Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn khai thác thông tin về ứng viên, nhà tuyển dụng còn đặt ra các câu hỏi tình huống để đánh giá ứng viên ở khả năng giải quyết vấn đề. Dưới đây là tổng hợp của Vieclam123.vn về các câu hỏi tình huống chung và những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn riêng cho từng ngành nghề. Hy vọng những gợi ý cách trả lời khéo léo sẽ giúp ứng viên có thể thuận lợi vượt qua vòng phỏng vấn và có được công việc như ý.
MỤC LỤC
Nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi tình huống thường cần có chiến lược nhất định thì mới có thể “thăm dò” được kỹ năng, thái độ của ứng viên.
Tùy vào từng ngành nghề nhất định mà nhà tuyển dụng lựa chọn để đặt câu hỏi tình huống khi phỏng vấn cho ứng viên. Thường những tình huống đó là những tình huống mà ứng viên có thể gặp phải khi trở thành nhân viên chính thức. Trong quá trình hoạt động, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tổng hợp những tình huống này qua quan sát và trải nghiệm thực tế.
Một số kỹ năng nhà tuyển dụng nhắm đến ở ứng viên khi đặt ra câu hỏi tình huống như:
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng tương tác với đồng nghiệp, sếp, khách hàng khó tính
Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Qua những câu hỏi tình huống, chỉ những ứng viên có năng lực mới có thể đưa ra cách giải quyết vấn đề làm hài lòng nhà tuyển dụng.
Cách đặt câu hỏi tình huống khi phỏng vấn ứng viên
Dưới đây là những câu hỏi tình huống mà bạn có thể gặp phải dù phỏng vấn ở bất kì ngành nghề nào.
Câu hỏi 1: Bạn sẽ làm gì khi làm việc với sếp/đồng nghiệp khó tính?
Nhà tuyển dụng muốn biết cách thích nghi của bạn khi làm việc với nhiều đối tượng với nhiều tính cách khác nhau. Đây là điều khó tránh khỏi khi làm việc trong tập thể, sẽ có những mâu thuẫn, tranh cãi,...
=> Đối với dạng câu hỏi này, ứng viên nên thể hiện sự mềm mỏng của mình, ví dụ trả lời như:
“ Tôi sẽ không gay gắt phản ứng lại với thái độ khó chịu, gắt gỏng từ sếp hoặc đồng nghiệp. Thay vào đó, tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ có lối cư xử như vậy. Cuối cùng, tôi sẽ dùng lời nói mềm mỏng và thái độ chân thành để giải thích lí lẽ với họ.”
Câu hỏi 2: Khi mắc phải sai lầm nhưng không ai biết, bạn sẽ làm gì?
Sai lầm là điều khó tránh khỏi trong quá trình làm việc. Nhưng sự trung thực là điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Nhà tuyển dụng chính là muốn đánh giá tố chất này ở ứng viên.
=> Ứng viên tiềm năng sẽ đưa ra những câu trả lời như sau:
“Tôi sẽ thừa nhận sai lầm và thông báo cho người quản lý để xử lý và chịu trách nhiệm. Tôi muốn mọi thứ đều được làm một cách đúng đắn để hiệu quả công việc ở mức tốt nhất và không ảnh hưởng đến những bộ phận khác.”
Câu hỏi 3: Bạn sẽ xử lý thế nào khi khách hàng phàn nàn về dịch vụ, sản phẩm của công ty.
Bạn sẽ xử lý thế nào khi khách hàng phàn nàn về dịch vụ, sản phẩm của công ty.
Bất kể là công ty của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào thì chắc hẳn cũng có lúc cần tiếp xúc, gặp gỡ với đối tác, khách hàng. Vì vậy, nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên sẽ xử trí thế nào khi gặp phải khách hàng khó tính, phàn nàn về sản phẩm.
=> Câu trả lời được nhà tuyển dụng mong muốn như:
“Tôi sẽ lắng nghe quan điểm của khách hàng. Sau đó nghĩ ra hướng giải quyết để làm hài lòng khách hàng nhưng vẫn đảm bảo danh tiếng và lợi ích của công ty.”
Câu hỏi 4: Bạn sẽ làm gì khi kế hoạch có sự thay đổi vào phút chót?
Nhà tuyển dụng qua câu hỏi này muốn đánh giá khả năng xử lý, độ nhanh nhạy, khôn ngoan của ứng viên.
