Blog

Phụ hồ là gì? Mô tả công việc của phụ hồ chi tiết và đầy đủ nhất

01/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phụ hồ là gì? Nếu là dân thành phố có lẽ bạn sẽ chưa có dịp tìm hiểu về ngành nghề nghề này, bởi lẽ đây chính xác là nghề gắn liền với những người lao động ở nông thôn.

Muốn biết phụ hồ là gì và những công việc cụ thể của phụ hồ như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết của vieclam123.vn chia sẻ sau đây nhé.

1. Làm rõ khái niệm phụ hồ là gì?

Phụ hồ chính là một nghề thuộc lĩnh vực xây dựng, người đảm nhiệm phải lao động bằng chân tay và bỏ sức lực của mình để đổi lấy thu nhập.

Ở giai đoạn trước đây, những người đến tuổi lao động ở các khu vực nông thôn thường hành nghề phụ hồ bởi đó là ngành nghề duy nhất có thể giúp họ trang trải cuộc sống.

Tuy nhiên, khi đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, mở cửa nền kinh tế và theo xu hướng hội nhập thì số lao động theo ngành nghề này dần thuyên giảm.

Phụ hồ là gì?

Lượng thanh niên đến tuổi lao động không có khả năng đi học thì sẽ nộp hồ sơ xin việc vào các doanh nghiệp để làm. Làm công nhân vừa sạch sẽ, được tiếp cận với nhiều người mà thu nhập lại khá ổn định.

Vậy nên, nghề phụ hồ hiện nay đang khan hiếm nguồn nhân lực, các công trình xây dựng nếu không có đội ngũ này thì sẽ khó mà tiếp tục hoàn thành đúng tiến độ, điều này gây cản trở không nhỏ tới các nhà thầu.

Bạn thấy đấy, khái niệm phụ hồ là gì cũng không quá khó để lý giải bởi ngành nghề này xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên nhiều người chưa hình dung được các nhiệm vụ mà người phụ hồ phải làm là gì. Vậy hãy cùng tôi tìm hiểu với những chia sẻ bên dưới này nhé.

2. Phụ hồ làm những công việc cụ thể nào?

Đừng nhầm lẫn phụ hồ với thợ xây bởi thực chất đây là 2 công việc khác nhau bạn nhé. Những công việc cơ bản mà phụ hồ cần phải thực hiện như sau:

2.1. Phụ hồ phụ trách khoản trộn vật liệu cho thợ xây

Phụ hồ làm những công việc cụ thể nào?

Trong một buổi làm việc, phụ hồ sẽ phụ trách chính về mảng trộn vật liệu xây dựng.

Trong đó bao gồm các đầu việc như sàng cát, trộn xi măng với cát với tỷ lệ phù hợp để tạo ra vữa xây, sau đó lấy hỗn hợp vừa trộn cho thợ xây theo từng khu vực.

Thông thường 1 thợ phụ hồ sẽ có khả năng đáp ứng phục vụ cho từ 2 - 3 người thợ xây, trong trường hợp không kịp thì thợ xây sẽ hỗ trợ một phần việc để đảm bảo công việc của mình.

2.2. Thực hiện tất cả những công việc phụ khác ngoài xây

Ở công trình xây dựng, có rất nhiều đầu việc không tên liên tiếp xuất hiện, theo đó nếu như người thợ xây chỉ tập trung vào chuyên môn của họ thì những phần việc còn lại chính là dành cho phụ hồ.

Ngoài công tác trộn vật liệu phục vụ cho thợ xây, thợ phụ còn phải tiến hành lấy gạch cho vào xe rùa vận chuyển tới từng khu vực có thợ xây làm việc. Vữa hay gạch đều là những nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình xây dựng, chính vì vậy cần phải quan sát thường xuyên để kịp thời tiếp tế nguyên liệu nhé.

