Blog

POSM là gì? Vai trò của Point of Sales Material trong bán hàng

07/11/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

POSM (Point of Sales Material) là những vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại điểm bán, nhằm thu hút khách hàng và tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu cụ thể những vật dụng trong POSM là gì qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. POSM là gì?

1.1. POSM là gì?

POSM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Point of Sales Materials, nó còn được viết dưới một số dạng khác như POPM hoặc POP, được hiểu là “Các vật dụng thiết kế tại điểm bán”. Trong Marketing, những vật dụng tại điểm bán có vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng. Hãy tưởng tượng khi khách hàng bước đến một gian hàng, hội chợ, giữa một sản phẩm nằm trong góc và không có điểm gì nổi bật với những sản phẩm được đặt trên những chiếc kệ đẹp, có nhiều vật trang trí, giới thiệu sản phẩm xung quanh, khách hàng sẽ lựa chọn để xem sản phẩm nào? 

Đặc biệt là đối với những mặt hàng tiêu dùng nhanh, POSM đóng vai trò quan trọng bởi nó có thể dễ dàng chi phối và làm thay đổi quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nói POSM có thể chúng ta sẽ khó mường tượng, nhưng chắc chắn không ít thì nhiều bạn cũng đã gặp rất nhiều vật dụng POSM trong các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, hội chợ, sự kiện ẩm thực,... rồi đấy!

1.2. Hiệu quả của POSM là gì?

POSM có thể mang đến hiệu quả truyền thông cao cho doanh nghiệp, giúp quảng cáo hình ảnh, thương hiệu, đồng thời tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, thúc đẩy doanh thu nhanh chóng. Cụ thể, những lợi ích mà POSM có thể mang lại như sau:

Thứ nhất, POSM giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu trong lòng khách hàng. Nếu lần nào vào các siêu thị, cửa hàng, khách hàng cũng nhìn thấy hình ảnh, nhãn hàng của bạn, dần dần họ sẽ hình thành nhận thức về sự tồn tại của bạn, từ đó kích thích hành vị mua sắm, dùng thử của khách hàng. Nhất là với những thương hiệu mới nổi, những sản phẩm mới ra mắt thì việc tăng độ nhận diện thương hiệu này là hết sức cần thiết.

Thứ hai, POSM giúp đo lường hành vi và đánh giá thái độ mua hàng của khách hàng thông qua những gì họ thấy. Nếu như quảng cáo trên truyền hình tiếp cận được hàng trăm nghìn khán giả, giúp họ biết đến sự tồn tại của tên nhãn hàng sản phẩm thì POSM kiểm tra tính hiệu quả của những quảng cáo đó trong môi trường thực tế. Nếu doanh nghiệp tập trung quá nhiều chi phí vào quảng cáo truyền hình mà bỏ qua POSm thì khách hàng sẽ rất khó tiếp cận và quyết định mua sản phẩm. Những quảng cáo trực tiếp tại điểm bán sẽ trực tiếp tác động đến quyết định mua hàng của khách.

Thứ ba, POSM giúp kết nối thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng. Các poster, sticker,..không chỉ cung cấp thông tin sản phẩm chương trình khuyến mại mà còn là thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi tới khách hàng của mình dưới hình thức độc đáo, ấn tượng nhất. Bộ POSM chuyên nghiệp có thể gây ấn tượng mạnh, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và nâng cao năng suất bán hàng.

Cuối cùng, POSM là hình thức quảng cáo giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí. Chỉ cần đầu tư thiết kế một bộ POSM là doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian tương đối dài, sử dụng nhiều lần, và cũng dễ di chuyển, lắp đặt. So với chi phí đắt đỏ như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông thì POSM tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

Tóm lại, POSM mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc tăng doanh thu bán hàng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu và tiết kiệm chi phí.

Xem thêm: Phần mềm tạo cv bán hàng chuyên nghiệp, đẹp mắt nhất hiện nay.

2. Các vật dụng trong POSM

Nếu bạn chưa hình dung được cụ thể POSM là gì thì hãy cùng tìm hiểu những vật dụng thường xuất hiện trong POSM dưới đây. Chắc chắn bạn đã từng rất nhiều lần nhìn thấy và biết đến nó rồi đấy.