=> Với những ứng viên có kinh nghiệm, họ sẽ trả lời như sau:
“Tôi cũng đã quen với những thay đổi đột xuất trong công việc. Những lần đầu tiên tôi còn khá bỡ ngỡ với những sự thay đổi đó. Nhưng dần dần, tôi không còn quá ngạc nhiên, hay nói cách khác, tôi luôn sẵn sàng tâm lý cho những thay đổi có thể xảy đến và cố gắng tìm thấy những cơ hội trong sự thay đổi đó.”
Câu hỏi 5: Tình huống nào khó khăn nhất mà bạn đã từng trải qua?
Nhà tuyển dụng muốn biết mức độ thách thức của khó khăn mà bạn cho là khó nhất và cách bạn giải quyết vấn đề như thế nào.
=> Cách ứng viên nên trả lời:
Ứng viên cần trả lời thành thật về những khó khăn mà mình đã từng trải qua, đồng thời thể hiện rằng bạn đã kiên trì giải quyết vấn đề đến cùng ra sao.
Đối với từng ngành nghề cụ thể, nhà tuyển dụng có thể đặt những câu hỏi tình huống khác nhau cho ứng viên.
Những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn ở ngành nhà hàng, khách sạn
Khi phỏng vấn các vị trí trong nhà hàng, khách sạn, ứng viên có thể được hỏi cách xử lí về các tình huống sau:
Câu hỏi 6: Bạn sẽ làm gì khi khách hàng bỏ đi vì phục vụ quá chậm?
=> Hướng xử lí: Quản lí nhà hàng cần điều chỉnh lại thái độ làm việc của nhân viên, phân công công việc cụ thể để xây dựng hệ thống làm việc trôi chảy hơn.
Câu hỏi 7: Bạn sẽ làm gì khi mang nhầm đồ ăn lên cho khách?
=> Hướng xử lý: Xin lỗi khách, mong khách hàng thông cảm do nhà hàng quá đông nên xảy ra nhầm lẫn, nhanh chóng đổi lại món ăn theo yêu cầu của khách, hoặc có thể thuyết phục khách hàng thử dùng đồ ăn vừa mang ra, nếu gặp khách hàng quá khó tính, nên gọi người quản lý đến để xử lý. Người quản lý cần gửi lời xin lỗi tới khách hàng, hoặc có thể linh hoạt tặng món ăn vừa được mang lên cho khách như món quà của dịp đặc biệt.
Câu hỏi 8: Bạn sẽ làm gì nếu vô tình làm đổ đồ ăn lên người khách?
=> Hướng xử lí: nhanh chóng xin lỗi khách, sử dụng khăn sạch để khách hàng lau vết bẩn, chủ động xin phép được “đền” cho khách hàng trang phục mới.
Câu hỏi 9: Bạn là lễ tân trong khách sạn, bạn sẽ làm gì khi khách hàng đặt phòng nhưng khách sạn hết phòng?
=> Hướng xử lí: Xin lỗi khách hàng và thông báo về tình trạng fully booking trong khách sạn, gợi ý khách hàng có thể rời thời gian đến- đi, đề nghị sẽ thông báo lại cho khách hàng khi có sự thay đổi. Nếu khách hàng không đồng ý, lễ tân cần giới thiệu cho khách hàng một khách sạn khác trong hệ thống.
Câu hỏi 10: Khách hàng đến trước giờ check-in và khi đó khách sạn chưa có phòng trống. Bạn sẽ xử lí như thế nào?
=> Hướng xử lí: Lễ tân cần chào đón khách hàng, thông báo khách hàng về tình trạng hiện tại là chưa có phòng trống. Trong thời gian khách hàng chờ đợi, giới thiệu cho khách hàng đến những dịch vụ khác của khách sạn như khu vực nhà hàng, khu vui chơi,...
Câu hỏi 11: Khách hàng đang ở trong khách sạn và xảy ra tình trạng mất tài sản trong phòng, khách hàng đến phàn nàn với lễ tân, bạn sẽ xử lí như thế nào?
=> Hướng xử lí: Bình tĩnh ghi nhận sự việc, kiểm tra số phòng và đề nghị giúp đỡ khách bằng cách kiểm tra phòng lần nữa. Nếu vẫn không tìm thấy thì sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc khai báo với công an địa phương.