Bạn có biết trong nhiệm vụ của một thợ phụ hồ còn có công việc gì không? Đó chính là tời nguyên liệu khi xây các tầng từ 2 trở lên. 

Dù là một hay nhiều người phụ hồ thì cũng không thể làm công tác vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng có trọng lượng lớn như gạch, đá, xi măng lên cao theo cách thủ công, vừa không hiệu quả lại rất tốn sức lao động. Thay vào đó, họ chỉ cần vận chuyển nguyên liệu tới khu vực máy tời rồi xếp vào giá sau đó điều khiển máy tời lên cao đúng tầm của người nhận.

Nghe tới phần máy móc thì có vẻ hiện đại và phức tạp nhưng thực ra ai cũng có thể điều khiển chiếc máy này, chỉ cần bỏ ra vài phút để học.

2.3. Hỗ trợ thợ xây khi họ yêu cầu

Nhiệm vụ của phụ hồ

Ngoài 2 nhiệm vụ chính nêu trên, thợ phụ hồ còn phải thực hiện theo những yêu cầu từ thợ xây trong quá trình làm việc.

Thợ xây cần có sự tập trung cao để đạt độ chính xác lớn, do vậy họ chỉ cần tập trung vào đúng chuyên môn của mình là xây, còn lại cần gì thì có thể nhờ thợ phụ lấy giúp.

Thông thường, trong quá trình làm việc, thợ xây sẽ yêu cầu thợ phụ lấy vật liệu khi sắp hết, yêu cầu trộn lại vật liệu khi chưa đủ yêu cầu về độ dẻo, hay lấy thước để thực hiện công việc của họ,...

Trong những khi rảnh rỗi, thợ phụ cũng sẽ là người chuẩn bị nước uống hoặc nấu ăn để tất cả mọi người dùng bữa khi hết giờ làm.

Nói chung, công việc của một người thợ hồ khá đa dạng, tuy có phần vất vả nhưng nếu theo kịp thì bạn sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn khá nhiều đấy.

Nhiều người thắc mắc không biết yêu cầu hay tiêu chí tuyển dụng dành cho thợ phụ hồ là gì? Vậy thì bạn sẽ được biết đáp án ngay sau khi tham khảo thông tin bên dưới.

3. Những yêu cầu dành riêng cho nghề phụ hồ

3.1. Yêu cầu cơ bản dành cho phụ hồ

Yêu cầu cơ bản dành cho phụ hồ

Khi tuyển dụng thợ phụ hồ, chủ thầu sẽ đưa ra yêu cầu không quá khắt khe. Vì là công việc lao động chân tay cho nên ứng viên chỉ cần đảm bảo sở hữu một sức khỏe tốt.

Bên cạnh đó, phải là người có tư duy bình thường, không mắc các bệnh nào liên quan tới thần kinh bởi sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng công việc.

Người làm phụ hồ cũng không cần phải sở hữu bằng cấp cao, bạn có thể tốt nghiệp THPT trở lên hoặc trình độ thấp hơn đều được, chủ yếu là có nhu cầu kiếm tiền và luôn chỉn chu, nghiêm túc trong công việc.

3.2. Những yêu cầu nâng cao khi tuyển phụ hồ

Bên cạnh những yêu cầu nêu trên, phía nhà thầu cũng luôn mong muốn ứng viên phụ hồ của mình là người hoạt bát, có thể linh động trong mọi tình huống nhất là trong công việc.

Những yêu cầu nâng cao khi tuyển phụ hồ

Chính sự nhanh nhạy trong bản chất của họ có thể phục vụ cho công việc tốt hơn. Biết cách giao tiếp và ứng xử sẽ khiến công việc của họ trở nên thú vị hơn, từ đó xua tan đi mọi mệt nhọc hay căng thẳng trong công việc.

Ngoài ra, việc làm phụ hồ cũng đòi hỏi ứng viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có thể sẵn sàng đi làm xa khi chủ thầu yêu cầu.

