Phương pháp bàn tay nặn bột đang là phương pháp được áp dụng rất nhiều ở các trường học nhằm giúp cho cho các bạn học sinh dễ hiểu được vấn đề ngay trên lớp.
MỤC LỤC
Phương pháp bàn tay nặn bột nếu nghĩ đến nghĩa đen chính là việc các bạn học sinh tự tay thực hiện nặn bột nhào bột để đưa ra được một hình tượng mẫu lý tưởng nào đó mà các bạn ấy hướng đến. Còn đối với nghĩa thực sự của phương pháp bàn tay nặn bột chính là phương pháp giáo dục tích cực cho học sinh tìm tòi ứng dụng áp dụng vào những môn học khoa học tự nhiên.
Cha đẻ của phương pháp này không ai khác chính là giáo sư Charpak (một giáo sư người Pháp). Ông đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu tìm tòi và phát triển phương pháp bàn tay nặn bột.. Giờ đây phương pháp không những được ứng dụng rãi ở đất nước Pháp mà giờ đây nó được mở rộng phạm vi trên toàn cầu.
Phương pháp này được giới khoa học đánh giá có hiệu quả rất tích cực đối với sự phát triển và hình thành nhận thức tư duy ở trẻ. Phương pháp chú trọng đến những hình thức như tìm tòi và thí nghiệm giúp cho học sinh phát triển được những kỹ năng như quan sát, thực hành, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu hay phân tích điều tra...
Cũng giống như biết bao phương pháp học tập tích cực khác thì phương pháp bàn tay nặn bột chính là lấy học sinh làm trung tâm của quá trình tiếp nhận cũng như nhận biết được kiến thức. Các em chính là chủ thể là người đi tìm những câu trả lời cho những vấn đề mà thầy cô đặt ra để lĩnh hội và thu nạp được cho mình vốn kiến thức nhất định nhờ có sự hỗ trợ của thầy cô giáo trên lớp.
Vậy câu hỏi được đặt ra hiện nay là mục tiêu của phương pháp bàn tay nặn bột là gì? Chúng tôi xin được phép trả lời như sau. Mục tiêu của phương pháp nặn bột muốn hướng đến chính là để học sinh tự do khám phá tìm hiểu mày mò để kích thích được khả năng sáng tạo, đam mê trong học tập. Thông qua những quá trình tìm hiểu mày mò tài liệu và tự thực hiện được những thí nghiệm thì các bạn học sinh sẽ say mê với những môn khoa học để có được động lực khám phá khoa học. Khi mà các bạn học sinh yêu thích và say mê với khoa học thì cũng chính là nguồn lửa giúp sản sinh được nhiều công trình khoa học lớn, là những người tìm đường lên các vì sao.
Không biết chúng ta còn có nhớ nhà khoa học Liên Xô nổi tiếng Xi- ôn -cốp- xki hay không? Ông chính là nhà khoa học lớn đặt nền móng cho toàn nhân loại chúng ta có thể bay vào không gian. Ông chính là người mày mò tìm hiểu những kiến thức tài liệu về không gian qua sách vở và thí nghiệm tạo ra khinh khí cầu. Từ đây con người có bước đệm và phương pháp để bay vào không gian. Đó chính là quá trình mà ngày nay nhân loại phải học tập theo.
Quá trình tự tìm tòi nghiên cứu khoa học chính là vấn đề cốt lõi của phương pháp bàn tay nặn bột. Và nó chính là tiêu thức để xem xét xem phương pháp bàn tay nặn bột có khả thi và thành công hay không? Quá trình làm việc và nghiên cứu khoa học của học sinh không thể nào đi theo con đường thẳng được mà nó là một quá trình phức tạp. Trong tất cả lĩnh vực thì khoa học chính là lĩnh vực phức tạp cũng như nan giải nhất. Nhưng nếu như thành công thì những thành tựu khoa học sẽ là những thành tựu đắt giá và có tính ứng dụng nhiều nhất. Người ta vẫn thường hay nói rằng : “Mọi con đường đều sẽ dẫn đến Roma’’ là vì thế. Quá trình nghiên cứu đầy khó khăn cũng như thử thách nhưng rồi chúng ta sẽ chạm được hai chữ gọi là “thành công’’.
Thông qua phương pháp bàn tay nặn bột thì học sinh sẽ được tiếp cận những vấn đề để đặt ra tình huống đó sẽ là những câu hỏi lớn trong bài học. Hoặc có thể những giả thuyết (chưa biết đúng hay sai) để cho học sinh có thể nhìn nhận xem xét giả thuyết đó có đúng không? Nếu như học sinh đã đưa ra được những nhận định vấn đề hoặc đúng hoặc sai rồi thì phải bắt tay vào nghiên cứu , tìm hiểu, thí nghiệm sau đó sẽ đối chiếu lại với giả thuyết ban đầu. Nếu như điểm đầu của giả thuyết và kết quả của thí nghiệm không trùng khớp thì học sinh phải quay lại từ đầu vạch xuất phát để nghiên cứu và tìm hiểu tiếp.
Quá trình này giúp học sinh phải luôn động não, tìm hiểu cũng như phải trao đổi tích cực vấn đề với các bạn học sinh trong lớp để tìm ra được đáp án đúng cho vấn đề, giả thuyết đặt ra. Các bạn học sinh có thể làm việc nhóm để bàn bạc và thảo luận vấn đề một cách chi tiết và rõ ràng thì có thể tìm được câu trả lời nhanh nhất và đúng nhất.
