P&L là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Profit and Loss, hay còn được dịch là lợi nhuận và thua lỗ. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa của P&L trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.
P&L là từ viết tắt của cụm từ Profit and Loss có nghĩa là "Lợi nhuận và thua lỗ". Profit trong tiếng Anh có nghĩa là lợi nhuận. Loss có nghĩa là thua lỗ, những khoản chi ra trong thời gian nhất định.
Lợi nhuận trong kinh doanh là số tiền mà doanh nghiệp còn lại sau khi lấy doanh thu bán hàng trừ đi các khoản chi phí. Công thức:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu -Tổng chi phí
Nếu như tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí doanh nghiệp phải chi trả ra thì gọi là lợi nhuận, còn nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì tức là doanh nghiệp đang hoạt động thua lỗ.
P&L thường được dùng với cụm từ Statement, P&L Statement để chỉ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là báo cáo lãi lỗ, báo cáo thu nhập, báo cáo chi phí.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, P&L còn là viết tắt của từ Production and Logistics (Hậu cần và sản xuất). Đây chính là hoạt động lưu trữ, chuyên chở và cung cấp dịch vụ, hàng hóa trong kinh doanh. Nhờ có công việc hậu cần mà các tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện được nhiều công việc cùng một lúc.
P&L (Profit and Loss) phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Theo chế độ tài chính hiện hành ngày nay, thì báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo tài chính.
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể nắm được tình hình sử dụng tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh. Một số đánh giá có thể rút ra được từ báo cáo kinh doanh như:
Thứ nhất, doanh nghiệp có thể biết được tình hình sử dụng tiềm năng về con người, vốn, kỹ thuật, công nghệ.
Thứ hai, dựa vào báo cáo tài chính, doanh nghiệp dự đoán được khả năng thu lợi nhuận, chuyển động dòng tiền và hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Production trong tiếng Anh được dịch là “Sản xuất”, chỉ quá trình con người sử dụng các thiết bị máy móc, công nghệ để chuyển đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra. Hoạt động sản xuất giúp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Logistics được hiểu là công tác hậu cần. Từ hậu cần trong từng hoạt động sẽ bao gồm những công việc khác nhau. Ví dụ trong chiến tranh, hậu cần chỉ công tác chăm lo đời sống cho người lính, cấp phát nhu yếu phẩm, chăm sóc sức khỏe. Trong hoạt động kinh doanh, hậu cần chính là việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, P&L (Production & logistics)-công việc hậu cần được thực hiện theo các bước như sau:
Tư vấn, giới thiệu cho khách hàng các phương thức vận chuyển mà doanh nghiệp cung cấp
Đóng gói hàng hóa vào bao bì, hộp
Dán tem sản phẩm
Vận chuyển hàng hóa tới kho lưu trữ
Lưu kho đối với hàng hóa chưa được vận chuyển đi
Tiến hành các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu
Chuẩn bị các giấy tờ, chứng từ cần thiết cho quá trình bán hàng,
Giao hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Để có thể đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, cung cấp dịch vụ chất lượng, doanh nghiệp cần phải nỗ lực để thực hiện công tác sản xuất và hậu cần đảm bảo tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Hoạt động quản lý công việc hậu cần được thực hiện bao gồm:
Hoạch định chiến lược phân chia sản xuất
Thiết lập hệ thống sản xuất
Giảm chi phí vận hành nhà máy
Tăng hiệu suất vận chuyển và giao nhận hàng hóa
Quản lý chuỗi cung ứng
Như vậy, trên đây là giải đáp của Vieclam123.vn về “P&L là gì”. Tùy theo từng trường hợp mà nó sẽ có nghĩa là báo cáo kinh doanh hoặc công tác hậu cần, sản xuất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
>> Tham khảo thêm:
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023