Phèn chua là gì? Công dụng thần kỳ của phèn chua có thể bạn chưa biết
Phèn chua là gì? Công dụng thần kỳ của phèn chua có thể bạn chưa biết
Phèn chua có nhiều công dụng và đem tới cho con người nhiều lợi ích như lọc nước, hỗ trợ điều trị nấm da, trị mùi hôi cơ thể, cầm máu, bảo vệ sức khỏe răng miệng, trị đại tiện không thông và chứng tiêu chảy… Bởi những tác dụng thần kỳ, phèn chua ngày càng được nhiều người sử dụng và được bán rộng rãi trên thị trường. Vậy phèn chua là gì? Phèn chua có tác dụng gì? Để hiểu hơn về công dụng của phèn chua, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Phèn chua là một loại muối tinh thể có kích thước to, nhỏ không đều, có màu trong, hơi đục, hoặc màu trắng hay không màu và có tên khoa học là kali alum. Phèn chua không tan trong cồn, chỉ tan trong nước và đây là một loại muối được kali, nhôm tạo thành muối sunfat kép.
Phèn chua được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ngoài tên gọi chính, phèn chua còn có tên gọi khác là vũ nát, phèn nhôm, nát thạch, vũ trạch, bạch phàn, mã xĩ phàn, sinh phàn, khô phàn, trấn phong thạch, minh phàn,...
Phèn chua có công thức hóa học là KAl(SO4)2 và thường được tìm thấy ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử nước như K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O.
Nhiều người nghĩ rằng phèn chua chính là đường phèn, tuy vậy đây là hai chất khác nhau. Trong đó, phèn chua là một hợp chất vô cơ có vị chua nhẹ, chát. Còn đường phèn được sản xuất từ mía, là hợp chất hữu cơ. Phèn chua và đường phèn có thành phần nguyên liệu và tính chất hóa học hoàn toàn khác nhau.
Phèn chua là không màu hoặc màu trắng, đôi khi có màu đục hoặc trong, tồn tại ở dạng tinh thể nhỏ, không đều nhau. Phèn chua có vị chua, chát, không tan trong cồn và tan nhiều trong nước nóng, có nhiệt độ sôi khoảng 200 độ C, nhiệt độ nóng chảy khoảng 92-93 độ C. Có chứa khoảng 10% nhôm nên phèn chua không phải chất độc hại và không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Trên thị trường, phèn chua có giá khá rẻ, tùy theo mục đích sử dụng mà nó sẽ có giá khác nhau. Thông thường, để mua phèn chua, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 30.000 đến 60.000 đồng cho 100 gram. Bạn có thể mua phèn chua ở các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada… hoặc mua ở chợ, tiệm tạp hóa.
Sau khi biết được phèn chua là gì, liệu bạn có đang tò mò tác dụng của phèn chua là gì hay không? Ngoài công dụng làm đẹp, phèn chua còn được sử dụng cho đông y, nấu ăn hoặc cho các ngành công nghiệp. Cùng tìm hiểu các công dụng thần kỳ của phèn chua qua phần dưới đây nhé!
Có thành phần chính là nhôm sunfat, do đó phèn chua có thể khử mùi hôi cho cơ thể rất hiệu quả như hôi chân, hôi nách… Cách dùng rất đơn giản, để loại bỏ mùi hôi cơ thể đầy ám ảnh, bạn có thể mua phèn chua rang sẵn hoặc mua phèn chua chưa tinh chế về tự rang, sau đó tán nhuyễn thành bột mịt. Để bảo quản phèn chua đã rang, bạn cần cất vào hộp kín, đậy nắp lại là có thể bảo quản được trong thời gian dài.
Để khử mùi hôi nách, hôi chân, sau khi tắm sạch cơ thể bằng xà phòng tắm, sữa tắm, lau khô người và bôi bột phèn chua đã tán mịn lên các kẽ ngón chân và vùng nách. Khi đó, thành phần trong phèn chua sẽ giúp bạn ngăn ngừa tiết mồ hôi và khử mùi rất tốt.
Khi bị nước ăn chân, bạn sẽ cảm thấy ngứa và khó chịu, để giảm bớt cơn ngứa, sát khuẩn và làm khô chân, bạn có thể sử dụng bột phèn chua. Cách dùng như sau: Bạn pha bột phèn chua với nước ấm, sử dụng nước này để ngâm chân trong vài ngày, khi nào chân bớt ngứa và khó chịu thì có thể dừng lại.
Sau khi ngâm chân, bạn cần phải lau khô chân và không đụng nước nhé!
Phèn chua có tác dụng chính trong việc hỗ trợ điều trị mụn bởi đây là hợp chất có tác dụng làm sạch bề mặt da, sát khuẩn vô cùng tốt, giúp da sạch mụn và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
Bạn thực hiện theo các bước dưới đây để điều trị mụn bằng phèn chua nhé!
Bước 1: Hoàn tan 1 thìa bột phèn chua vào nước ấm.
Bước 2: Tẩy trang và sửa mặt thật sạch với nước, sau đó thấm nước phèn chua bằng miếng bông gòn và bôi nhẹ nhàng lên vùng da đang bị mụn.
Bước 3: Sau đó, bạn massage mặt nhẹ ngành để các chất trong phèn chua thấm đều lên da mặt, thời gian thoa khoảng 5 phút. Để nguyên trên mặt 15 phút sau đó bạn rửa mặt lại thật sạch với nước. Khi thực hiện cách này khoảng 1 tuần, các vết mụn của bạn sẽ xẹp đi trông thấy và giảm đáng kể đấy.
