Blog

Phân tích bài thơ đây thôn Vĩ Dạ hay nhất bạn nên tham khảo

08/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

“Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác tiêu biểu, thể hiện tình yêu của Hàn Mặc Tử - một nhà thơ tài hoa với mảnh đất Huế xinh đẹp, hãy cùng Vieclam123 tìm hiểu dàn ý chi tiết và tham khảo một số bài văn mẫu phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ nhé.

1. Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”

1.1 Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912-1940), xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo, thời niên thiếu từng sống ở Huế, cũng là miền ký ức tươi đẹp nhất cuộc đời ông. Ông là nhà thơ có phong cách thơ siêu thực, quan niệm thơ độc đáo, mới lạ, trong thơ thường xuất hiện cõi không gian liêu trai, mờ ảo.

Tác phẩm: “Đây thôn Vĩ Dạ” lấy cảm hứng từ cuốn bưu thiếp mà Thu Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử sau khi biết được tình cảm đơn phương mà Hàn Mặc Tử dành cho mình, ông đã nhớ lại những kỉ niệm ở Huế và viết bài thơ này.

1.2 Thân bài

Bố cục: Bài thơ có 3 khổ, mỗi khổ thơ là một đoạn diễn tả một ý hoàn chỉnh, cụ thể:

+ Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế

+ Khổ 2:Cảnh sông nước mây trời xứ Huế

+ Khổ 3: Không gian mộng tưởng

Phân tích chi tiết

*Khổ 1:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

+ Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” như một lời trách móc nhẹ nhàng, cũng là lời mời gọi chân thành, tha thiết đối với người mình yêu thương, cũng có thể là lời phân thân tự hỏi với chính mình. 

+ Bức tranh thôn Vĩ vào sáng sớm mới tươi đẹp, giàu sức sống làm sao, có nắng, có cây, một không gian nhẹ nhàng, xinh đẹp. Bức tranh thiên nhiên ngập tràn sắc nắng của buổi sớm mai, điệp từ “nắng” “nắng hàng cau”, “nắng mới lên”, là một thứ nắng tinh khiết, nắng nhẹ nhàng chứ không hề gay gắt, chói chang.

+ Từ “mướt” gợi sự óng ả, mỡ màng, đầy xuân sắc của cây cối trong vườn. Màu xanh của cây lá là màu “xanh ngọc”, một thứ màu trong trẻo, như được lọc qua ánh sáng, sang trọng, quý phái, dịu nhẹ.

+ Giữa khung cảnh của chốn non nước, thanh tú ấy, con người hiện lên với vẻ mặt phúc hậu, kín đáo, đầy duyên dáng “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Hình ảnh tre trúc vốn là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam. Trong “Thu điếu”, Nguyễn Khuyến cũng từng nhắc về hình ảnh “ngõ trúc”

“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

=> Bốn câu thơ đã vẽ lên một bức tranh thôn quê ở xứ Huế mộng mơ, cảnh vật hiện lên tinh khôi, dịu nhẹ, con người hiền hòa, phúc hậu, duyên dáng chính là nét đẹp rất riêng, rất độc của Huế.

*Khổ 2

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

+ Nếu như bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ đầu là bức tranh tươi sáng, miêu tả một khu vườn rất đặc trưng của xứ Huế thì khổ thơ thứ hai lại hướng ngòi bút ra bờ sông, thời gian chuyển từ ngày sang đêm. 

+ Nhịp thơ 4/3 chia câu thơ thành hai vế gợi sự chia lìa “Gió theo lối gió mây đường mây”. Gió và mây vốn đi cùng nhau nhưng giờ cũng phải chia lìa, gián đoạn. Hình ảnh thiên nhiên không hòa hợp chính là mặc cảm với đời, với số phận của chính bản thân Hàn Mặc Tử. Mặc dù tình yêu cuộc đời, yêu thiên nhiên vẫn rất tha thiết nhưng nhà thơ đã chẳng thể trở về cuộc sống như xưa được nữa.

