Blog

Cách sử dụng hiệu quả phương pháp trả lời phỏng vấn STAR

28/09/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra các câu trả lời ngắn và rõ ràng khi phỏng vấn? Bạn không biết làm thế nào để chia sẻ thành tích của mình khi phỏng vấn mà không bị xem là khoe khoang? Phương pháp trả lời phỏng vấn STAR có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề trên. Sử dụng phương pháp này khi phỏng vấn sẽ giúp bạn đưa ra được những ví dụ đặc sắc hoặc bằng chứng cụ thể chứng minh bạn có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho công việc bạn đang phỏng vấn. STAR là chữ viết tắt Tiếng Anh kết hợp của Situation (Tình huống), Task (Nhiệm vụ), Action (Hành động), Result (Kết quả). Phương pháp này sẽ đặc biệt hữu ích khi trả lời các câu hỏi tập trung vào năng lực, thường bắt đầu bằng các cụm từ như "Mô tả thời điểm khi ..." hoặc "Chia sẻ ví dụ về tình huống ..."

1. Phương pháp trả lời phỏng vấn STAR là gì?

Phương pháp trả lời phỏng vấn STAR được dùng để trả lời những câu hỏi phỏng vấn hành vi. Câu hỏi phỏng vấn hành vi là những câu hỏi về cách bạn đã ứng xử trong quá khứ. Cụ thể là về cách bạn đã xử lý các tình huống công việc nhất định như thế nào trong quá khứ. Các nhà tuyển dụng dùng phương pháp này để phân tích công việc, xác định những phẩm chất, kỹ năng mà một ứng viên có năng lực tốt đã thể hiện trong công việc cũ của mình.  

*Chú ý: Vì thành công trong quá khứ có thể là một cách tốt để dự đoán tương lai, các nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi này để quyết định xem ứng viên có đủ kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành tốt công việc không.

Ví dụ, khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể muốn tìm bằng chứng xác minh ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng phân tích, sáng tạo, kiên trì vượt qua thất bại, kĩ năng viết, thuyết trình, khả năng làm việc nhóm, thuyết phục, kĩ năng định hướng, hoặc độ chính xác. 

Các ví dụ về câu hỏi phỏng vấn hành vi:

  • Hãy nói về một lần bạn phải hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian hạn chế?

  • Bạn đã bao giờ vượt qua giới hạn bản thân và nhiệm vụ chưa?

  • Bạn làm gì khi một thành viên trong nhóm từ chối hoàn thành trách nhiệm công việc của anh ấy hoặc cô ấy?

Một vài nhà tuyển dụng thiết kế các câu hỏi của họ dựa trên phương pháp STAR. Tuy nhiên, các ứng viên tìm việc cũng có thể sử dụng phương pháp trả lời phỏng vấn STAR để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn hành vi.

Các khái niệm chính về phương pháp STAR

STAR là từ viết tắt của Situation, Task, Action, Result. Mỗi khái niệm là một bước mà ứng viên có thể sử dụng để trả lời câu hỏi phỏng vấn hành vi hoặc câu hỏi phỏng vấn tình huống. Bằng cách sử dụng tất cả bốn bước, các ứng viên tìm việc có thể đưa ra một câu trả lời hoàn chỉnh. Những khái niệm trong từ viết tắt bao gồm:

Situation (Tình huống): Miêu tả bối cảnh bạn đã làm công việc gì hoặc bạn gặp vấn đề gì trong công việc. Ví dụ, trong quá khứ, có thể bạn đã làm việc nhóm hoặc đã có xung đột với một đồng nghiệp khi làm việc. Tình huống này có thể được rút ra từ kinh nghiệm làm việc, một công việc tình nguyện, hoặc bất kỳ sự kiện liên quan khác. Hãy đưa ra tình huống cụ thể nhất có thể.

Task (Nhiệm vụ): Tiếp theo, miêu tả trách nhiệm của bạn trong huống đó. Có thể bạn đã phải giúp nhóm của mình hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian ngắn, giải quyết một vấn đề với đồng nghiệp, hoặc đạt một mục tiêu kinh doanh bán hàng.

Action (Hành động): Sau đó, bạn hãy nói về việc bạn đã hoàn thành công việc đó hoặc nỗ lực để vượt qua thử thách như thế nào. Tập trung vào những gì bạn đã làm, hơn là nhóm của bạn, sếp của bạn hoặc đồng nghiệp của bạn đã làm. (Mẹo: thay vì nói rằng: “Chúng tôi đã làm…”, hãy nói rằng: “Tôi đã làm …”)

Result (Kết quả): Cuối cùng, giải thích kết quả đạt được nhờ hành động của bạn. Hãy nhấn mạnh vào điều bạn đã hoàn thành hoặc điều mà bạn đã học được. 