2.1. Poster

Poster là một tờ quảng cáo tương đối lớn, thường được thiết kế với kích cỡ 40x60 cm hoặc 50x70cm. Poster thường được treo ở nơi dễ nhìn trong gian hàng hoặc đặt ngay trước gian hàng để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy chúng ở khoảng cách gần. Nhìn vào poster, khách hàng có thể biết được thông tin về sản phẩm bày bán, tên doanh nghiệp, các chương trình ưu đãi,...Doanh nghiệp có thể chọn những thông tin nổi bật, muốn nhấn mạnh với khách hàng để cho vào poster.

Chúng ta vẫn thường thấy Poster được dán nhiều nhất ở trong các cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng bán lẻ, chợ,...

2.2. Leaflet

Leaflet là những tờ thiết kế nhỏ gọn hơn poster, được in thành nhiều bản và tiện lợi để phân phát cho khách hàng và khách hàng có thể cầm đi. Leaflet thường được in trên khổ A4 hoặc A5, có thể được in màu hoặc in đen trắng tùy vào chi phí của từng doanh nghiệp.

Leaflet thường mang tính chất giới thiệu cụ thể về từng sản phẩm, hướng dẫn sử dụng. Leaflet có thể được trưng bày tại các kệ bán hàng chính hoặc được các PG (promotion girl) phát trực tiếp tại các hội nghị, sự kiện. Nhờ vào Leaflet mà khách hàng có thể có được thông tin đầy đủ, chi tiết về sản phẩm. Hơn nữa còn có thể xem lại, cân nhắc, đánh giá và giới thiệu đến bạn bè, người thân sản phẩm của doanh nghiệp bất cứ lúc nào. 

2.3. Standee

Standee thường xuất hiện trong các hội chợ, triển lãm, được thiết kế với kích thước 0.6x1.6m hoặc 0.8x1.8m, có giá đỡ và thường đặt trước các gian hàng. Các standee có thể được di chuyển một cách dễ dàng, linh hoạt thay ảnh mà không cần thay toàn bộ giá đỡ.

2.4. Sticker

Sticker là các nhãn dán hoặc các hình ảnh minh họa được dán trực tiếp lên sản phẩm. Sticker thường nhỏ gọn, vui nhộn, ấn tượng, được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau. Qua sticker, khách hàng có thể biết được thông tin nhất định về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn thể hiện.

2.5. Booth

Booth chính là những quầy bán hàng, là khoảng không gian được sử dụng để trưng bày sản phẩm. Booth có thể được thiết kế thành nhiều hình dạng khác nhau sao cho phù hợp với không gian, địa điểm bán hàng và đảm bảo ấn tượng, thu hút được khách hàng. 

Thông thường, booth thường trưng bày sản phẩm, có từ 3-4 nhân viên quản lý và hỗ trợ khách hàng trải nghiệm sản phẩm, tham gia đổi quà, nhận quà. Có nhiều doanh nghiệp chủ động tổ chức các booth bán hàng tại các trường Đại học, công ty,...để quảng bá sản phẩm của mình.

2.6. Divider 

Divider thường được dùng trong siêu thị, đặt tại các kệ chính để phân chia các sản phẩm, nhãn hàng. Khi một nhãn hàng có chương trình khuyến mãi cũng có thể đặt các divider này tại quầy để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Divider được thiết kế nhỏ gọn để không tốn qua nhiều diện tích và không gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình di chuyển, lựa chọn sản phẩm.

2.7. Wobbler

Wobbler được thiết kế nhỏ gọn gần giống với sticker nhưng không dán trực tiếp lên sản phẩm mà được treo trên kệ bán hàng chính để thể hiện giá của sản phẩm hoặc các chương trình khuyến mãi nếu có. 

2.8. Tester

Tester là những mẫu sản phẩm dành cho khách hàng để dùng thử. Các sản phẩm tester thường có thiết kế nhỏ gọn, dung tích nhỏ hơn sản phẩm chính. Với những sản phẩm này, khách hàng có thể thử trước khi quyết định mua sản phẩm. Một số dòng sản phẩm thường xuyên có tester là các dòng nước hoa, xịt mùi cơ thể, nước xả vải,...

