Blog

Phẩm chất là gì? Người thành công cần có những phẩm chất nào?

08/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phẩm chất là gì? Chúng ta vẫn thường nhận xét người khác là có phẩm chất tốt, có phẩm chất xấu. Vậy, thực tế thì phẩm chất là gì? Yếu tố này có thực sự quan trọng đối với sự phát triển của con người hay không? Với một người thành công sẽ cần hội tụ cho mình những phẩm chất nào? Hãy cùng tìm hiểu về phẩm chất qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những thông tin cơ bản về phẩm chất là gì

1.1. Các khái niệm về phẩm chất

1.1.1. Bạn hiểu phẩm chất là gì?

Phẩm chất là gì? Là một thuật ngữ chỉ thước đo giá trị về mặt nhân cách của con người, phẩm chất được cấu tạo nên bởi sự cộng hưởng giữa từ “phẩm” và từ “chất”. 

Ở đây, “phẩm” có nghĩa là “tư cách”, còn “chất” lại được hiểu là “tính cách”. Vì thế mà “phẩm chất” chính là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những tư cách về đạo đức của con người.

Phẩm chất là gì

Mỗi người sinh ra đã có những phẩm chất khác nhau, không ai giống ai cả. Và phẩm chất này cũng có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào sự rèn luyện, định hướng phấn đấu của mỗi người. Có phẩm chất tốt và tất nhiên cũng có phẩm chất xấu. Việc bạn sở hữu những phẩm chất tốt hay xấu sẽ phụ thuộc vào sự cho phép của chính bản thân bạn.

1.1.2. Thế nào là phẩm chất tốt?

Phẩm chất tốt là những phẩm chất giúp con người ta trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn, bản lĩnh hơn, thành công hơn và được mọi người yêu quý nhiều hơn. Những người sở hữu cho mình các phẩm chất tốt sẽ là người có nhân cách tốt. Vì thế mà họ biết cách đối nhân xử thế, biết xử lý công việc và tình huống một cách hiệu quả. Do đó mà họ thành công, được nhiều người tin tưởng và yêu mến.

Ngược lại, những người sở hữu cho mình những phẩm chất xấu thường dễ gặp thất bại, bị mọi người xa lánh và có tâm lý bài trừ, không muốn kết giao. Tuy nhiên, với những phẩm chất xấu thì có thể không bị bại lộ ngay lập tức, thế nhưng lại không thể che giấu mãi mãi và không thể che mắt được tất cả mọi người. Vì thế mà “cái kim trong bọc có ngày lòi ra”.

1.2. Phẩm chất được cấu tạo như thế nào?

Phẩm chất là yếu tố bên trong, là một khái niệm mang tính trừu tượng, nhưng được thể hiện thông qua hình dáng của mỗi cá thể. Vì thế mà những yếu tố cấu thành nên phẩm chất có thể được liệt kê như sau: Ý thức, Tình cảm, Tâm lý, Xu hướng, Năng lực, khí chất và Tính cách.

Yếu tố tạo nên phẩm chất

Đây chính là những yếu tố tạo nên và có sự tác động đến phẩm chất. Bởi phẩm chất chính là bản chất thực của mỗi con người, vì thế, mỗi một sự tác động được hợp nhất sẽ hình thành nên các phẩm chất tương ứng của người đó. Do đó mà con người có những phẩm chất khác nhau và sự khác nhau đến từ những yếu tố tạo nên phẩm chất đó.

1.3. Phẩm chất có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người?

1.3.1. Là yếu tố định hình nên nhân cách

Phẩm chất là yếu tố quan trọng trong việc định hình nên nhân cách con người. Những con người có phẩm chất tốt thì cũng sẽ có nhân cách tốt và ngược lại, người có phẩm chất xấu thì sẽ có nhân cách xấu.

Ví dụ, khi một người có những phẩm chất như trung thực, nhân ái và trách nhiệm thì chắc chắn, người đó sẽ là người có một nhân cách đáng nể. Bởi với những phẩm chất mà họ có, người đó sẽ biết cố gắng nỗ lực bằng chính sức mình để vươn lên thay vi dẫm đạp lên ai đó để bước lên bục cao. 

Sự trung thực không cho phép họ có hành vi gian dối hay lừa gạt bất kỳ ai. Cùng với đó, với tấm lòng nhân ái, họ có thể tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác gây ra cho họ mà không cần phải hồi đáp điều gì. Và sự trách nhiệm là yếu tố giúp họ luôn bảo đảm được trọng trách của bản thân với việc hoàn thành một cách tốt nhất những nhiệm vụ mà mình đảm nhận. Một người như vậy thì có phải là có nhân cách tốt hay không?

Vì thế mà phát triển về mặt phẩm chất chính là phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Đây là sự tác động qua lại không thể nào chối cãi được và mỗi người cần phải hiểu rõ được điều này để có định hướng phát triển cho chính mình cũng như cha mẹ và thầy cô cần định hướng đúng cho con, em mình vậy.

