Blog

Baby Led Weaning (BLW) – Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé

20/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ăn dặm là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ, giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ, chính vì vậy, nhiều bà mẹ luôn phân vân không biết nên chọn cho con phương pháp ăn dặm thế nào là phù hợp với con, giúp con hay ăn chóng lớn.  Gần đây phương pháp cho bé ăn dặm tự chỉ huy Baby Led Weaning (BLW) – một phương pháp cho bé ăn dặm rất khoa học, mới mẻ được các bố mẹ quan tâm rất nhiều. Vậy mời mọi người cùng với Vieclam123.vn tìm hiểu các thông tin về phương pháp này.

1. Phương pháp cho bé ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là như thế nào?

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là phương pháp ăn dặm để cho bé tự quyết định cách ăn và món ăn, bố mẹ sẽ tôn trọng sự chọn lựa và quyết định của bé. Với phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW, bé được toàn quyền quyết định ăn hay không ăn, ăn bốc hay ăn món nào trước món nào sau. Theo nguyên tắc, đối với các bé dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé, vì vậy phương pháp này chỉ khuyến khích cho những bé từ 6 tháng tuổi trở nên. Tại các nước trong khu vực châu Âu và châu Mỹ thì phương pháp này không còn quá lạ lẫm, mới mẻ, nó đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu về trước. Ăn dặm tự chỉ huy là cho con ngồi ăn cùng lúc, cùng bàn, cùng các món ăn với bố mẹ. Bé sẽ tự ăn, thưởng thức và khám phá bữa ăn của gia đình qua những lần ăn dặm đầu tiên. BLW sẽ giúp bố mẹ giới thiệu các món ăn đến bé dễ dàng hơn, tạo sự thích thú cho bé với mọi món ăn, đồng thời khuyến khích bé tự tin trong mỗi bữa ăn và thưởng thức “ngon lành” bữa ăn của mình, hấp thụ các dinh dưỡng để bé mau lớn.

Các bố mẹ nên chuẩn bị cho con các phần thức ăn được cắt thành từng miếng và được hầm kỹ như: cơm nát, cà rốt, sườn gà trắng xé, cá gỡ xương, súp lơ, bơ, táo hấp mềm, miếng chuối... và sắp xếp trước mặt bé. Bé có thể dùng tay để lấy các thức ăn mà bé thấy yêu thích. Đối với các bữa ăn hàng ngày, không nên quá ép buộc bé phải ăn no, ăn đủ vì đây mới chỉ là ăn dặm, dinh dưỡng của bé vẫn phụ thuộc vào sữa là chủ yếu, cho nên các bà mẹ hãy làm các món ăn nhiều màu sắc, ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của bé, cho bé làm quen dần với việc ăn dặm.

2. Tác dụng của phương pháp cho bé ăn dặm tự chỉ huy (BLW)

- Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) giúp bé tự chủ động ăn và phát triển các kỹ năng một cách tự  nhiên nhất có thể, bé sẽ ăn khi sẵn sàng theo bản năng của mình, đồng thời vào các bữa ăn dặm bé sẽ khám phá mỗi món ăn theo cảm nhận riêng, sử dụng tay để tìm hiểu các loại  vật thể và dùng miệng để tìm hiểu về thức ăn.

- Phương pháp BLW giúp bé biết cách tin tưởng và tận hưởng thức ăn, học cách phân biệt các món, nhận biết các vị khác biệt, giảm các yếu tố nghi ngờ và hình thành thói quen ăn uống lâu dài.

- BLW còn giúp cho bé kiểm soát và phân biệt thức ăn với mùi vị, kích thước, độ thô mịn và hình dạng khác nhau ngay từ bước đầu tiên khi chạm vào thức ăn và đưa thức ăn vào miệng, vì vậy các thao tác ăn uống sẽ trở nên khéo léo và nhanh nhẹn hơn. Bé sẽ biết được cách nhai và điều khiển thức ăn trong miệng, kiểm soát được lượng thức ăn như thế nào là an toàn. Bé sẽ tự biết cách làm nhỏ thức ăn trước khi cho vào miệng, giúp cho việc nhai thuận lợi và hiệu quả. Nếu nhai đúng cách sẽ là điều kiện rất tốt để bé tiếp thu các dưỡng chất trong thức ăn và việc tiêu hóa không gặp phải trở ngại gì, bên cạnh đó, việc tập nhai sớm còn giúp bé hoạt động linh hoạt cơ mặt tạo nhiều lợi ích cho việc tập nói sau này.

- BLW tạo cho bé các hoạt động “chơi” với thức ăn từ đó khơi dậy trí tò mò, tìm hiểu về mọi thứ xung quanh, nhận biết thế nào là ít, thế nào là nhiều, kích thước, độ nặng, độ thô, độ mịn của thức ăn.

- Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy còn giúp cho bé phát triển mọi giác quan, bé sẽ phải điều phối tay để tiếp cận thức ăn, dùng mắt để nhìn nhận và các ngón tay điều khiển thức ăn, đưa được thức ăn vào miệng, vì vậy mà bé ngày càng linh hoạt, khéo léo hơn.

- BLW giúp bé được tham gia bữa ăn cùng gia đình, ngồi ăn cùng bố mẹ và sẽ học được các hành vi đúng đắn trong khi ăn uống từ người lớn, được học cách giao tiếp và chia sẻ.

- Nhờ BLW giúp bố mẹ rút ngắn các công đoạn chuẩn bị bữa ăn cho con, và việc cho con ăn cũng thú vị và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

3. Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW)

Về thức ăn

Bố mẹ có thể cung cấp cho con các thức ăn tốt cho sức khỏe như: rau củ, trái cây, thịt, cơm, mì sợi, trứng luộc, phô mai, các loại cá... Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng ăn được hết tất cả những thứ đó mà còn tùy thuộc vào từng giai đoạn độ tuổi khác nhau. Hãy chọn các thức ăn có thể cắt thành sợi hoặc que để bé dễ đưa được thức ăn vào miệng, không nên cắt thức ăn hình hạt lựu, có thể dễ khiến con bị hóc thức ăn. Bố mẹ cũng nên tránh các món có mật ong, thức ăn có chứa nhiều đường và muối, các đồ ăn được chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các loại hạt, trứng lòng đào, sò hến...

Về cách ăn

Cho bé ngồi ngay ngắn, thẳng người mặt quay về phía bàn ( có thể ngồi với bàn ăn dặm riêng hoặc ngồi trên đùi bố mẹ). Hãy đảm bảo bé được ngồi thật vững chắc, thoải mái dùng được cả hai tay. Bố mẹ sẽ cung cấp cho bé thức ăn để bé tự ăn chứ không đút cho bé ăn. Bố mẹ đặt các đồ ăn trước mặt bé và để cho bé tự quyết định xem mình ăn gì và tự lấy đưa các thức ăn đó đưa vào miệng. Vào khoảng thời gian bé đói thì sẽ tập trung ăn hơn, các bố mẹ nên chú ý nắm bắt khoảng thời gian này để bé có thể ăn hiệu quả. Hãy cho bé một khoảng thời gian nhất để bé làm quen và tập tự ăn, đừng nên hối thúc làm bé lúng túng, rối trí, cũng không nên cố đút hay thuyết phục bé ăn nhiều hơn mức mà bé muốn.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về dinh dưỡng của trẻ nhỏ, với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì trẻ chưa cần phải ăn “thực sự” trong những ngày đầu, bởi đây mới là giai đoạn để bé làm quen và khám phá thức ăn, học cách ăn từ người lớn. Bé sẽ bắt đầu quá trình tự ăn của mình bằng việc học theo hành động của người lớn trong các bữa ăn. Đặc biệt là vào những ngày đầu tiên thực hiện phương pháp BLW thì các phụ huynh nên thể hiện cho con thấy mình rất yêu thích các món ăn, thực hiện các thao tác với một tốc độ vừa phải để con có thể kịp thời quan sát và học hỏi. Và với việc ăn dặm như vậy các bà mẹ nên chú trọng cho con bú sữa mẹ đầy đủ trước và trong khi áp dụng phương pháp BLW để đảm bảo con vẫn được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

4. Biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy (BLW)

Làm thế nào để có thể nhận biết được con đã sẵn sàng cho việc ăn dặm tự chỉ huy hay chưa? Cách hữu hiệu nhất để đánh giá điều này đó chính là các bố mẹ phải có sự quan sát tổng thể, nhận biết được các dấu hiệu đối với sự thay đổi quan trọng trong cơ thể của bé trước khi cho bé tiếp xúc với thức ăn thô. Những thay đổi đó là gì? Chính là sự phát triển của hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, sự thay đổi về phát triển và tăng trưởng của khoang miệng. Thời điểm thích hợp là khi bé có thể tự ngồi vững mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ, có thể tự giơ tay để lấy, chộp đồ bỏ vào miệng một cách nhanh nhẹn, chính xác, hoặc khi bố mẹ nhận thấy con có các động tác cắn các đồ chơi thì đó là dấu hiệu của việc bé bắt đầu thích nghi với việc nhai. Theo các tổ chức y tế trên toàn thế giới, các bé nên được ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và có thể bắt đầu tập ăn thô trong khoảng thời gian sau 6 tháng.