2.9. Gondola end

Gondola end hay còn gọi là GE là những thiết kế quảng cáo thường đặt ở hai đầu kệ trong các gian hàng ở siêu thị để thu hút sự chú ý của khách hàng. Doanh nghiệp thường làm những GE này để quảng bá thương hiệu và nhất là khi có sản phẩm mới được ra mắt thì GE sẽ giúp để làm nổi bật sản phẩm đó.

2.10. Check-out counter (COC) 

Check out counter là giá để những sản phẩm nhỏ, khách hàng thường dễ quên. Vì vậy, khi thanh toán, nhìn thấy những sản phẩm đó, khách sẽ dễ nhìn và chọn luôn. Một số mặt hàng có thể được trưng bày tại Check out counter như bàn chải, pin, kẹo cao su, thanh socola, gel rửa tay,...

2.11. Display Island

Doanh nghiệp thường sẽ phải trả một khoản phí tương đối cao nếu chọn hình thức quảng cáo Display Island này. Bởi doanh nghiệp có thể trưng bày tất cả những sản phẩm nổi bật ngay chính giữa trung tâm thương mại, hội chợ, cung cấp các thông tin về sản phẩm, chương trình khuyến mãi. Mỗi khách hàng khi đi mua sắm đều sẽ bị thu hút bởi khu vực trưng bày đẹp mắt, ấn tượng, nổi bật này.

2.12. Dangler

Đây là mẫu thiết kế được treo ở trên trần của các siêu thị, trung tâm thương mại. Dangler có thể thu hút tầm nhìn của khách hàng từ xa hoặc từ trên cao. Dangler thường làm nổi bật nhãn mác, thương hiệu sản phẩm thông qua hình ảnh thay vì những thông tin chi tiết. 

3. Bật mí làm thế nào để POSM trở lên hiệu quả

3.1. Phải luôn luôn khác biệt

POSM cần phải thực sự khác biệt so với những nhãn hàng khác và đặc biệt là đối thủ cạnh tranh. Nếu POSM của bất kì doanh nghiệp nào cũng giống nhau thì quả thực là chẳng còn điều gì thú vị và thu hút nữa đúng không nào? Vì vậy, cần phải sáng tạo trong các POSM, vì sự khác biệt sẽ khiến bạn trở nên thu hút và trở thành “number one” trong mắt khách hàng. 

3.2. Thay đổi vị trí đặt POSM

Hãy luôn làm mới POSM bằng cách thay đổi vị trí của chúng một cách thường xuyên. Sẽ thật nhàm chán nếu như lần nào vào cửa hàng, khách cũng nhìn thấy những POSM đặt ở những vị trí tương tự như những lần trước. Lần đầu tiên có thể họ sẽ thấy thú vị nhưng đến lần thứ ba thì chắc chẳng còn ai ngó ngàng đến gian hàng của bạn nữa.

Đặc biệt ở những không gian trưng bày chật hẹp, việc thay đổi vị trí đặt POSM thường xuyên không những làm gian hàng trở lên mới mẻ mà còn khiến không gian được bố trí hợp lý, “vừa mắt” khách hàng và thuận tiện cho khách hàng trong quá trình mua sắm. 

3.3. Màu sắc của POSM

Màu sắc của các POSM nên là những màu nổi bật, tương phản để có thể tạo ra sức hút. Những màu trầm, tối, đồng màu khó có được sự thu hút của khách hàng bằng những màu sắc rực rỡ.

3.4. Kết hợp mã QR

Nếu có thể, doanh nghiệp có thể kết hợp mã QR trong thiết kế POSM. Việc này giúp doanh nghiệp có thể lấy được thông tin khách hàng, từ đó có thể lấy ý kiến khảo sát của khách, cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Đồng thời, từ những thông tin này, doanh nghiệp cũng có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng phù hợp, giữ chân khách hàng gắn bó lâu hơn với doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin về POSM được Vieclam123 chia sẻ. Hy vọng bài viết đã đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết hay nữa từ Vieclam123.vn nhé.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023