Pulmonary Embolism là gì? Tìm hiểu thông tin về thuyên tắc mạch phổi
Pulmonary Embolism là gì? Tìm hiểu thông tin về thuyên tắc mạch phổi
Pulmonary Embolism là gì? Đây là một vấn đề về sức khỏe khiến nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cụ thể các thông tin về chứng thuyên tắc phổi. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn nhé!
MỤC LỤC
Pulmonary Embolism là gì? Pulmonary Embolism (PE) còn gọi là Thuyên tắc mạch phổi. Đây là tình trạng tắc nghẽn mạch máu đột ngột ở phổi và ngăn dòng lưu thông của máu ở vùng đó, gây trở ngại cho việc trao đổi khí.
Tắc mạch phổi cấp tính sẽ xảy ra khi các cục máu đông di chuyển từ những bộ phận khác (đặc biệt là chân) đến phổi bị tắc nghẽn. Tùy thuộc vào kích thước của cục máu đông và số lượng các mạch máu có liên quan thì thuyên tắc phổi có thể đe dọa tới tính mạng con người và cần phải điều trị ngay lập tức.
Các triệu chứng của Pulmonary Embolism (Thuyên tắc mạch phổi) gồm:
- Khó thở và thở khò khè, thường khó thở đột ngột hoặc khó thở ngay cả khi gắng sức hay khi nghỉ ngơi.
- Cảm thấy choáng váng, đau ở ngực, đau khi hít vào, tim đập nhanh.
- Cơ thể sốt nhẹ, không có ý thức và ho ra máu.
- Khi khám lâm sàng thì bệnh nhân thở nhanh, nhịp tim đập nhanh, ran phổi, rung thanh giảm và tĩnh mạch cổ nổi, sưng đỏ, đau ở chi dưới nếu kèm theo huyết khối tĩnh mạch sâu.
Những người có nguy cơ mắc thuyên tắc phổi:
- Không hoạt động trong một thời gian dài khi di chuyển bằng phương tiện như tàu hỏa, máy bay.
- Người có tiền sử bị bệnh suy tim, đột quỵ.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người đang mang thai, đã sinh con trong vòng 6 tuần.
- Người đang dùng thuốc tránh thai, sử dụng các liệu pháp thay thế hormone.
- Người bị chấn thương hay chấn thương tĩnh mạch.
Chẩn đoán Pulmonary Embolism là gì? Có nhiều phương pháp xét nghiệm để có thể xác định và chẩn đoán được thuyên tắc mạch phổi bao gồm: Siêu âm mạch máu chi dưới, D-dimer trong máu, Siêu âm tim thuyên tắc phổi, Chụp CT scanner đa đầu dò có cảnh quang (CTPA), Xạ hình phổi, Các xét nghiệm thường quy khác.
Khi chẩn đoán Pulmonary Embolism, cần chẩn đoán và phân biệt các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự như: đau ngực, tụt huyết áp, khó thở,...
Các bệnh lý cần được chẩn đoán để phân biệt với thuyên tắc phổi như: Nhồi máu cơ tim cấp (nhất là nhồi máu cơ tim thất phải), Suy tim trái cấp, Viêm màng ngoài tim, ép tim cấp, Viêm phổi thùy, Tràn khí màng phổi, Tăng áp động mạch phổi tiên phát, Gãy xương sườn,, Cơn hen phế quản, Viêm khớp sụn sườn, Đau cơ và đau thần kinh liên sườn.
Cục máu đông trong cơ thể có thể được hình thành bởi nhiều lý do khác nhau. Pulmonary Embolism thường gây ra bởi huyết khối tĩnh mạch sâu - tình trạng cục máu đông hình thành ở các tĩnh mạch sâu trong cơ thể. Các cục máu đông gây thuyên tắc phổi thường bắt đầu ở chân hoặc xương chậu.
Cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể có thể do các nguyên nhân khác gây nên như:
- Chấn thương, tổn thương: Các chấn thương như gãy xương, rách cơ,.. có thể gây ra tổn thương cho mạch máu và dẫn đến đông máu.
- Người ít vận động: Nếu trong thời gian dài không hoạt động thì trọng lực sẽ khiến máu bị ứ đọng ở những vùng thấp nhất của cơ thể. Từ đó có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông. Điều này có thể xảy ra nếu bạn đang ngồi khi đi đường dài hoặc đang nằm trên giường để phục hồi sau khi ốm.
