Blog

Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu mới nhất

22/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, do đó các công việc liên quan tới ngành này ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ. Trong xuất nhập khẩu, vị trí nhân viên chứng từ là một công việc đặc thù và đòi hỏi những kỹ năng, phẩm chất riêng. Bên cạnh đó, để ứng tuyển thành công vị trí này, bạn cần chuẩn bị trước các câu trả lời phỏng vấn nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Phỏng vấn nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu và câu hỏi thường gặp

1.1. Lý do bạn chọn công việc nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là gì?

Khi phỏng vấn nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, đây là một câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần trả lời khéo léo rằng mình đã tìm hiểu kỹ lưỡng về công việc này và đi khảo sát thực tế ở các công ty xuất nhập khẩu, công ty Logistics, hãng tàu hay dịch vụ vận tải… Đồng thời, bạn cảm thấy mình đặc biệt ưa thích công việc này và nó hoàn toàn phù hợp với mình.

Phỏng vấn nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu và câu hỏi thường gặp

Bên cạnh đó, bạn cần giải thích vì sao bạn lại cảm thấy công việc nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là lựa chọn tốt nhất, có như vậy bạn mới thuyết phục được nhà tuyển dụng hoàn toàn. Bạn nên phân tích nhiều mặt của công việc này, sự phù hợp về kinh nghiệm làm việc hay phù hợp với tính cách của bản thân.

Gợi ý trả lời:

“Sau khi khảo sát thực tế và tìm hiểu kỹ lưỡng về công việc của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, tôi nhận thấy đây là công việc phù hợp với bản thân cả về tính cách và chuyên môn. Về chuyên môn, tôi tốt nghiệp Đại học Thương mại quốc tế chuyên ngành xuất nhập khẩu, giúp tôi có nền tảng về hệ thống giao thương quốc tế, như tôi đã trình bày cụ thể trong CV xin việc gửi tới quý công ty trước đó. Chuyên ngành xuất nhập khẩu giúp tôi hiểu rõ cơ quan trong quy trình xuất nhập khẩu khi làm việc với khách hàng, nhà cung cấp.

Về tính cách, tôi là người kiên nhẫn, tỉ mỉ giải thích với người khác, bởi vậy yêu cầu công việc của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là khả năng thương thảo với khách hàng, đối tác và làm việc chặt chẽ với quy trình xuất nhập khẩu chính là một vị trí phù hợp”.

Thể hiện những kỹ năng của bản thân trong buổi phỏng vấn

1.2. Bạn sẽ làm gì nếu công ty yêu cầu mã HS thấp không đúng với hàng hóa?

Với câu hỏi này, đôi khi nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm câu hỏi như: “Bạn làm thế nào để mua hàng với giá cả hợp lý và chọn được nhà cung cấp uy tín?” Với hai câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được bạn sẽ giải quyết vấn đề thế nào dựa theo kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về xuất nhập khẩu.

Gợi ý trả lời:

“Trước tiên, tôi sẽ kiểm tra doanh nghiệp áp mã HS có chính xác hay không và kiểm tra các thông tin như sau: Hãng sản xuất (lĩnh vực hoạt động, tên công ty, sản phẩm), mã hàng hóa, chức năng, thông số kỹ thuật, giá cả và mã HS của những hàng hóa trên thị trường tương đương. Khi doanh nghiệp sử dụng sai mã HS, tôi sẽ chứng minh việc khai báo hải quan của mình là hợp lý bằng cách áp dụng kiến thức chuyên môn của mình để chứng minh, qua đó thuyết phục doanh nghiệp sửa lại mã HS cho chính xác”.

Đưa ra những câu trả lời khéo léo và đúng trọng tâm

1.3. Bạn có biết điều khoản thanh toán gồm những mục nào?

Mục đích nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này khi phỏng vấn nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là muốn đánh giá kiến thức chuyên môn của bạn.

Gợi ý trả lời:

“Trong điều khoản thanh toán cần các mục cơ bản như sau:

- Phương thức thanh toán: Có thể thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau như TT, LC, DP, DA, số tiền cần thanh toán trong từng lần và số lần thanh toán.

- Thông tin người thụ hưởng: Thông tin về ngân hàng mà người thụ hưởng sử dụng và thông tin về người thụ hưởng như: Họ tên, Swift Code/ IBAN, địa chỉ.”