+ Hình ảnh nhân hóa “dòng nước buồn thiu” giống như tâm trạng của con người vậy vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” . Chính bởi dòng nước buồn thiu mà hoa bắp cũng “lay” theo dòng tâm trạng đó. Cảnh vật trở nên có hồn, gợi sự hiu hắt, trống trải, mang nỗi buồn miên man, bâng khuâng.

=> Dường như ta thấy được nỗi buồn nặng trĩu trong lòng thi nhân, nỗi buồn ấy xuất phát từ nỗi cô đơn, mặc cảm, day dứt không yên, còn nhiều điều tiếc nuối mà chưa thể làm được.

+ Đại từ “ai” cùng với câu hỏi tu từ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” gợi sự mông lung vô định.

+ Sông trăng: ánh trăng đã phủ lên toàn bộ dòng sông, gợi lên một sự liêu trai, huyền ảo. Trăng là hình ảnh quen thuộc trong thi ca, đã trở thành người bạn của nhiều thi nhân. Đối với Hàn Mặc Tử, một con người luôn sống trong cảm giác cô đơn thì vầng trăng cành trở thành người bạn thân thiết. Trong rất nhiều những tác phẩm khác, vầng trăng xuất hiện không chỉ là người bạn mà còn là tình nhân:

“Trăng nằm sõng soài trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi”

Không chỉ là hình ảnh “Thuyền

+ Hình ảnh “thuyền”, “bến”, “trăng” gắn với tình yêu đôi lứa:

“Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

+ Chữ “kịp” vừa gợi sự mong ngóng, khao khát, vừa thể hiện niềm lo lắng.

+ ”tối nay”: là từ ngữ ẩn dụ cho quãng thời gian ngắn ngủi, cũng là sự lo sợ của tác giả trước hiện thực phũ phàng về thân phận hiện tại của bản thân mình.

=> Khổ thơ vừa là bức tranh ngoại cảnh, vừa thấm đẫm tâm trạng của tác giả.

*Khổ cuối

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”

+ Mơ: gợi ra một thế giới ảo, phiêu lãng

+ Điệp từ “khách đường xa”: nhấn mạnh sự thân thiết nhưng giờ đã quá xa vời, chỉ là một người khách ở xa đến thăm.

+ Màu trắng tinh khôi của “áo em” gợi ra sự tinh khiết, cũng là nét đẹp đặc trưng của người con gái Huế.

+ Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà”:Một câu hỏi hoài nghi nhưng vẫn thể hiện sự khao khát với cuộc đời, khao khát yêu thương. Tác giả cũng ý thức được hoàn cảnh của mình hiện tại, nỗi đau sự tuyệt vọng khi không thể có được tình yêu trọn vẹn.

1.3 Kết bài

Tổng kết về nội dung và nghệ thuật:

Nội dung: bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống của thi sĩ.

Nghệ thuật: Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ giàu sức biểu đạt, nghệ thuật nhân hóa, so sánh, điệp từ, biểu hiện nội tâm sâu sắc.

2. Một số bài phân tích “Đây thôn Vĩ Dạ” tham khảo

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử. Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ như thế nào để các bạn học sinh dễ hiểu nhất? Mời các bạn đọc bài dưới đây.

2.1. Văn mẫu: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ số 1

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tuyệt phẩm mà nhà thơ Hàn Mặc Tử đã để lại cho nhân gian.  Đó là những áng thơ bay bổng và ngọt ngào. Trước khi viết bài thơ thì thi sĩ đã mắc bệnh phong nhưng vẫn mang trong mình nỗi nhớ thương, đau đáu nhớ về quê hương Vĩ Dạ đó là nơi chứa biết bao nhiêu thời gian đẹp đẽ mà nhà thơ đã gắn bó ở đây.

