Blog

Những từ hay nhất nên dùng khi phỏng vấn xin việc bạn cần biết

18/10/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nếu bạn đang phân vân không biết sự khác biệt từ ngữ có thể mang lại điều gì, hãy xem xét hai ví dụ câu sau đây và kết luận xem câu nào hay, thu hút hơn: “Tôi giúp lên ý tưởng cho các chiến dịch” và “Tôi tạo ra các ý tưởng đã được sử dụng trong các chiến dịch đoạt giải thưởng, thành công.” Hai câu trên đều mang nghĩa tương tự nhau, nhưng một câu miêu tả những thành thích lớn và một câu thì khá bình thường, không đáng chú ý. Hãy cùng nhau phân tích xem vì sao câu thứ hai lại có tác động mạnh hơn. Đầu tiên, từ “giúp” (ở câu một) không cụ thể. Với người phỏng vấn, điều này có thể là bạn đã trình bày một loạt ý tưởng thật hay nhưng cũng có thể bạn chỉ là một người tham gia thầm lặng trong một cuộc họp lên ý tưởng cho chiến dịch đó thôi. Câu thứ hai sử dụng một động từ trực tiếp hơn - một người lên ý tưởng thì sẽ liên quan sâu sắc hơn đến dự án đó. Hơn nữa, những tính từ mạnh hơn cũng được thêm vào: những ý tưởng bạn lên không chỉ tốt mà nó còn đoạt giải, thành công. Từ ngữ bạn sử dụng trong cuộc phỏng vấn sẽ tạo dấu ấn và thể hiện khả năng của bạn. Hãy để lại một ấn tượng tốt. Khi bạn luyện tập cho buổi phỏng vấn tiếp theo, hãy suy nghĩ về từ ngữ bạn sẽ sử dụng. Sau đây là năm loại từ hoặc cụm từ bạn có thể sử dụng trong câu trả lời của mình.

 

1. Những từ thể hiện niềm đam mê

Một trong những điều mà người phỏng vấn muốn biết là bạn sẽ chỉ có mặt và làm việc thôi hay bạn thật sự quan tâm công việc này. Bạn sẽ vượt lên trên những gì công việc cần hay chỉ làm đủ những gì được ghi trong bản mô tả công việc thôi?

Những người thật sự đam mê và hứng thú với công việc có thể giúp công ty vươn xa hơn theo nhiều cách khác nhau, theo mặt tích cực. Họ có tinh thần làm việc tốt, và có thể đáp ứng những nhu cầu cốt lõi của công ty. Sử dụng những từ sau đây sẽ thể hiện rằng bạn không chỉ là một nhân viên bình thường mà còn rất tận tâm trong công việc: 

  • Tràn đầy năng lượng

  • Nhiệt tình

  • Hứng thú với

  • Yêu thích 

  • Có động lực 

  • Ưu tiên

  • Chiến thắng

2. Những từ thể hiện trách nhiệm

Trong một cuộc phỏng vấn, sẽ rất tốt nếu bạn thể hiện được rằng mình là một người có trách nhiệm. Điều này có nghĩa là bạn muốn cho người phỏng vấn thấy rằng nếu bạn được giao một công việc nào đó, bạn sẽ không chỉ làm nó mà còn hoàn thành nó đúng hạn và đạt được yêu cầu đề ra. Những từ hoặc cụm từ sau đây có thể giúp diễn đạt trách nhiệm trong công việc:

  • Đạt được

  • Phối hợp tốt

  • Có định hướng chi tiết

  • Hiệu quả

  • Có năng lực

  • Duy trì

  • Đáp ứng thời hạn

  • Đúng giờ

  • Có tổ chức

  • Thực tiễn

  • Chuẩn bị

  • Cung cấp

  • Tái cấu trúc

  • Chịu trách nhiệm 

  • Kết quả, định hướng kết quả

  • Đáp ứng nhu cầu của khách hàng 

  • Giải pháp

  • Hỗ trợ

  • Người chỉ huy nhóm

  • Năng lực chỉ huy

3. Những từ thể hiện khả năng lãnh đạo

Bạn có đang phỏng vấn cho một vị trí cao trong công ty? Nếu có thì việc sử dụng từ ngữ mạnh mẽ, mang tính chủ động rất quan trọng khi phỏng vấn. Hãy thể hiện rằng bạn đã chỉ hủy nhóm cùng các dự án, và chịu trách nhiệm chính cho bất kỳ kết quả hay thành công nào trong suốt sự nghiệp của bạn. Thử sử dụng những từ dưới đây để thể hiện khả năng lãnh đạo của bản thân:

  • Thúc giục

  • Đạt được

  • Xây dựng 

  • Hợp tác với 

  • Truyền đạt 

  • Phát triển 

  • Tôi đã xử lý nó bằng cách….

  • Đề xướng

  • Sáng tạo

  • Thương lượng

  • Kế hoạch

  • Giải quyết

  • Giám sát

4. Thuật ngữ và biệt ngữ chuyên ngành

Mỗi ngành nghề đều có ngôn ngữ chuyên biệt riêng của nó. Khi bạn không làm việc trong ngành, những từ này có thể hơi khó hiểu - nó như một loại mật mã khiến bạn không thể nào theo kịp câu chuyện. Nhưng nếu bạn là người trong ngành và quen thuộc với những thuật ngữ này, sử dụng chúng khi nói chuyện sẽ như nói bằng mật mã. Điều này giúp người phỏng vấn thấy được bạn thật sự hiểu ngành nghề của mình.

Để sử dụng những thuật ngữ chuyên biệt này, đương nhiên, bạn phải hiểu nó. Vậy nên nếu bạn là người mới trong ngành, hãy tìm hiểu và làm quen với chúng. Theo dõi những người trong ngành khác thông qua mạng xã hội, kết nối với họ và tìm hiểu thêm thông tin trên blogs hoặc các video hướng dẫn.

5. Từ ngữ phản ánh giá trị công ty

Bạn muốn thể hiện rằng mình là người phù hợp với công ty. Hãy học theo những từ ngữ mà công ty sử dụng để miêu tả chính nó. Những cụm từ như vậy rất có thể hay được dùng trong nội bộ hoặc các cuộc họp thường niên của công ty.

Kể cả khi người phỏng vấn không nhận ra bạn đang sử dụng những lời nói của chính họ để nói về bản thân mình, nó cũng sẽ gián tiếp để lại ấn tượng tốt cho bạn. Hãy nghiên cứu phần giới thiệu bản thân của mỗi công ty trên các trang web, phương tiện truyền thông và trong phần quảng cáo công việc. 

Bạn cũng có thể chọn những từ đồng nghĩa để tránh việc có vẻ như bạn đang học thuộc bản giới thiệu công ty. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn hiểu về những gì học đang tìm kiếm. 

6. Cách dùng những từ ngữ mạnh khi phỏng vấn

Đây không phải là một bài kiểm tra Tiếng Anh nên bạn không cần nhớ một danh sách dài các từ bằng giấy nhớ. Thay vào đó, khi bạn luyện tập trả lời câu hỏi khi phỏng vấn, hãy chú ý đến cách lựa chọn từ của bản thân. Khi những từ như “giúp” hoặc “hỗ trợ” cứ xuất hiện hoài, hãy tìm cách thay thế chúng bằng những từ ngữ mạnh mẽ hơn. Chọn những từ hoặc cụm từ miêu tả mạnh hơn nữa. Ví dụ, một dự án có thể thành công hoặc đạt giải, nó có thể hoạt động xuất sắc hoặc “kết quả tăng 25% doanh thu”.

Và hãy luôn nhớ rằng sự lựa chọn từ ngữ tốt nhất sẽ phụ thuộc vào công việc bạn muốn ứng tuyển. Nếu bạn đang đăng ký vị trí trợ lý, bạn sẽ cần tập trung vào những từ ngữ thể hiện tinh thần trách nhiệm và kết quả đạt được (sử dụng ít hơn những từ ngữ về khả năng lãnh đạo).

Hãy nhớ rằng cách dùng từ mới quan trọng trong lúc phỏng vấn, những từ ngữ mạng tính hành động cũng rất quan trọng khi bạn viết thư xin việc hoặc tạo CV. 

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023