Câu hỏi 12: Khách hàng yêu cầu khách sạn gọi báo thức khách vì khách hàng có cuộc họp quan trọng nhưng quầy lễ tân quên làm ảnh hưởng đến công việc của khách. Bạn sẽ xử lí như thế nào?
=> Hướng xử lí: Xin lỗi khách hàng, xin số điện thoại của công ty mà khách hàng đến dự họp để xin lỗi và thông báo khách hàng đang trên đường đến. Trước đó chủ động gọi taxi cho khách hàng. Thông báo cho các bộ phận liên quan để rút kinh nghiệm lần sau.
Nếu phỏng vấn xin việc ngành Y Dược, ứng viên có thể gặp phải một số câu hỏi tình huống như sau:
Câu hỏi 13: Hãy kể về tình huống khó khăn mà bạn từng gặp phải trong việc chữa trị cho bệnh nhân?
=> Hướng trả lời: Dựa vào những kinh nghiệm vốn có, hãy chân thật kể về những trải nghiệm bạn đã trải qua.
Những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn ở ngành Y dược
Câu hỏi 14: Bạn có sẵn sàng trực ca cho đồng nghiệp khi họ có việc riêng hay không?
=> Hướng trả lời: Nếu tôi không có lịch trình gì, tôi rất sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp của mình.
Câu hỏi 15: Là một dược sĩ, bạn sẽ làm gì khi không thể giải thích cho bệnh nhân hiểu đầy đủ về tác dụng phụ của thuốc?
=> Hướng trả lời: Cố gắng diễn giải bằng một cách khác để khách hàng dễ hiểu hơn.
Câu hỏi 16: Nếu bệnh nhân không nghe lời bác sĩ sử dụng thuốc uống đều đặn, bạn sẽ làm gì?
=> Hướng trả lời: Cần liên tục nhắc nhở bệnh nhân về việc uống thuốc đúng giờ. Nhờ sự hỗ trợ từ người nhà bệnh nhân để động viên bệnh nhân uống thuốc.
Những tình huống thường xảy ra trong ngành xây dựng có thể được đưa vào các câu hỏi phỏng vấn dành cho ứng viên như:
Câu hỏi 17: Nếu đang làm việc mà xảy ra tai nạn lao động, bạn sẽ làm gì?
=> Trả lời: “Trước tiên, cần thực hiện sơ cứu cho nạn nhân, gọi cấp cứu. Khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, thực hiện báo cáo cho cấp trên, tìm ra nguyên nhân sự cố và khắc phục sự cố để không xảy ra những tình huống đáng tiếc trong tương lai.
Câu hỏi 18: Hãy kể về một dự án công trình xây dựng khó khăn nhất bạn từng đảm nhận.
=> Trả lời: nêu trải nghiệm thực tế của bản thân. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm thì cũng cần thành thực.
Câu hỏi 19: Bạn sẽ làm gì nếu như bản dự toán xây dựng của bạn có sai sót?
=> Hướng trả lời: Đây là lỗi sai có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng không những tới tiến độ công trình mà còn hao tốn khoản chi phí khá lớn. Tốt nhất, bạn cần cân nhắc thật cẩn thận trong thời gian làm bản dự toán, đưa bản dự toán cho người quản lí để duyệt trước khi đưa vào thực hiện chính thức.
Câu hỏi 20: Nếu bạn phải đi công tác theo công trình trong thời gian dài, bạn có sẵn sàng không?
=> Hướng trả lời: Đi công tác xa nhà là đặc thù công việc của những người làm trong ngành xây dựng. Vì vậy, ứng viên nên xác định sẵn tâm lí và tinh thần để trả lời là “có” trong tình huống này.
Bạn có thể truy cập trang web Vieclam123.vn để tìm việc làm các ngành nghề nhanh chóng nhất. Trang web có hàng nghìn tin tuyển dụng trên cả nước được cập nhật mỗi ngày. Ứng viên có thể sử dụng bộ lọc theo ngành nghề, địa điểm làm việc, để tìm được công việc phù hợp nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã tự tin hơn để trả lời những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn. Còn rất nhiều tình huống được đưa ra ở các ngành nghề khác nhau, các bạn hãy dành thời gian theo dõi thêm nhiều bài viết của Vieclam123.vn nhé. Chúc các bạn thành công!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023