Làm nhà giáo không những phải hội tụ đầy đủ kiến thức chuyên môn mà bạn còn phải biết những điều mà bản thân không được làm với học sinh. Ngoài đạo đức nghề nghiệp thì đó còn là những điều nằm trong quy định mà Bộ giáo dục ban hành để tất cả các nhà giáo nói chung áp dụng. Vậy những điều giáo viên không được làm bao gồm những gì, mời bạn theo dõi những gợi ý dưới đây để thu thập kiến thức bổ ích nhé.
MỤC LỤC
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, nhà giáo không những phải sở hữu phẩm chất tốt, mà tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp phải đúng đắn. Trình độ năng lực không thể thiếu tùy theo từng chuyên môn song kỹ năng và nghiệp vụ cũng không nắm bắt xu hướng thị trường.
Bên cạnh đó, nhà giáo phải đảm bảo được sức khỏe để đáp ứng những yêu cầu mà nghề nghiệp đặt ra.
Trong môi trường giáo dục, nhà giáo là người đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Họ có ảnh hưởng rất nhiều tới những học sinh của mình, sẽ là một tấm gương sáng để biết bao thế hệ măng non noi theo. Chính vì thế mà họ được cả xã hội tôn vinh và tôn sùng.
Nhà giáo sẽ là những người trực tiếp giảng dạy, điều hướng và truyền đạt thông điệp, mục tiêu giáo dục theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Họ phải đảm bảo chất lượng giáo dục, đồng thời cũng thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ của một công dân nước Việt Nam.
Người làm nhà giáo chính thức sẽ có quyền giảng dạy theo chuyên môn của mình, đó có thể là các môn như Toán, Văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Sinh học,... họ sẽ truyền đạt những kiến thức của mình cho học trò của mình.
Trong quá trình công tác và làm việc, giáo viên sẽ được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn lẫn chính trị.
Ngoài ra, giáo viên hay nhà giáo sẽ được nhiều người tôn trọng, được bảo vệ nhân phẩm, thân thể và danh dự. Nhà giáo cũng được nghỉ hè đúng thời gian quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác mà Pháp luật ban hành.
Trở thành giáo viên thì dễ nhưng trở thành giáo viên được cả xã hội tôn vinh thì là điều rất khó. Trước khi trở thành giáo viên chắc chắn bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những điều mà mình không được làm theo luật Giáo dục. Đó là những gì mời bạn tham khảo những thông tin bên dưới này nhé.
Thầy cô không được sử dụng những lời nói, hành động để làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, thân thể của học sinh.
Nhiều thầy cô do vi phạm điều này dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng. Không ít những vụ giáo viên đã tát học sinh hay bắt học sinh phải uống nước lau bảng. Những hành động đó không xứng đáng với tư cách của một người thầy giáo mẫu mực.
Trong quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu rất rõ những việc làm mà giáo viên được phép và không được phép thực hiện, trong đó có nói tới bục giảng.
Cụ thể, giáo viên không được phép sử dụng bục giảng để làm nơi tuyên truyền những nội dung sai trái, đi ngược với quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đây là một hành vi sai trái tuyệt đối không được phép, nếu có phát hiện thì lập tức người giáo viên đó sẽ phải chịu những hình phạt thích đáng do mình gây ra.
Thầy cô giáo viên phải hội tụ được những phẩm chất tốt thì mới xứng đáng với vai trò của một nhà giáo.
Tổ chức, tham gia các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan là sự việc suy đồi đạo đức và nhân cách mà bất kì người giáo viên nào cũng không được làm.
Tất cả những hoạt động tổ chức liên quan tới tệ nạn xã hội cụ thể như ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín, dị đoan, lưu trữ và tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị lên án, theo đó nếu phát hiện được giáo viên nào có hành vi sai trái không điều cấm này thì chắc chắn sẽ bị xử phạt nghiêm minh.
Có rất nhiều thầy cô đã gian lận trong việc ghi điểm học tập cho học sinh, nâng điểm cho học sinh mình yêu quý và hạ điểm học sinh mình có hiềm khích dẫn đến kết quả học tập phản ánh không chính xác thực lực học sinh.
Bên cạnh đó nhiều thầy cô còn thiếu trung thực trong nghiên cứu khoa học như sau: Copy sao chép nội dung của người khác nhưng đề tên tác phẩm là của mình. Còn có nhiều thầy cô khác ngang nhiên chiếm đoạt tác phẩm nghiên cứu khoa học của người khác để biến nó thành của mình.
Thực trạng các thầy cô giáo lợi dụng chức vụ của bản thân để nhận tiền hối lộ, đút lót từ học sinh và phụ huynh học sinh không phải chuyện hiếm thấy, theo đó đây cũng được liệt kê vào danh sách những điều giáo viên không được làm.
Theo đó, bất cứ thầy cô với chức vụ quan trọng hay ít quan trọng trong trường đều không được lợi dụng chức vụ của mình để nhận quà hay tiền hối lộ của học sinh, phụ huynh, nhận tiền mua điểm hay nhận xét tốt với những học sinh có tiền,...
Ngoài ra, cũng không được miệt thị những học sinh gia đình có điều kiện khó khăn. Phải yêu thương mà công minh trong tất cả mọi chuyện. Có như vậy thì bạn mới xứng đáng là giáo viên được cả xã hội tôn vinh theo đúng nghĩa.
Trong số những điều giáo viên không được làm với học sinh thì sẽ được phân chia thành 2 loại, thứ nhất là những điều không được làm trong giờ hành chính và thứ hai là những điều giáo viên không được làm ngoài giờ hành chính.