Phương pháp điều trị Pulmonary Embolism là gì? Điều trị thuyên tắc mạch phổi chủ yếu là điều trị chống đông máu và thở oxy trong giai đoạn đầu. Việc này có thể cải thiện được tình trạng khó thở và giảm oxy trong máu. Những phương pháp điều trị cụ thể là:
Thuốc chống đông là thuốc làm loãng máu. Đây là loại thuốc làm thay đổi một số chất trong máu để ngăn sự hình thành các cục máu đông. Tuy nhiên nó sẽ không hòa tan được các cục máu đông đã hình thành. Nó có tác dụng ngăn chặn các cục máu đông lớn hơn ở phổi và ngăn sự hình thành của các cục máu đông mới. Sau đó theo cơ chế tự sửa chữa của cơ thể thì sẽ tự phá vỡ các cục máu đông.
Thuốc chống đông có 2 dạng là viên uống (dạng siro dành cho người không nuốt được thuốc viên). và dạng tiêm. Thường thì việc tiêm sẽ sử dụng khi bệnh nhân bắt đầu điều trị vì nó có hiệu quả ngay lập tức. Khi tiêm thuốc và chẩn đoán xác định Pulmonary Embolism thì bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định uống Warfarin. Warfarin thường mất vài ngày để phát huy được đầy đủ tác dụng.
Việc điều trị hỗ trợ sẽ giúp cơ thể đối phó với những ảnh hưởng của bệnh thuyên tắc phổi như sau: Sử dụng thở oxy để giảm tình trạng khó thở, truyền dịch tĩnh mạch hỗ trợ tuần hoàn, theo dõi sát và chăm sóc nếu như bệnh nhân không khỏe hoặc mắc thuyên tắc phổi lớn.
Điều trị bổ sung Pulmonary Embolism là gì? Có thể sử dụng các phương pháp điều trị thuyên tắc phổi lớn cho các bệnh nhân rất yếu và không thể điều trị kháng đông như sau:
- Sử dụng thuốc tiêu huyết khối (thrombolysis): Đây là thuốc giúp hòa tan cục máu đông đã hình thành. Thuốc này mạnh hơn thuốc điều trị kháng đông nhưng có nguy cơ cao gây ra tác dụng phụ như chảy máu não.
- Dùng màng lọc tĩnh mạch chủ dưới: Màng lọc được đặt trong tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch lớn dẫn máu về tim) để ngăn không cho cục máu đông trôi về phổi. Phương pháp này sử dụng trong trường hợp thuốc chống đông không điều trị hiệu quả hoặc bệnh nhân không thể dùng thuốc chống đông do vấn đề về sức khỏe.
- Phẫu thuật loại bỏ huyết khối (embolectomy): Đây là phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân Pulmonary Embolism rất nặng. Họ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phẫu thuật.
Đây là cuộc phẫu thuật lớn, được tiến hành bên trong lồng ngực, gần với tim và có xác suất nguy hiểm khá cao nên cần bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện.
- Loại bỏ cục máu đông qua ống thông (catheter embolectomy): Đây là cách luồn một ống nhỏ vào mạch máu cho đến khi tiếp cận được cục máu đông. Bác sĩ sau khi tiếp cận sẽ lấy cục máu đông ra hoặc phá vỡ cục máu đông. Đây là phương pháp điều trị chuyên sâu, chỉ có ở một số bệnh viện lớn.
Có rất nhiều biện pháp để có thể làm giảm nguy cơ của thuyên tắc phổi:
- Có một chế độ tập luyện thể dục thể thao cụ thể. Nếu như không thể đi lại sau khi phẫu thuật thì khi hồi phục hãy cử động tay chân trong vòng vài phút mỗi giờ.
- Nếu như phải ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài thì hãy mang vớ nén để có thể lưu thông máu ở chân.
- Uống nhiều nước lọc và nước trái cây, không nên uống nhiều rượu và chất chứa cafein, không hút thuốc.
- Không mặc quần áo quá bó sát và tránh bắt chéo chân.
- Nâng cao chân trong vòng 30 phút 2 lần/ ngày.
Trên đây là các thông tin về Pulmonary Embolism là gì? Hy vọng thông qua bài viết trên đây của vieclam123.vn bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về Pulmonary Embolism (bệnh thuyên tắc mạch phổi). Từ đó có thể biết được các biện pháp ngăn ngừa và chữa trị hiệu quả.
Scrum được hiểu như thế nào? Mối liên hệ và giá trị của Scrum là gì? Nêu những đặc điểm và vai trò quan trọng của Scrum? Tất cả câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay tại bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023