Blog

PD là gì? Giải mã độ hot của PD và cách để trở thành một PD tài năng

27/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chắc hẳn bạn đã ít nhất 1 lần nghe nói tới PD, có thể là trong lúc xem chương trình truyền hình hoặc ai đó nhắc tới. Và dù trong hoàn cảnh nào thì theo bạn, PD là gì? Nếu như yêu thích chương trình Running man Hàn Quốc thì bạn sẽ thấy các người chơi gọi tên của PD rất nhiều. Vậy, PD là gì và có liên quan gì tới lĩnh vực truyền hình? Để trở thành một PD có khó hay không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về PD thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những khái niệm liên quan đến PD là gì

1.1. PD là gì theo nghĩa phổ thông

Theo nghĩa phổ thông và ứng dụng rộng rãi nhất thì PD được sử dụng với vai trò là chỉ một nghề trong lĩnh vực truyền hình. PD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Project Director" hay “Producer” và có ý nghĩa là “Giám đốc chương trình, nhà sản xuất", tức là người sẽ chịu trách nhiệm sản xuất và phát sóng một chương trình bất kỳ nào đó tại đài truyền hình mà mình làm việc. 

PD là gì

Trong lĩnh vực truyền hình, PD được nhắc tới với vai trò là một người quản lý cả về nhân lực và kinh phí của một dự án, đồng thời, PD sẽ có trách nhiệm trong việc lên ý tưởng, đề xuất các hoạt động trong chương trình dự án của mình và chỉ đạo, điều hướng công việc của toàn bộ ekip thực hiện. Vì thế mà đây sẽ là người có quyền đưa ra quyết định cao nhất của toàn bộ ekip cũng như là người gánh trách nhiệm trên vai lớn nhất về sự thành công hay thất bại của dự án đó.

Hiện nay, các PD truyền hình thường được các nghệ sĩ nổi tiếng trong showbiz kính trọng khi họ sẽ là người quyết định một ai đó tham gia vào chương trình của mình. Và những chương trình nổi tiếng, có độ hot càng cao thì càng nhiều người muốn có thể tham gia để được xuất hiện nhiều hơn trước khán giả công chúng. Điều này chúng ta có thể thấy rõ nhất thông qua chương trình giải trí thực tế ở Hàn Quốc.

Với tài năng và năng lực của mình, PD sẽ cần phải biết cách để làm cho chương trình của mình trở nên độc đáo và thu hút hơn. Bởi các PD thường có sự sáng tạo cao, sở hữu nhiều ý tưởng độc lạ. Khi đó, họ sẽ có được thành công trong nghề và càng được coi trọng hơn. Chính vì thế mà nghề PD cực kỳ hot, nhất là tại các nước phát triển và có ngành công nghiệp giải trí bùng nổ mạnh mẽ như Hàn Quốc.

1.2. PD là gì trong các lĩnh vực khác

PD không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực truyền hình mà còn có mặt trong một số lĩnh vực khác của đời sống.

Những khái niệm khác về PD

1.2.1. PD là một nguyên tố hoá học

Nếu xét trên góc độ học thuật thì Pd chính là từ viết tắt của một nguyên tố hoá học là Paladi. Đây được biết tới là một kim loại vô cùng quý hiếm với màu trắng bạc và độ bóng ấn tượng. Vào năm 1803, William Hyde Wollaston đã phát hiện ra loại kim loại này và đặt tên là palladium. Cái tên này được dựa theo tên gọi của tiểu hành tinh Pallas, tên tượng trưng của nữ thần Athena.

Paladi sở hữu các tính chất khá ưu việt khi chống xỉn màu tốt, có khả năng chịu nhiệt cao, khả năng chống ăn mòn cao và khả năng dẫn điện tốt.

1.2.2. PD là trụ sở cảnh sát

Nếu xét PD trong “ngành” thì đây chính là từ viết tắt của “Police Department”,  dịch ra thì là “trụ sở cảnh sát”. Đây chính là cơ quan, nơi làm việc của công an với trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan tới trật tự xã hội cũng như xử lý các vấn đề giấy tờ về nhân thân, dân sự khác.

2. Tại sao PD lại hot đến vậy?

Không chỉ trong các chương trình giải trí, thông qua một số bộ phim Hàn Quốc, bạn cũng sẽ thấy được vị trí PD tại quốc gia này hot và được nhiều người hướng đến như thế nào. Vậy, độ hot của PD từ đâu mà ra?

Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên độ hot cũng như điều khiến người ta cố gắng để trở thành PD và tạo nên thành công trong sự nghiệp của mình.

​ Giải mã độ hot của PD

2.1. Là người đứng đầu của một dự án

Trong các đài truyền hình, có rất nhiều chương trình được thực hiện. Và mỗi chương trình đều sẽ cần có một chủ xị riêng, nhất là với các dự án chương trình mang tính giải trí cao. Và PD chính là người quyền lực đó khi nắm trong tay mọi quyền quyết định về các yếu tố của dự án mà mình chịu trách nhiệm.

Khi đã là người đứng đầu thì PD sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển khác, nhất là khi dự án chương trình đó cực kỳ tiềm năng hoặc vô cùng được yêu thích qua các mùa phát sóng trước.

2.2. Có quyền trong việc tuyển chọn diễn viên

Việc ai là người tham gia vào dự án phim hay chương trình giải trí sẽ nằm trong quyết định của PD. Bởi PD là người nắm quyền toàn bộ về quá trình triển khai, phát sóng, do đó mà mỗi một người tham gia dự án đều cần có sự chọn lựa kỹ càng. Chính vì thế mà đó là lý do vì sao các nghệ sĩ thường rất tôn trọng các PD. 