Đừng tưởng là giáo viên thì chỉ phải tuân thủ theo quy định trong giờ hành chính thôi nhé, bạn còn phải thực hiện nghiêm túc những yêu cầu của Bộ Giáo dục ngay cả khi hết giờ làm việc nữa đấy. Hãy xem những điều giáo viên không được làm với học sinh từng trường hợp như thế nào nhé:
Thầy cô không được phép sử dụng điện thoại cá nhân của mình khi đi dạy trên lớp hay coi thi, chấm thi và trong các cuộc họp. Khi đi dạy thầy cô phải là những người có trách nhiệm giảng dạy cho học sinh tận tình chứ không phải là chăm chú tập trung vào chiếc điện thoại của mình.
Nếu thầy cô sử dụng điện thoại di động trong giờ dạy, làm sao thầy cô có thể tập trung truyền đạt kiến thức cho học sinh? Trong giờ kiểm tra, nếu như thầy cô dùng điện thoại thì làm sao có thể phát hiện được những hành vi gian lận của học sinh?
Thầy cô được giao phân công nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh với số tiết quy định nên việc hoàn thành cho tốt lịch dạy là trách nhiệm của thầy cô.
Việc trốn tiết, đi sớm về muộn, cắt xén giờ dạy học là điều giáo viên không được làm. Thời gian giảng dạy quá ngắn có thể ảnh hưởng đến chất lượng bài học và kết quả học tập của tập thể học sinh.
Đây có lẽ là yêu cầu cơ bản của một giáo viên giảng dạy để đảm bảo hình tượng của người thầy, người cô trong lòng học sinh. Uống rượu bia trước buổi học khiến thầy cô không đủ tỉnh táo để truyền đạt kiến thức hay đến học sinh.
Thậm chí việc sử dụng rượu bia còn khiến thầy cô không làm chủ được chính mình và có những hành vi sai trái như chửi mắng, quát nạt, đánh đập học sinh.
Thầy cô không được phép dạy thêm, học thêm cho học sinh, sinh viên nếu như không được cấp giấy phép quy định. Học sinh trên trường đã học khối lượng kiến thức và chương trình đầy đủ nên việc học thêm là không cần thiết.
Có rất nhiều vụ việc mà giáo viên yêu cầu học sinh bắt buộc phải đi học thêm thì mới được học đầy đủ kiến thức. Những thầy cô này thường dạy trên lớp một phần kiến thức sau đó kiến thức còn lại sẽ dạy cho lớp học thêm.
Điều này khiến cho rất nhiều bạn học sinh mà hoàn cảnh gia đình không có đủ điều kiện để học thêm sẽ không được học đầy đủ kiến thức.
Nhiều thầy cô còn quán triệt quan điểm với học sinh rằng nếu không đi học thêm thì sẽ không được điểm cao. Đây là một sự tiêu cực trong ngành giáo dục cần phải quán triệt.
Có rất nhiều trường thầy cô còn chia bè kết phái với nhau nhằm phục vụ lợi ích riêng cho nhóm. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cái nhìn của học sinh với giáo viên.
Những nhóm thầy cô suốt ngày bất đồng, mâu thuẫn, nói xấu lẫn nhau thì làm sao có thể dạy dỗ học trò tốt được?
Bạn biết đấy, không có viên kim cương nào mà tự dưng lại tỏa sáng và sắc bén như trạng thái mà nó vẫn tồn tại trước mắt chúng ta, tất cả đều là phải nhờ vào công mài giũa cùng với hàng trăm thủ thuật khác nữa mà thành.
Vậy thì một người nhà giáo tốt, xuất sắc và giỏi cũng phải vượt qua thử thách, thậm chí là thử thách khó khăn mới đạt được chính quả.
Để trở thành người nhà giáo tốt, bạn cần chú ý một số điều sau đây:
Là giáo viên, đạo đức nghề nghiệp là quan trọng song cùng với đó thì bạn cũng phải nâng cao trình độ giảng dạy của mình. Việc thay đổi cách giảng dạy tiên tiến, hiệu quả hơn là cực kỳ cần thiết.
Học sinh có tiếp thu bài tốt hay không phần lớn là nhờ vào cách truyền đạt kiến thức của giáo viên, vì vậy nếu như có thể cập nhật phương pháp dạy học thường xuyên cho phù hợp với thời đại thì bạn chắc chắn sẽ là giáo viên xuất sắc.
Thấu hiểu học trò cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà tất cả giáo viên đều quan tâm. Chỉ khi thấu hiểu được học trò của mình thì bạn mới có thể đưa ra phương án giảng dạy hiệu quả.
Hiểu được học trò bạn sẽ biết năng lực của các em đến đâu, từ đó cân đối phương pháp dạy với từng nhóm để kết quả đạt được là chất lượng nhất.
Vậy là muốn trở thành một nhà giáo tốt thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những yêu cầu mà công việc đưa ra, cùng với đó thực hiện tốt những điều giáo viên không được làm theo quy định của Bộ Giáo dục.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ đem lại cho bạn nguồn tin hữu ích, những ai đã, đang và sắp trở thành nhà giáo thì hãy ghi nhớ những điều giáo viên không được làm để hành trình công tác của mình diễn ra thuận lợi hơn nhé.
Không chỉ giáo viên, ở môi trường học đường thì học sinh cũng phải tuân thủ theo những quy định mà nhà trường đưa ra. Vậy bạn có biết đâu là những điều học sinh không được làm hay không? Cùng theo dõi bài viết này để cập nhập thông tin hữu ích nhé.
MỤC LỤC
15/07/2022
13/07/2022
14/06/2022
03/06/2022