Nếu có thể đáp ứng được tất cả những điều kiện nêu trên, bạn hoàn toàn phù hợp với ngành nghề này. Tuy nhiên trước khi chấp nhận lời mời làm việc, bạn cần theo dõi xem thu nhập của phụ hồ có cao không nhé.

4. Thu nhập nghề phụ hồ có cao không?

Những công việc liên quan tới xây dựng thường cho bạn mức thu nhập hấp dẫn, trong đó có cả phụ hồ.

Vừa làm việc trong môi trường khắc nghiệt, vừa chịu áp lực công việc lớn lại đòi hỏi sức khỏe đến mức tối đa nhưng đổi lại người lao động làm phụ hồ lại được trả số tiền xứng đáng.

Thông thường, chỉ có những vị trí chuyên bỏ chất xám hay các vị trí quản lý thì mới có cơ hội sở hữu mức lương cao, nhưng với một nghề vất vả như phụ hồ thì đó là hoàn toàn xứng đáng.

Thu nhập nghề phụ hồ có cao không?

Theo thu thập từ thực tế, lương của phụ hồ sẽ dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng nếu đi làm đều. Con số này tương đương với khoảng từ 150 - 200 nghìn đồng/ngày làm việc.

Thời buổi khó khăn, làm ra đồng tiền không phải là dễ, với một người thất nghiệp hay trình độ thấp thì đây rõ ràng là một công việc đem lại nguồn thu nhập tốt đúng không nào.

5. Quyền lợi dành cho phụ hồ gồm những gì?

Bạn đang băn khoăn không biết người phụ hồ thì sẽ được nhận những quyền lợi hay chế độ gì? Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé.

Về cơ bản, làm thợ xây hay phụ hồ đều là những công việc tự do, theo đó bạn sẽ không được tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào.

Đây là sự khác biệt lớn đối với các ngành nghề khác và bạn buộc phải chấp nhận vì những nhà thầu không phải doanh nghiệp, cho nên họ không có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm cho bạn.

Tiếp theo, thợ phụ hồ cũng sẽ không được nhận tiền lương tháng 13 hay các khoản phụ cấp như xăng xe đi lại hay phụ cấp chuyên cần,... như những công nhân trong doanh nghiệp khác.

Thay vào đó, họ sẽ được nuôi ăn bữa trưa nếu địa điểm làm việc xa nhà nhưng vẫn đi làm trong ngày. Hoặc sẽ được lo chỗ ăn và chỗ ngủ nếu đó là địa điểm bắt buộc phải ở lại.

Quyền lợi dành cho phụ hồ gồm những gì?

Ngoài ra, nếu trong quá trình làm việc có không may xảy ra sự cố như tai nạn lao động thì chủ thầu sẽ là người đứng ra lo chữa trị cho lao động, tuy nhiên đó chỉ là trên tinh thần hỗ trợ chứ không phải trách nhiệm. Vậy nên nếu có theo nghề thì bạn tuyệt đối phải cẩn thận với những rủi ro tiềm ẩn không biết sẽ xuất hiện lúc nào.

Qua bài viết vừa rồi, bạn đã hiểu rõ phụ hồ là gì và một số thông tin khác xoay quanh việc làm này. Nếu có ý định trở thành một phụ hồ chuyên nghiệp thì bạn nên xác định tư tưởng cũng như chuẩn bị tất cả những yêu cầu nêu trên để nhanh chóng được tuyển dụng nhé.

Thợ phụ may là làm gì?

Nếu là người yêu thích may vá, thêu thùa, hoặc muốn làm việc ở môi trường sạch sẽ lại không quá vất vả, bạn có thể tham khảo nghề thợ phụ may. Để biết thợ phụ may là làm gì thì đừng bỏ qua những thông tin mà vieclam123.vn chia sẻ dưới đây bạn nhé.

Thợ phụ may là làm gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023