Xứ Huế chính là quê hương thứ hai của nhà thơ Hàn Mặc Tử khi ông đang còn làm nhân viên sau đó mới chuyển vào Sài Gòn và viết báo.  Cố đô Huế hiện lên trong tác phẩm của nhà thơ có biết bao cảnh đẹp trữ tình mà con người nơi đây cũng đẹp đẽ. Huế cũng chính là mảnh đất có đặc trưng trồng rất nhiều cây cau ấy vậy mà trong thơ Hàn Mặc Tử có nói đến:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

Đó là lời trách mắng dịu dàng và nhẹ nhàng mà khi ai đọc đến cũng có thể đoán được đó chính là lời trách của một cô gái đối với một chàng trai. Nhưng nghe câu nói sao thấy mượt mà nửa dỗi hơn đáng yêu đến vậy! Cô gái trách cứ với chàng trai rằng sao không về chơi thôn vĩ để xem những hàng cau mới mọc lên và được những ánh nắng “rót” vào. những cây cau mọc cao và có lá màu xanh mướt nhìn đã rất đẹp nay lại còn được phủ trên mình những ánh nắng màu vàng óng ả nữa! Ôi chao thật đẹp đúng là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp chan hòa ánh sáng.

Chưa dừng lại ở đó mà khi đọc đến hai câu thơ tiếp theo ta lại được chiêm ngưỡng cảnh đẹp hoàn mỹ đến khó tưởng:

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Nếu các bạn đã từng đi tham quan ở Huế thì sẽ thấy những mảnh vườn xinh xắn có cỏ và những cây cau mọc bên vườn. Người Huế đơn giản lắm họ chỉ cần sống gần gũi với thiên nhiên mộc mạc mà trữ tình vậy thôi cũng đủ cho ta thấy cuộc sống của họ thật nên thơ và tuyệt đẹp khi họ không cần những tòa nhà cao tầng chọc trời hay những chiếc xe ô tô to lớn, khi vào đến Huế chúng ta mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của ngày xưa được hiển diện như thế nào.

Đường phố thì đông đúc người qua lại người đi bộ người đi xe đạp không hề ồn ào cũng không hề hấp tấp. Tác giả miêu tả: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” chính là vẻ đẹp của những cây cỏ xanh mướt được những giọt sương sớm đọng lại. Khoảnh khắc ấy đã tuyệt đẹp nay còn đẹp hơn khi có những tia nắng chiếu vào. Cảnh vật như hoa lệ và mỹ miều hơn bao giờ hết. Mướt quá chỉ sự vật cỏ cây mọc tốt mà xanh non quá đến nỗi xanh như ngọc. Mà ngọc có màu xanh thể hiện cho màu xanh biếc. Tác giả thật khéo liên tưởng giữa màu xanh của cỏ cây và màu xanh của ngọc. Qua đây ta mới thấy được sự tinh tế cũng như khéo quan sát của nhà thơ Hàn Mặc Tử biết bao.

Người xứ Huế hiện lên vẻ đẹp trung thực và hiền lành biết bao qua câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Khuôn mặt hình chữ điền chính là sự thể hiện cho phúc hậu, vuông vắn mà toát lên sự hiền lành và đôn hậu của những con người nơi đây.

Đến khổ thơ thứ hai thì tác giả đã đặc biệt khắc họa rõ nét hơn về nhịp sống của những con người nơi xứ Huế chậm rãi mà êm ả:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Dòng nước chảy chậm đến nỗi mà “buồn thiu” hoa bắp lay động cũng rất chậm. Câu thơ khiến ta cũng liên tưởng tới sự xa cách giữa lối gió một hướng , hướng mấy một hướng. Phải chăng đó chính là sự ly biệt, là đường thẳng song song không bao giờ có điểm chung của mối tình giữa chàng trai Hàn Mặc Tử và cô gái Hoàng Thị Kim Cúc - một cô gái mà ngày xưa nhà thơ đã thầm thương trộm nhớ. Và khi đọc đến câu thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, có chở trăng về kịp tối nay?” khiến người đọc có thể liên tưởng được một thuyền nằm trên mặt sông và nơi đó có cả vầng trăng sáng. Thuyền đi đến đâu như thể chở trăng đi theo đến đó. Liệu thuyền có chở trăng kịp về hay không?

