắp xếp máy móc, khi máy móc hỏng hóc hay không thể tiếp tục thực hiện công việc nữa thì sẽ được đề xuất thay thế hoặc bảo dưỡng bởi chính quản đốc lên cấp trên.

Việc sử dụng quyền tất cả đều phục vụ cho mục đích công việc. Do vậy mà việc sử dụng quyền hạn cũng là một phần quan trọng của nghiệp vụ quản đốc phân xưởng, buộc bạn phải biết tận dụng, sử dụng hợp lý, đúng lúc.

3. Những kỹ năng cơ bản đòi hỏi ở một quản đốc phân xưởng

Kỹ năng cần có của quản đốc phân xưởng

Một người quản đốc công xưởng giỏi thì không chỉ có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất tốt mà còn cần có bộ kỹ năng chuẩn mực trong công tác quản lý và sản xuất tại nhà máy, phân xưởng. Vậy những kỹ năng quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định tới cơ hội và con đường thành công của quản đốc phân xưởng là gì? Nếu như còn mơ hồ trong vấn đề này thì nhất định phải cập nhật ngay để giúp cho vị trí quản đốc dễ dàng thực hiện hơn nhé.

3.1. Kỹ năng quản lý nhất định phải có ở một quản đốc

Do được trao trọng trách gánh vác toàn bộ mọi thứ thuộc về phân xưởng nên công tác quản lý trở thành nghiệp vụ trọng yếu hàng đầu mà quản đốc công xưởng phải làm tốt. Từ con người đến tài sản, vật tư hay thậm chí là đời sống công nhân, ... đều nằm trong danh mục mà quản đốc cần sát sao, nắm bắt rõ nhất.

3.2. Khả năng quản trị sản xuất

Quản đốc cần đảm bảo tiến trình sản xuất đạt được những hiệu quả tốt nhất. Hoàn thành nghiệp vụ này, bạn phải quản lý đơn hàng tốt, sát sao đến chất lượng của từng sản phẩm được làm ra. Qua quá trình nắm bắt mọi thứ, hơn hết bạn cần biết cách phân tích vấn đề, đánh giá các yếu tố trong khâu sản xuất đến sản phẩm để nhận diện các yếu điểm còn tồn tại ở dây chuyền sản xuất. Từ đó, quản đốc sẽ phải đưa ra phương án khắc phục.

Quản đốc cần đáp ứng kỹ năng gì?

Vai trò quản trị của quản đốc còn được thể hiển ở cả khả năng xây dựng, tạo lập các mối quan hệ đồng thuận, tốt đẹp, đoàn kết trong phân xưởng, mối quan hệ quản lý, nhân viên giữa quản đốc và công nhân để đem đến sự phối hợp nhịp nhàng, hài hòa. Không những đem đến một môi trường làm việc nhân văn, tích cực, giàu thân thiện mà còn góp phần tạo ra sự trôi chảy cho quá trình sản xuất.

3.3. Sự nhạy bén, linh hoạt khi xử lý vấn đề

Quản đốc giỏi không phải là người cứ thể hiện sự khắt khe và hình thành khoảng cách quá lớn đối với cấp dưới mà sẽ là người biết nhu – cương phù hợp. Đứng trước mọi vấn đề, quản đốc sẽ phải luôn bình tĩnh để nhìn nhận, xem xét phân tích để đưa ra được phương án xử lý phù hợp nhất.

Phân xưởng là nơi dễ xảy ra những sự cố sản xuất như mất điện, máy móc hỏng hóc, trục trặc, ... Nếu như không linh hoạt, rất có thể quản đốc phải chứng kiến cảnh cả xưởng phải trì trệ hoạt động, công nhân không có việc làm. Thế nên buộc người nắm giữ vị trí quản đốc phải luôn sẵn sàng tinh thần ở đầu sóng ngọn gió, thật linh hoạt để kịp thời đưa các vấn đề ra giải quyết, xử lý sao cho phù hợp mà không gây ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Như vậy, qua thông tin khai thác quản đốc phân xưởng là gì và các vấn đề xoay quanh vị trí này, bạn đã có kế hoạch chuẩn bị cho cuộc chinh phục cơ hội nghề nghiệp chưa? Hãy luôn rèn luyện để khẳng định bản lĩnh của mình, nắm bắt kiến thức về hoạt động sản xuất để có đủ tự tin trở thành một quản đốc tốt nhé.

Quản lý showroom, họ là ai?

Bạn yêu thích nghiệp vụ quản lý, có lẽ quản lý showroom là một cơ hội để giúp bạn trải nghiệm với ước mơ của mình. Hãy khám phá về vị trí này nhiều hơn qua bài viết dưới đây, bạn sẽ sớm vượt qua cuộc tuyển dụng hóc búa và những đối thủ nặng ký nhất để trở thành một quản lý showroom.

Quản lý showroom

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023