Việc chọn lựa kiến thức khoa học để giới thiệu cho học sinh là hoàn toàn quan trọng. Bởi vì học sinh có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu khoa học cũng như quá trình thực nghiệm của mình mà mãi vẫn chưa tìm được lời giải đáp cho câu hỏi đặt ra. Vậy nên thầy cô phải biết chọn lựa kiến thức nào là kiến thức phù hợp cho các bạn sinh viên học sinh để các bạn được tiếp cận kiến thức sát nhất. Thầy cô có thể tìm câu hỏi thông qua những nghiên cứu chương trình thực nghiệm, sách giáo khoa và những tài liệu khác thầy cô có thể tham khảo. Ngoài ra giáo viên cũng phải xác định được trình độ hiểu biết cũng như nhận thức của học sinh đến đâu để cung cấp cho các em hàm lượng kiến thức phù hợp nhất.
Phương pháp bàn tay nặn bột được dựa trên những thí nghiệm thực tế và những nghiên cứu nên giáo viên có thể hiểu rõ cách thức học sinh tiếp thu kiến thức khoa học được đến mức độ nào. Cách thức học tập của các bạn học sinh chính là tự mày mò những điều xung quanh và tham khảo thêm nhiều tư liệu thông qua sách vở để nghiên cứu và tìm hiểu.
Tất cả những thực nghiệm và nghiên cứu đều được học sinh thực hiện với sự chăm chú cũng như tìm tòi phát hiện được ra những điều kỳ lạ. Hãy nhớ lại khoảnh khắc nhà khoa học Xi- ôn -cốp- xki chỉ vì trông thấy con chim biết bay mà đã nhảy qua cửa sổ rồi bị ngã. Sau đó ông lại tự đặt ra giả thuyết cho mình rằng tại sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được. Để từ đó ông tự tìm tòi và nghiên cứu chế tạo được khinh khí cầu bay vào không gian vũ trụ bao la.
Những quan niệm ban đầu chính là những ý tưởng hay suy nghĩ đầu tiên của học sinh về sự vật, sự việc hiện tượng trước khi tìm hiểu những bản chất của sự vật, sự việc này. Đây cũng chính là ý tưởng, suy nghĩ tồn tại chủ quan của học sinh được hình thành như bản năng và vốn sống. Những khái niệm này còn được gọi dưới tên thân mật khác chính là những khái niệm sơ khai, những khái niệm thơ ngây. Những quan niệm ban đầu không phải là những kiến thức cũ mà chính là những quan niệm, mặc định của học sinh trước khi học kiến thức đó.
Khi được nghiên cứu và học tập thông qua phương pháp nghiên cứu bàn tay nặn bột thì học sinh sẽ được học những kiến thức khoa học mới để phá bỏ đi những kiến thức ban đầu mà học sinh lầm tưởng là đúng. Đương nhiên là những quan niệm ban đầu này rất đa dạng và phong phú nên học sinh sẽ phải mất rất nhiều thời gian để cải thiện lại những kiến thức quan niệm ban đầu.
Những rào cản, chướng ngại vật sẽ được loại bỏ chỉ khi học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi, mày mò thông qua những nghiên cứu, thực nghiệm thực tế thì học sinh mới có thể tự đưa ra cho mình được những kết luận và đối chiếu lại với những quan niệm ban đầu sai lầm của mình là đúng hay sai.
Như đã trình bày ở trên việc dạy học sinh theo phương pháp bàn tay nặn bột phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố trình độ kiến thức cũng như nhận biết của học sinh đến mức độ nào.
Hơn thế nữa dạy học phương pháp này giáo viên chính là chủ thể quan trọng để dẫn dắt cũng như giúp đỡ cho học sinh nên họ phải là những người năng động cũng như nhiệt tình nhất. Họ sẽ là những người năng nổ giúp đỡ học sinh ở bất cứ hoàn cảnh nào, không theo một khuôn phép giáo điều nào cả.
Đối với phương pháp đặc biệt này thì giáo viên được phép tự soạn cho mình một chương trình giáo án về tiến trình giảng dạy cho học sinh. Để làm sao giáo án phù hợp được với từng đối tượng học sinh cũng như từng lớp học riêng biệt.
Ngoài ra còn có những nguyên tắc cơ bản sau thầy cô cần nắm rõ được trong phương pháp bàn tay nặn bột yêu cầu:
- Học sinh phải nắm rõ được những vấn đề trọng tâm của bài học. Muốn hiểu được vấn đề trọng tâm thì học sinh phải tham gia đặt câu hỏi cũng như phải tự mình hình thành những thắc mắc và câu hỏi.
- Học sinh phải tự mình tìm tòi những kiến thức khoa học để phục vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học. Đó chính là quy tắc quan trọng bậc nhất của phương pháp bàn tay nặn bột.
- Học khoa học không chỉ là hành động với những đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà còn là những kỹ năng lập luận, phản biện, nghiên cứu, trao đổi và thuyết phục khiến cho người khác tin mình.
- Dùng những tài liệu sách tham khảo khoa học để chứng minh giả thuyết và kết thúc được quá trình tìm tòi, nghiên cứu.
- Khoa học cũng chính là sự hợp tác trao đổi để đưa ra được những kết luận.
>> Tham khảo thêm:
MỤC LỤC
15/07/2022
13/07/2022
14/06/2022
03/06/2022