Khổ thơ cuối chính là tình cảm của tác giả Hàn Mặc Tử dành cho cô gái xứ Huế mà ông vẫn luôn thương thầm được miêu tả cụ thể qua 4 câu thơ cuối:

“Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Tác giả mơ đến một giấc mơ ở đó có người khách lạ mà đó chính là cô gái mà tác giả đang yêu. Áo trắng quá khiến nhà thơ không còn nhận ra được cô gái nữa rồi. Màu áo trắng cũng làm chúng ta dễ dàng liên tưởng đến màu áo trắng của tà dài nữ sinh Huế. Câu thơ lặp từ khách đường xa đến 2 lần càng thể hiện sự sâu lắng và xa lạ giữa nhà thơ với nhân vật mà tác giả nhắc đến. Sương và khói đã làm mờ đi hình ảnh của người con gái khiến cho tác giả cảm giác xa xôi, khó gần. Tác giả tự hỏi bản thân mình: “Ai biết tình ai có đậm đà?” không biết liệu rằng cô nàng đó còn nhớ và còn thương Mặc Tử hay không? Đọc xong câu thơ cảm thấy phảng phất nỗi buồn, đó là tình yêu dạt dào của tác giả đơn phương gửi gắm đến một cô gái mà không được đáp trả lại.

2.2. Văn mẫu: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ số 2

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chính là tác phẩm mà Hàn Mặc Tử đã dùng biết bao tâm huyết của mình viết lên. Bài thơ thể hiện niềm yêu thương nhung nhớ về quê hương xứ Huế nơi mà tác giả đã từng làm việc ở đây.

Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) ông được sinh ra tại Bình Định nhưng có 1 thời gian ông được học tập tại Huế và làm việc tại đây. Đối với ông xứ Huế chính là quê hương thứ 2 và cũng là nơi để lại trong ông có nhiều dấu ấn và kỷ niệm nhất. Qua phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ giúp chúng ta có thể hình dung được cảnh vật cũng như con người xứ Huế nơi đây.

Mở đầu bài thơ là lời nói ngọt ngào nghe sao mà tha thiết của một cô gái dành cho 1 chàng trai:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Thôn Vĩ là một làng quê xinh đẹp nằm gần bên con sống Huế thơ mộng. Làng Vĩ hay còn được gọi là làng Vĩ Dạ nơi tác giả nhắc đến là một làng quê yên bình và xinh đẹp. Đây cũng chính là nơi mà tác giả đã làm việc và học tập tại đây. Phải chăng đây chính là những lời thì thầm nhắc nhở của cô gái dành cho chàng trai rằng hãy về làng Vĩ Dạ chơi vì có biết bao nhiêu cảnh quan đẹp kỳ bí mà chàng trai đã lâu rồi không ghé thăm.

Cảnh vật ở đây đẹp đến lạ lùng khi tác giả đã miêu tả rõ nét từng hình ảnh dung dị nhất:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Ở đây cảnh vật có hai màu chủ đạo chính là màu xanh và màu nắng vàng. Cảnh vật ở đây có những hàng cau mọc lên cao và mang màu sắc xanh. Hình ảnh những hàng cau mọc theo hàng lối và đến mùa ra hoa cau thật đẹp. Hoa cau vừa đẹp lại vừa thơm đó chính là lý do mà cây cau không thể thiếu ở Huế được. Nếu như bạn đã từng đi Huế thì sẽ có dịp được chiêm ngưỡng những vườn cau đẹp đến mê hồn của những con người nơi đây.