1.4. Những kỹ năng mà bạn có với vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu?

Để trở thành nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu thì bạn có có các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết. Vì vậy, nếu bạn có những kỹ năng phù hợp với công việc này thì đừng ngần ngại mà trả lời nhé!

Kỹ năng của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

Gợi ý trả lời:

“Tốt nghiệp Đại học Thương mại quốc tế, tôi có kiến thức chuyên môn về ngành xuất nhập khẩu, kiến thức về Logistics và kiến thức về pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, tôi có thành thạo tin học văn phòng và có khả năng soạn thảo chứng từ, cũng như có thể dùng thành thạo các phần mềm khai báo hải quan như VNACCS và ECUS.”

1.5. Để đảm bảo tính chính xác của chứng từ xuất nhập khẩu, bạn cần làm gì?

Ở câu hỏi này, bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết được rằng mình có kỹ năng nghiệp vụ với công việc nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu và chứng minh những kỹ năng của bản thân.

Gợi ý trả lời:

“Tôi sẽ tìm hiểu về những chứng từ cần có trong xuất nhập khẩu và những chứng từ liên quan, gồm nội dung quan trọng trên chứng từ và mục đích sử dụng của chúng. Khi chứng từ có file mềm, tôi sẽ kiểm tra chứng từ có hợp lệ hay không có các thông tin trên đó đã hợp lý hay chưa.

Khi kiểm tra thấy những chỗ trên chứng từ còn bất cập hay bất hợp lý thì tôi sẽ làm việc với khách hàng, nhà cung ứng để giải thích rõ ràng, hay bổ sung chỉnh sửa ngay nếu cần. Sau khi kiểm tra chứng từ gồm thông tin và số liệu, để đảm bảo tính thống nhất và chính xác, tôi sẽ đối chiếu số liệu giữa các chứng từ, ví dụ như mô tả, tên hàng, đơn giá, số lượng hàng hóa trên hợp đồng và trên hóa đơn, trong lượng hàng trên P/L và B/L…”

Hãy trả lời tự tin và chậm rãi trong buổi phỏng vấn

2. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu khác

Câu 1: Khi trở thành nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, hàng ngày bạn sẽ làm những gì?

Câu 2: Bạn đã bao giờ cần phải giải quyết vấn đề trong việc đặt hàng và vận chuyển hàng hóa hay chưa?

Câu 3: Nếu xuất hàng gửi đi nhưng có một phần sản phẩm bị hỏng, lỗi, bạn sẽ làm gì?

Câu 4: Phân tích thông tin hay dữ liệu có phải điểm mạnh của bạn?

Câu 5: Quyết định sáng suốt nhất trong quá trình làm nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu của bạn là gì? Vì sao bạn quyết định như vậy?

Câu 6: Trong quá trình lập chứng từ, bạn cảm thấy đâu là thách thức lớn nhất?

Câu 7: Bạn đã hợp tác với bộ phận khác như thế nào để hoàn thành công việc liên quan tới chứng từ một cách nhanh nhất?

Câu 8: Hãy giới thiệu một chút về bản thân bạn, và vì sao bạn biết tới công việc nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu ở công ty chúng tôi?

Câu 9: Bạn làm thế nào để sắp xếp chứng từ xuất nhập khẩu đúng nội dung và thông tin?

Câu 10: Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là một công việc vất vả và phải làm việc thêm giờ, liệu bạn có sẵn sàng?

Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu khác

Câu 11: Hãy chứng minh vì sao chúng tôi nên chọn bạn cho vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu.

Câu 12: Bạn có mục tiêu gì trong thời gian 3 năm tới với ngành xuất nhập khẩu?

Dù nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi nào, bạn cũng cần trả lời mạch lạc, bình tĩnh, tự tin và khẳng định được hiểu biết, kỹ năng, trình độ của bản thân, chứng minh mình là ứng viên phù hợp với vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu.

Trên đây là trọn bộ những câu hỏi phỏng vấn nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu và một số gợi ý trả lời phù hợp. Để trở thành nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, ngoài kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng thì bạn cần biết cách trả lời các câu hỏi khéo léo để có thể “chinh phục” được nhà tuyển dụng. Khi tới phỏng vấn vị trí này, chú ý ăn mặc gọn gàng, chỉn chu và hãy thật tự tin bạn nhé! Chúc bạn ứng tuyển thành công!

Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ

Bạn đã biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ trong CV xin việc hay chưa? Truy cập bài viết dưới đây để biết được mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023