2.3. Cơ hội hợp tác với nhiều người nổi tiếng

Bởi vì là một PD, các chương trình của họ hầu hết sẽ có sự tham gia của những người nổi tiếng. Do đó mà đây sẽ là cơ hội để PD hợp tác với các ngôi sao trong nước cũng như quốc tế. Nhất là với những PD có nhiều kinh nghiệm và sở hữu các chương trình, dự án ăn khách.

2.4. Mức thu nhập hậu hĩnh

Là người nắm quyền toàn bộ dự án

Là một PD truyền hình thì mức lương có thể nói là khá cao. Đặc biệt khi bạn là PD tài năng, kinh nghiệm, có nhiều dự án nổi bật, thu hút được sự đầu tư của nhiều thương hiệu. Khi đó, mức thu nhập của bạn cũng được nâng cao hơn rất nhiều.

Trung bình, năm 2016, mức lương của PD đài truyền hình rơi vào khoảng 40 triệu won/năm (tương đương khoảng 800 triệu VNĐ), còn với các PD sản xuất bên ngoài sẽ có mức lương khoảng 400 triệu VNĐ/năm. Chính vì sự chênh lệch này mà ai cũng muốn có thể trở thành PD của đài truyền hình và điều này dẫn đến tỷ lệ chọi vô cùng khốc liệt, khoảng 1000:1.

Vậy, với một tỷ lệ cạnh tranh gay gắt như vậy thì quy trình để trở thành một PD chính thức sẽ như thế nào? Khám phá ngay nhé!

3. Hành trình để trở thành một PD chính thức

Khi đã biết được PD là gì thì bạn có biết trở thành một PD chính thức như thế nào không? Để trở thành một PD đài truyền hình, không nhất thiết bạn phải là một nhân viên chính thức của nhà đài. Thay vào đó bạn sẽ phải vượt qua vòng thi tuyển để chạm tới ước mơ của mình. Và với tỷ lệ 1000:1 thì cuộc thi tuyển PD được ví như việc thi tuyển công chức ở cấp độ 5 tại Hàn Quốc vậy.

Quy trình được tiến hành như sau:

- Nộp hồ sơ:

Các ứng viên dự tuyển vào vị trí PD đều sẽ phải nộp hồ sơ giới thiệu về mình cho nhà đài. Vị trí PD sẽ không giới hạn về trình độ học vấn hay chuyên ngành. Tuy nhiên, mặt bằng chung thì các PD tại Hàn Quốc thường sở hữu học vấn khá cao với việc tốt nghiệp các trường nổi tiếng như ĐHQG Seoul, ĐH Yonsei,...

​ Hành trình trở thành PD truyền hình

- Kiểm tra viết:

Đây được biết đến là phần thi khó khăn nhất. Mặc dù, điều cuối cùng mà các PD tạo ra chính là các video được đăng tải, phát sóng. Thế nhưng, để video được quay suôn sẻ cũng như truyền tải thông tin tốt nhất thì kịch bản với khả năng viết dễ hiểu là rất quan trọng. Đó là lý do vì sao mà phần thi viết được đưa vào quy trình tuyển dụng PD.

- Phỏng vấn:

Mỗi một đài truyền hình sẽ có cách thức phỏng vấn khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì đây cũng sẽ là một vòng thi vô cùng khó khăn với các ứng viên bởi yêu cầu dành cho PD rất khắt khe. Và chỉ khi bạn qua được tất cả các vòng trên thì bạn mới vượt qua được cuộc cạnh tranh đầy cam go 1000:1 này.

- Trợ lý PD

Tuy nhiên, vượt qua vòng thi không phải là bạn sẽ trở thành một PD truyền hình ngay lập tức. Bạn sẽ giữ vị trí trợ lý PD trong khoảng từ 5 đến 7 năm. Đây sẽ là thời gian để bạn học tập và tích lũy kinh nghiệm cho chính mình trước khi trở thành một PD chính thức. Tuy nhiên, công việc của trợ lý PD là rất nhiều, bạn có thể còn bận hơn cả PD chính, áp lực cũng theo đó mà tăng lên. Do đó mà nếu không thực sự đam mê và có tinh thần vững vàng thì bạn rất dễ nản lòng và bỏ cuộc.

- PD chính thức

Vượt qua được cuộc thi tuyển gay gắt

Sau quãng thời gian rèn luyện, khi đủ kinh nghiệm và có thể quản lý một dự án hoàn chỉnh thì bạn sẽ có thể trở thành PD chính thức. Công việc của PD chính thức sẽ ít hơn so với trợ lý. Tuy nhiên trách nhiệm gánh vác sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Khi mà ekip của bạn có thể lên tới 30, 40 hay 100 người thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ với từng đó con người. Ngoài ra, PD chính cũng sẽ rất áp lực với việc làm sao để chương trình, dự án của mình có rating cao, được khán giả chú ý,...

Thực tế cho thấy rằng việc trở thành một PD không hề đơn giản và công việc này cũng không hề dễ dàng. Với những chia sẻ trong bài, mong rằng đã giúp bạn hiểu được PD là gì cũng như những khó khăn và sự vất vả trong hành trình trở thành PD. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một công việc vô cùng tuyệt vời nếu như bạn đam mê và có sự kiên trì theo đuổi nghề.

Trap là gì? Khám phá từ điển của Gen Z với Trap boy và Trap girl

Trap là gì? chắc hẳn bạn đã nghe tới trap khá nhiều lần, đặc biệt là trap boy và trap girl. Vậy, trong từ điển của gen Z thì trap có ý nghĩa ra sao? Cùng khám phá ngay sau đây nhé!

Trap là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023