Bên cạnh đó, bạn có thể điều trị hắc lào bằng cách sử dụng phèn chua kết hợp với các thảo dược khác.
Tác dụng của phèn chua là se khít nền có thể giúp làn da của bạn đàn hồi, căng bóng và giảm thiểu những nguy cơ tạo thành nếp nhăn. Bạn có thể sử dụng phèn chua, kết hợp với nguyên liệu với thành phần tự nhiên như nghệ, nha đam, khoai tây… để ngăn ngừa lão hóa và nuôi dưỡng làn da mịn màng.
Phèn chua có đặc tính sát trùng và làm se da, do đó bạn có thể sử dụng phèn chua để hỗ trợ điều trị hay phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo. Để thực hiện, bạn sử dụng bột phèn chua hòa nước ấm, sau đó rửa vùng kín trong vài phút. Tuy vậy, phèn chua có thể khiến âm đạo của bạn bị khô và gây ra cảm giác khó chịu, do đó bạn nên sử dụng với tần suất vừa phải.
Như đã nói ở trên, phèn chua có khả năng làm se nên bạn có thể sử dụng để se khít lỗ chân lông. Với những người có làn da nhạy cảm với những hoạt chất có tính acid, phèn chua có độ an toàn cao và ít kích ứng hơn các sản phẩm có chứa acid như BHA, AHA.
Bên cạnh việc ức chế vi khuẩn, bạn có thể sử dụng phèn chua để ngăn ngừa, kiểm soát các hoạt động của các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh bên ngoài làn da. Để điều trị bệnh nấm da, bạn chỉ cần cho 2 đến 3 muỗng canh phèn chua hòa với nước ấm và ngâm chân trong vòng 20 phút giúp ngăn ngừa tình trạng nấm lây lan, giảm ngứa ngáy.
Phèn chua cũng được ứng dụng trong ngành công nghiệp với nhiều lợi ích khác nhau như có mặt trong quá trình sản xuất giấy, nhờ vào những phản ứng hóa học trong phèn chua, giấy được sản xuất ra sẽ không bị nhòe khi biết vì nó giúp các sợi xenlulozo kết dính lại với nhau.
Ngoài ra, trong ngành dệt, bạn có thể sử dụng phèn chua để giữ màu vải bền màu hơn.
Phèn chua còn được ứng dụng trong y học cổ truyền, có tác dụng sát trùng ngoài ra, giải độc, điều trị viêm ruột, bệnh về dạ dày… Bên cạnh đó, phèn chua còn được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh như viêm tai giữa, lở loét miệng hay ngứa âm hộ…
Phèn chua còn có công dụng dùng để điều chế các loại thuốc trị bệnh như đau mắt, đau răng, giúp cầm máu, điều trị ho ra máu hay các bệnh xuất huyết. Đặc biệt, đối với vết thương hở, phèn chua có tác dụng cầm máu rõ rệt. Bạn có thể rắc phèn chua lên miệng vết thương nếu bị chảy máu kéo dài, hoặc sử dụng để sát trùng các vết cắn của côn trùng, động vật.
Trong công việc bếp núc, phèn chua có nhiều tác dụng cà lợi ích khác như như:
- Dùng để ngâm củ quả, rau, giúp thực phẩm có được độ giòn nhất định, có thể sử dụng phèn chua để hỗ trợ làm mứt.
- Sử dụng khử mùi hôi cho thực phẩm như lươn, lòng gà, lòng lợn…
- Phèn chua giúp cho trứng tươi lâu hơn. Để giữ cho trứng tránh bị hỏng, ung, bạn có thể ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% trong thời gian 15 phút rồi để khô.
- Nếu bạn thường xuyên làm chè bưởi, mứt bưởi thì nên sử dụng phèn chua để làm giảm vị đắng, vị the, của cùi bưởi, cũng như giúp cùi bưởi giòn và trắng hơn nhiều.
Nếu chẳng may bạn ăn phải một ít phèn chua thì cơ thể sẽ không có dấu hiệu và khá an toàn. Nhưng nếu bạn ăn phải một lượng nhiều phèn chua thì cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, nôn ói, tiêu chảy, suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng tới hệ thần kinh…
Tuy phèn chua có nhiều tác dụng, tuy vậy có thể gây hại cho cơ thể con người. Vì trong phèn chua có chứa nhôm nên nếu sử dụng phèn chua quá mức để chế biến thức ăn thì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi chúng ta hấp thụ nhôm vào cơ thể, một phần được bài tiết ra ngoài và một phần tích lũy trong xương. Nếu cơ thể của bạn có quá nhiều nhôm, bạn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm và bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Biểu hiện rõ rệt nhất ở người cao tuổi chính là suy giảm trí nhớ.
Do đó, khi sử dụng phèn chua, bạn cần chú ý và cẩn trọng, nhất là trong quá trình sử dụng để chế biến thực phẩm.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được phèn chua là gì và những công dụng của phèn chua. Ngày nay, phèn chua được sử dụng rộng rãi bởi phèn chua có nhiều lợi ích, công dụng và có thể điều trị được nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng phèn chua, bạn không nên quá lạm dụng và chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải, tránh việc phản tác dụng nhé!
Đường phèn khác với phèn chua, có vị ngọt, thanh và thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Vậy đường phèn là gì? Truy cập bài viết dưới đây để biết được thông tin về đường phèn nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023