Blog

Phòng Nhân sự là gì? Những công việc của phòng nhân sự là gì?

27/11/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phòng Nhân sự là một bộ phận của công ty, nó có nhiệm vụ quản lý hiệu quả nguồn nhân lực hay còn gọi là nhân viên của công ty. Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu thêm về công việc của bộ phận nhân sự cũng như các loại vai trò mà một nhân viên ở đó có thể đảm nhiệm qua bài viết sau.

1. Phòng Nhân sự là gì?

Bộ phận Nhân sự của một công ty có nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân viên của mình - những người được coi là nguồn lực quan trọng nhất của công ty. Họ phải đảm bảo rằng nhân viên trong công ty nhận được những đãi ngộ thích hợp và một quy trình đào tạo hiệu quả. Bộ phận này cũng sẽ chịu trách nhiệm cho quá trình tuyển dụng, sa thải và quản lý các quyền lợi của nhân viên.

Xem thêm: Mẫ u cv xin việc hành chính nhân sự được yêu thích nhất.

2. Những công việc của phòng nhân sự trong công ty

Bộ phận Nhân sự có liên quan đến việc đảm bảo nguồn lực nhân viên vững chắc giúp công ty hoạt động một cách thuận lợi, thành công. Những nhân viên này phải được trải qua đào tạo văn hóa làm việc chung của công ty và nhận lại được những gì xứng đáng với điều họ đã bỏ ra; tất cả những điều này sẽ được quản lý thông qua bộ phận Nhân sự.

Bộ phận Nhân sự chịu trách nhiệm cung cấp các chính sách, thủ tục, sự hướng dẫn và hỗ trợ một cách thân thiện cho mọi nhân viên. Ngoài ra, bộ phận còn có nhiệm vụ truyền bá, củng cố sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của công ty với các nhân viên cũng như duy trì văn hóa nơi làm việc.

Chú ý: Đôi khi, công ty có thể thuê dịch vụ bên ngoài để giải quyết công việc của bộ phận Nhân sự chẳng hạn như việc quản lý biên chế. Điều này giúp bộ phận có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các nhiệm vụ khác như phát triển chính sách công ty hoặc đẩy mạnh chiến lược tuyển dụng.

2.1. Tuyển dụng

Khoanh vùng và tuyển dụng được các ứng viên có triển vọng là một trong những mục tiêu chính của bộ phận Nhân sự. Họ sẽ sử dụng các mục tiêu kinh doanh của công ty để xác định và hướng dẫn quy trình tuyển dụng. Họ sẽ đánh giá vị trí cần tuyển dụng để xác định các trách nhiệm chính cũng như trình độ cần thiết cho công việc trước khi bắt tay vào viết bản mô tả công việc và đăng tin tuyển dụng. Họ cần tìm các ứng viên đạt đủ điều kiện cho công ty và hướng dẫn các ứng viên đó trong quá trình tuyển dụng, hoàn thiện hồ sơ và thực hiện các buổi phỏng vấn.

2.2. Thực hiện quy trình thuê nhân viên

Bộ phận Nhân sự gửi lời mời làm việc đến các ứng viên đạt đủ tiêu chuẩn và thương lượng với họ về mức lương cũng như các phúc lợi trong công việc. Họ cần tuyển được người phù hợp nhất cho từng vị trí vì đây là việc ảnh hưởng đến sự thành công của toàn công ty. Quá trình tuyển dụng tốt sẽ cải thiện hiệu suất và kết quả kinh doanh, vì vậy việc xem xét kỹ lưỡng từng ứng viên, bao gồm cả việc kiểm tra lý lịch tư pháp, là điều cần thiết.

Khi ứng viên chấp nhận lời mời làm việc, bộ phận nhân sự sẽ phụ trách quá trình giới thiệu, hướng dẫn nhân viên mới.

2.3. Công việc hành chính

Sau khi trúng tuyển, một nhân viên sẽ phải giải quyết tất cả các công việc hành chính (giấy tờ) với bộ phận Nhân sự, từ điền các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho công ty đến kí kết hợp đồng nhân viên. Bộ phận Nhân sự cũng cần đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng quy định trong luật Lao Động.

2.4. Xử lý lợi ích và đền bù của nhân viên

Bộ phận Nhân sự cũng thường chịu trách nhiệm việc giám sát các khoản bồi thường, bao gồm tiền lương, tiền công và các phúc lợi như nghỉ phép được trả lương hay bảo hiểm y tế. Họ cần theo dõi và “bồi thường” một cách thỏa đáng, kịp thời để đảm bảo quyền lợi cũng như giữ cho nhân viên hài lòng.

Bộ phận này cũng có trách nhiệm giải đáp các câu hỏi của nhân viên về chính sách công ty như phúc lợi sức khỏe, thời gian nghỉ phép, khấu trừ thuế,... hoặc các mối quan tâm khác của họ liên quan tới công ty.

2.5. Đào tạo

Để có thể đẩy mạnh và đồng đều năng suất nhân viên, bộ phận Nhân sự cần tổ chức các buổi đào tạo nhân viên, có thể tùy theo cấp độ và vị trí công việc hoặc ngành nghề, phòng ban. Họ có thể tiến hành tự đào tạo hoặc thuê các chuyên gia. Họ cũng sẽ sắp xếp việc cho nhân viên học cao lên (nếu cần) hoặc đảm bảo cung cấp các chứng chỉ, giấy tờ sau khi nhân viên hoàn thành xong quá học. 

2.6. Phát triển

Bộ phận Nhân sự sẽ phụ trách việc phát triển nhân viên, có thể liên quan đến học hành, đào tạo nhưng cũng có thể là xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp, con đường quản lý, thăng chức, kế thừa cho nhân viên. Chuẩn bị cho một số nhân viên thăng chức hay mở rộng trách nhiệm của họ cũng là một trong những công việc của bộ phận Nhân sự.

2.7. Sa thải

Cuối cùng, trong trường hợp một nhân viên làm việc không hiệu quả, thiếu trách nhiệm, bộ phận Nhân sự có trách nhiệm xử lý các sai phạm. Họ phải hoàn thành các thủ tục, giấy tờ để kết thúc hợp đồng với một nhân viên hoặc thống nhất cách xử lý vi phạm với cấp trên trước khi làm việc với nhân viên. 

3. Các loại công việc thuộc bộ phận Nhân sự

Theo như Vieclam123 tìm hiểu thì có nhiều loại công việc khác nhau trong một bộ phận Nhân sự, như:

  • Trợ lý Nhân sự

  • Chuyên gia về nguồn Nhân lực

  • Giám đốc Nhân sự

  • Phó giám đốc Nhân sự

Ngoài ra, bộ phận Nhân sự trong các công ty lớn có thêm những nhân viên tổ chức dịch vụ hoặc quản lý trật tự trong công ty. Họ sẽ có các chức danh như quản lý đào tạo, cố vấn phát triển tổ chức hoặc điều phối viên...

4. Tổng kết

  • Phòng nhân sự quản lý nguồn nhân lực của một công ty, hay còn gọi là nhân viên của công ty.

  • Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, phát triển, bồi thường và quản lý hiệu quả những nhân viên này.

  • Các bộ phận Nhân sự lớn có thể có các chức danh, phòng ban riêng để quản lý từng công việc nhỏ của một bộ phận Nhân sự bình thường.

>> Tìm hiểu thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023