Cách chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sử dụng phương pháp STAR

Vì bạn không thể biết trước được nhà tuyển dụng sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn nào, cách tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị một số tình huống từ công việc trước đây của bản thân. 

Đầu tiên, lên một danh sách các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc bạn đang chuẩn bị phỏng vấn. Nó có thể giúp bạn biết được những kỹ năng hoặc phẩm chất phù hợp với trình độ của bạn. Sau đó, tìm những ví dụ về những dịp mà bạn thể hiện những kỹ năng đó. Cho từng ví dụ, liệt kê tình huống (situation), nhiệm vụ (task), hành động (action) và kết quả (result) của sự việc.

Bất kể ví dụ bạn chọn là gì, hãy đảm bảo rằng bạn giữ nó liên quan nhất có thể đến công việc mà bạn đang chuẩn bị phỏng vấn. 

Bạn cũng có thể xem qua trước các câu hỏi phỏng vấn hành vi thường gặp, và thử trả lời chúng sử dụng phương pháp STAR.

2. Ví dụ về câu hỏi và câu trả lời sử dụng phương pháp STAR

VD1: Hãy nói về một lần bạn phải hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Miêu tả tình huống và cách bạn giải quyết nó. 

Mặc dù tôi thường thích lên kế hoạch cho công việc của mình theo từng giai đoạn và hoàn thành chúng từng bước một, tôi vẫn có thể đạt được kết quả công việc chất lượng cao trong khoảng thời gian hạn chế. (Tình huống) Có một lần tại công ty cũ, một nhân viên đột nhiên nghỉ việc trong khi một dự án mà anh ta quản lý sắp đến hạn hoàn thành. (Nhiệm vụ) Tôi được giao trách nhiệm phải hoàn thành dự án đó, với chỉ vài ngày để tìm hiểu cũng như hoàn thành. (Hàng động) Tôi đã tạo một nhóm đặc biệt và phân chia công việc. (Kết quả) chúng tôi đã cùng hoàn thành công việc trong chỉ vài ngày được giao. Thực tế thì tôi tin rằng bản thân sẽ càng phát huy tốt hơn khi phải làm việc trong điều kiện thời gian ngắn, hạn hẹp.    

VD2: Bạn làm gì khi một thành viên trong nhóm từ chối hoàn thành phần công việc của anh ấy hoặc cô ấy đúng hạn?

Khi xảy ra vấn đề hoặc tranh chấp nhóm, tôi luôn cố gắng hết mình để thể hiện như một trưởng nhóm nếu cần thiết. Tôi nghĩ rằng kỹ năng giao tiếp tốt giúp tôi trở thành một nhà lãnh đạo và một người điều hành hiệu quả. (Tình huống) Ví dụ, một lần, khi tôi làm việc nhóm, hai thành viên trong nhóm xảy ra tranh cãi, cả hai đều từ chối hoàn thành phần việc của mình. Cả hai người đều không hài lòng với khối lượng công việc của bản thân, (Hành động) vì vậy tôi đã sắp xếp một cuộc họp nhóm và giao lại công việc giữa các thành viên. Điều này đã khiến mọi người vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn. (Kết quả) Từ đó, dự án của chúng tôi đã thành công.

VD3: Hãy kể về một lần bạn đưa ra sáng kiến trong công việc. 

(Tình huống) Mùa đông năm ngoái, tôi đã làm việc với vai trò là điều phối viên tài khoản, hỗ trợ điều hành tài khoản cho một khách hàng lớn tại một đại lý quảng cáo. Người điều hành tài khoản đã gặp tai nạn và phải nghỉ làm ba tuần trước khi một chiến dịch lớn diễn ra.

(Nhiệm vụ) Tôi đã tình nguyện tham gia vào chiến dịch và dàn dựng bài thuyết trình bằng cách phối hợp lên nội dung với nhóm truyền thông và sáng tạo. (Hành động) Tôi đã tổ chức một cuộc họp khẩn và tạo điều kiện để thảo luận về các kịch bản quảng cáo, kế hoạch truyền thông và vai trò khác nhau của các thành viên liên quan đến bài thuyết trình. 

(Kết quả) Tôi đã đạt được sự đồng thuận về hai chiến lược quảng cáo ưu tiên mà chúng tôi phải chạy, cùng với các chiến lược truyền thông liên quan. Tôi đã vạch ra một kế hoạch theo từng phút về cách chúng tôi trình bày chiến lược và được cả đội đón nhận nồng nhiệt sau cuộc thảo luận. Khách hàng yêu thích kế hoạch của chúng tôi và chấp nhận chiến dịch. Tôi được thăng chức lên quản lý tài khoản sáu tháng sau đó. 

Trên đây là thông tin bạn cần phải biết về phương pháp trả lời phỏng vấn STAR. Hãy ghi nhớ và áp dụng phương pháp này vào cuộc phỏng vấn sắp tới của mình nhé. Truy cập vieclam123 để tìm việc làm mới nhất.

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023