Vai trò của phẩm chất

1.3.2. Là yếu tố quyết định đến chất lượng của mối quan hệ

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của mối quan hệ giữa con người với con người chính là phẩm chất. Phẩm chất là tính chất bên trong con người, do vậy mà điều này sẽ được thể hiện thông qua cách thức giao tiếp, đối nhân xử thế với người với việc trong đời sống hàng ngày. Thông qua cách thức ứng xử, cư xử với người với vật của mỗi người mà mối quan hệ đó trở nên khăng khít hay tan giã ngày càng gắn bó hay trở nên xa cách, tùy thuộc vào phẩm chất của bạn như thế nào.

Mỗi một cá nhân con người trong xã hội là một thực thể riêng biệt, nhưng họ cần có những mối quan hệ để gắn kết với nhau và cùng phát triển. Chẳng ai có thể một mình mà phát triển hoàn thiện được. Chính vì thế mà mối quan hệ xã hội, mối quan hệ với người thân hay bất cứ mối quan hệ nào cũng đều hết sức quan trọng. Do vậy mà việc xây dựng cho mình phẩm chất tốt chính là cách để bạn có những mối quan hệ tốt.

2. Những phẩm chất của con người Việt Nam theo dòng thời gian

2.1. Phẩm chất của người Việt Nam xưa

Nước ta trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh để có thể giành được độc lập tự do cho dân tộc. Chính vì thế mà từ xưa, mỗi con người Việt Nam cần hội tụ đủ cho mình những phẩm chất như Trung với nước, hiếu với dân; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; có tấm lòng thủy chung trong sáng, yêu thương con người,....

Phẩm chất của người Việt Nam

Đây chính là những phẩm chất của mỗi một chiến sĩ, mỗi một cán bộ mà trong suốt những năm tháng gian khổ, họ phấn đấu phát triển bản thân, phấn đấu để giành chiến thắng và phấn đấu để mang lại độc lập tự do cho dân tộc. Chính vì thế mà đây là những phẩm chất cao quý của các anh bộ đội cụ Hồ trong những năm tháng gian lao, khổ nhưng không vì thế mà đánh mất chính mình.

2.1.1. Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân

Trung với nước chính là sự trung thành với Tổ quốc, trung thành với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiếu với dân chính là sự thương dân, lấy dân làm chủ để cống hiến và phục vụ nhân dân, giúp nhân dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Mỗi con người, mỗi một cán bộ chiến sĩ trong thời kỳ đó phải biết được lấy việc nước làm trọng, đặt lợi ích của quốc gia, nhân dân lên hàng đầu. Sống gắn bó và gần gũi với nhân dân, định hướng nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, góp phần xây dựng dân tộc giàu mạnh.

2.1.2. Phẩm chất Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Cần chính là sự cần cù trong lao động. Phải biết chăm chỉ để tăng gia sản xuất, mang lại cuộc sống ấm no cho chính bản thân mình và người xung quanh. Sống không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác.

Kiệm là sự tiết kiệm , không phung phí. Biết vừa đủ và không sử dụng một cách lãng phí tất cả những gì mình có. Từ điều nhỏ cho đến điều to, sự tiết kiệm không xa hoa sẽ là một phẩm chất mang đến những giá trị lớn hơn trong tương lai.

Liêm là thanh liêm, là sự trong sạch, chính trực, không có lòng tham với những thứ không thuộc về mình. Không chiếm đoạt của công, không chiếm đoạt của dân chúng, không tham địa vị, tiền tài mà làm những việc xấu, không xứng với lòng mình và người thân cũng như bạn bè xung quanh.

Phẩm chất cần kiệm liêm chính

Chính là sự chính trực, thẳng thắn. Không lươn lẹo, không tự cao, đồng thời cũng không sợ khó, sợ khổ. Luôn tự biết cố gắng để vươn lên và đạt được mục đích của mình. 

2.1.3. Phẩm chất trong sáng, yêu thương mọi người 

Đây là phẩm chất mà Bác Hồ đã dặn đi dặn lại với rất nhiều cán bộ chiến sĩ mà Bác đã làm việc. “Phải có tình đồng chí yêu thương nhau”. Trước tiên chính là tình đồng chí, sau đó chính là tình yêu thương với nhân dân. 

Mỗi một cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận cần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Điều này sẽ tạo nên sự đoàn kết, đoàn kết chính là sức mạnh lớn nhất để chiến thắng kẻ thù. Với tình yêu thương nhân dân cũng vậy. Yêu thương dân, nhân dân cũng sẽ yêu thương lại, và chúng ta tạo nên một sự đoàn kết mạnh mẽ hơn bền vững hơn và có sức công phá đáng sợ hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân giúp ta có thể giành được chiến thắng và giữ được sự hòa bình, ổn định như ngày hôm nay.