Ở xứ Huế các bạn sẽ còn trông thấy những vườn cỏ rộng rãi bên trong là những cây cau. Một không gian toàn màu xanh và được điểm sáng bởi những ánh nắng vàng khiến cho không gian trở nên thơ mộng và trữ tình. Vườn nhà đã được tác giả phải thốt lên: “mướt quá’’ một từ ngữ thể hiện được sự tươi tốt và màu mỡ của cảnh vật nơi đây. Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng lại ở những cây cỏ và khi ấy những ánh nắng đã khẽ chiếu vào tạo nên những viên ngọc được tác giả miêu tả: “xanh như ngọc’’.

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây khiến cho người đọc liên tưởng được hay hình dung được một bức tranh muôn màu sắc mà tác giả đã vẽ lên.  Nhưng đến khổ thơ thứ hai giọng thơ trở nên sâu lắng và pha một chút tâm trạng buồn bã:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?’’

Hai sự vật là gió và mây khi được nhắc đến luôn gợi cho chúng ta suy nghĩ về tình yêu đôi lứa. Mây và gió vẫn luôn không rời thể hiện cho tình cảm khăng khít và gắn bó của lứa đôi. Nhưng ở đây thì tác giả lại thể hiện ngược lại đó chính là sự chia ly và xa cách giữa gió và mây mỗi vật lại đi một hướng. Phải chăng đây chính là lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với người con gái Hoàng Kim Cúc ấy. Họ đã bị xa cách nhau trong 1 thời gian dài khi Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn viết báo và cô Cúc phụ cha làm việc.

Câu thơ thứ hai trong khổ chính là khắc họa về cuộc sống, nhịp sống đời thường của những người xứ Huế chậm rãi và yên bình như sự miêu tả dòng nước thì buồn thiu chảy nước chầm chậm, từ từ. Hoa bắp lay động một cách nhẹ nhàng khi có gió thổi. Câu thơ tiếp theo là một câu nhớ khiến cho người đọc liên tưởng ra được cảnh vật nhiều nhất có trăng và thuyền. Hai hình ảnh hiện lên thật trữ tình và tỏa sáng cả một dòng sông khi có ánh trăng hiện lên soi tỏ cho cả một con thuyền. Liệu rằng thuyền có chở trăng về kịp tối nay hay không hay lỡ làng? Đây chính là cách nói ẩn của tác giả về chuyện tình yêu của mình có còn kịp để quay lại và yêu thương nữa hay không hay là hai người sẽ mất nhau mãi mãi?

Khổ thơ cuối cùng là lời thốt lên từ đáy lòng tác giả và cũng là những suy tư của tác giả về người con gái ấy:

“Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Câu đầu tiên trong khổ thơ cuối tạo sự ấn tượng cho người đọc với sự lặp từ hai lần khách đường xa càng gợi lên sự xa cách hơn. Áo của người con gái ấy trắng quá đến nỗi mà tác giả không nhận ra nữa chính là vì người con gái ấy xinh đẹp mặc trên mình chiếc áo tinh khôi khiến tác giả không thể nhận ra được người con gái mình đã yêu năm nào. Sương khói dày đặc khiến làm mờ đi hình ảnh con người và tác giả tự hỏi liệu rằng cô ấy còn yêu còn tình cảm đậm đà với mình nữa hay không? Câu thơ cuối chính là tiếng lòng của tác giả muốn hỏi người con gái ấy.

Qua phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chúng ta sẽ biết được rằng đây chính là bài thơ hay nhất mà Hàn Mặc Tử đã viết lên trước khi qua đời bởi căn bệnh phong. Thông qua bài thơ chúng ta có thể tưởng tượng được cảnh đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi xứ Huế xinh đẹp nơi mà đã từng là cố đô của nước ta năm nào. Bài thơ cũng thể hiện khắc họa được tình yêu chân thành mà nhà thơ đã dành tặng cho một người con gái xứ Huế thật đậm đà mà ngọt ngào xiết bao!

Với hướng dẫn dàn bài chi tiết và những bài văn mẫu phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của vieclam123.vn chia sẻ, các bạn hãy tự làm cho mình một bài văn phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của riêng mình để hoàn thành tốt bài tập nhé.

>> Xem thêm bài liên quan:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022