5. Những dấu hiệu ở trẻ dễ gây hiểu nhầm cho bố mẹ về việc đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa

- Bé thức dậy vào ban đêm: Nhiều bà mẹ với mong muốn con có một “cái bụng no” để giúp con ngủ qua đêm được ngon giấc hơn nên đã cho con tập ăn dặm sớm. Các bà mẹ thường cho rằng, việc con thức dậy  vào ban đêm là do con đói, nhưng nguyên nhân này không phải là nguyên nhân chính xác. Và nếu như thật sự bé thức dậy do đói thì đối với một một đứa trẻ khoảng 6 tháng tuổi, thứ bé cần trong khi đói nên là sữa chứ không phải đồ ăn thô.

- Chậm tăng cân ở giai đoạn trước 6 tháng tuổi: Thấy con tăng cân chậm các bậc cha mẹ nghĩ ngay đến việc nhanh chóng cho con ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng, nhưng theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra,  bé tăng cân chậm thường diễn ra ở giai đoạn 4 tháng tuổi, và giai đoạn này đối với các bé bú sữa mẹ thì đây là điều rất bình thường.

- Quan sát bố mẹ ăn nhưng chỉ là tò mò: Các bé ở độ tuổi này luôn bị thu hút bởi các hành động hàng ngày của bố mẹ như mặc quần áo, đánh răng, ăn... nhưng tất cả chỉ là do bé đang tò mò chứ chưa thật sự sẵn sàng thực hiện.

- Gây ra tiếng đánh lưỡi: Những bé ở độ tuổi này, đang học cách sử dụng miệng nên rất thích thú khi làm các động tác này, bé cũng hào hứng với việc học nói chứ không riêng gì việc học ăn, một phần nào đó trong bé cũng đang có sự chuẩn bị cho việc tiếp nhận các thức ăn thô, nhưng điều đó không thể khẳng định là bé đã sẵn sàng.

- Không ngủ ngay sau khi được cho ăn sữa.

- Bé có thân hình nhỏ: Với các bé có thân hình nhỏ thì nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc do bé còn thiếu một vài chất dinh dưỡng cần thiết. Và đối với các bé dưới 6 tháng tuổi thì việc bổ sung dinh dưỡng bằng sữa cần thiết và hiệu quả hơn việc bổ sung dinh dưỡng bằng thức ăn thô.

- Bé có thân hình to: Những em bé có thể chất tốt ngày từ đầu do di truyền hoặc do ăn sữa nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày cũng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm cơ bản, không thể quan niệm rằng vì bé có thể chất tốt nên có thể áp dụng ăn dặm luôn, bởi hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé cũng chỉ phát triển bình thường theo đúng độ tuổi, nếu không chú ý có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

6. Một vài lưu ý khi áp dụng phương pháp cho bé ăn dặm tự chỉ huy (BLW)

- Mỗi khi cho con ăn xong, việc dọn dẹp là khá vất vả. Cho nên bố mẹ có thể mua áo yếm vải mặc ăn dặm hay hi sinh một vài bộ quần áo cũ nào đó để chuẩn bị cho những ngày đầu con tập ăn dặm.

- Dưới chỗ ăn của con bố mẹ nên trải giấy báo để thức ăn không bị rơi vãi dính xuống nền nhà, giúp cho việc dọn dẹp được dễ dàng hơn.

- Với trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi thì nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ là sữa, tất cả các món ăn khác chỉ mang tính chất giới thiệu cho con làm quen, không đặt nặng về dinh dưỡng, số lượng. Với độ tuổi này trẻ chưa biết và chưa có nhu cầu ăn để no. Thêm vào đó, với hệ tiêu hóa của trẻ hiện tại thì sữa là thức ăn dễ tiêu và đầy đủ dưỡng chất mà các thức ăn thô không thể thay thế được.

- Nếu cho bé ăn các đồ ăn xay nhuyễn như bột, cháo, rau củ quả... dễ khiến bé có tình trạng nôn trớ, vì vậy bố mẹ cho bé kết hợp với một vài thức ăn thô nhưng không cần quá nhiều, cứ cho con làm quen một chút một, tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi, bố mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.

-  Trong trường hợp bố mẹ lựa chọn việc đút cho con nhưng con lại ăn chậm, không chịu mở miệng, không hợp tác... thì các bà mẹ cũng nên nhớ trẻ làm điều đó là vì nhu cầu của bé chỉ như vậy, các bé thường ăn rất ít. Thời gian này bố nên vẫn nên tập trung bổ sung dinh dưỡng cho con bằng sữa, việc để con tự ăn dặm chỉ là phụ thêm vào.

Trên đây là tất cả các thông tin về phương pháp cho bé ăn dặm tự chỉ huy (BLW) mà Vielam123.vn đã cung cấp đến các bậc cha mẹ, mong rằng các kiến thức này có thể giúp mọi người áp dụng đúng đắn phương pháp này và làm giảm bớt đi những vất vả, mệt nhọc trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái.

>> Đọc thêm:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022