2.2. Phẩm chất con người Việt Nam ngày nay

Ngày nay, người Việt Nam vẫn giữ cho mình được những phẩm chất cao đẹp trên. Và hơn hết, mỗi cá nhân đều cố gắng, phấn đấu để rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp hơn. Đó có thể là sự chăm chỉ, sự trung thực, thẳng thắn, sự trách nhiệm và hơn hết đó chính là phẩm chất yêu nước không bao giờ mai một.

Về cơ bản, mối con người khi sinh ra đều có những phẩm chất tốt. Tuy nhiên, theo thời gian thì những phẩm chất cũng có sự biến đổi. Có phẩm chất thì vẫn còn mãi, có phẩm chất thì đã mất đi. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng, sự rèn luyện của mỗi cá nhân. Vì thế mà có cho mình phẩm chất tốt không hề khó. Điều quan trọng là bạn có muốn và có cố gắng để đạt được hay không mà thôi.

Phẩm chất của người Việt Nam hiện nay

3. Người thành công có những phẩm chất gì?

Trên thực tế, có rất nhiều người thành công, nhưng so với những người bình thường thì con số người thành công có sự chênh lệch nhất định. Vì thế mà có thể thấy rằng, người thành công luôn có những phẩm chất khác biệt hơn so với những người bình thường khác.

3.1. Sự tham vọng một cách vừa đủ

Với một người thành công, sự tham vọng là điều rất cần thiết. Chính tham vọng sẽ là điều giúp họ trở nên mạnh mẽ, trở nên liều lĩnh, dám thử, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, sự tham vọng ở đây sẽ chỉ ở mức vừa đủ. Vừa đủ để họ thấy được tiềm năng, thấy được thất bại, vừa đủ để họ biết làm như vậy là đúng và nếu xa hơn nữa thì sẽ trở thành một tính chất khác. Sự tham vọng không đồng nghĩa với việc làm trái đạo đức để đạt được điều mong muốn. Đây sẽ chỉ là cái cớ cho một phẩm chất xấu phát triển mà thôi.

Vì thế, một người thành công là biết tham vọng vừa đủ để bản thân không mất đi những phẩm chất tốt của mình cũng như không vi phạm vào các quy tắc, chuẩn mực đạo đức.

Phẩm chất của người thành công

3.2. Sự mạnh mẽ từ chính tâm hồn

Không phải bất cứ ai ngay khi vừa khởi nghiệp đã thành công, điều này là rất hiếm. Do đó mà sự mạnh mẽ luôn là điều cần có với một người thành công. Mạnh mẽ để đối mặt với thất bại, mạnh mẽ để đối mặt với khó khăn thử thách, mạnh mẽ để đương đầu với cuộc sống và vươn lên để đạt điều mình muốn một cách chính đáng nhất. Sự mạnh mẽ không phải từ thể chất mà từ chính tâm hồn, ý chí của họ.

3.3. Biết cách khiêm tốn

Là một người thành công, bạn nên khiêm tốn. Giống như Mark Zuckerberg hay Bill Gates vậy, họ thành công, họ giàu có nhưng họ vẫn luôn khiêm tốn và có một lối sống giản dị. 

Bạn cần nhận thức vị trí mình ở đâu và luôn cố gắng để học hỏi, rèn luyện bản thân hơn nữa. Núi cao còn có núi cao hơn, con người cũng vậy. Vì thế, thay vì khoe mẽ thì bạn nên có sự khiêm tốn cho chính mình.

3.4. Biết cách tạo mối quan hệ

Mở rộng mối quan hệ chính là mở rộng cơ hội phát triển cho chính bạn. Đây là một điều mà bất cứ người thành công nào cũng cần biết và rèn luyện cho mình.

Biết cách chủ động tạo mối quan hệ

Sự chủ động, cởi mở sẽ giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn. Chiếc chìa khóa này sẽ mở cửa và dẫn lối bạn tới rất nhiều điều bất ngờ, vì thế hãy học cách để tạo các mối quan hệ cho mình, mỗi một mối quan hệ mà bạn có đều sẽ có ý nghĩa nhất định trong cuộc đời bạn.

Phẩm chất là những giá trị bên trong con người và được hình thành, biến đổi theo dòng thời gian và sự phát triển của mỗi cá nhân. Ai cũng mong muốn có được cho mình những phẩm chất tốt và điều này sẽ còn phụ thuộc vào cách mà bạn định hình cho sự phát triển của chính mình ra sao. Hy vọng, qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu được phẩm chất là gì cũng như các phẩm chất cần có của một người thành công.

Lý trí là gì? Suy ngẫm về vấn đề chọn con tim hay là nghe lý trí?

Lý trí là gì? Có những cách định nghĩa nào về lý trí? Lý trí mang đến giá trị gì cho mỗi con người? Cùng tìm hiểu về lý trí ngay sau đây!

Lý trí là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023