Blog

Nhân viên cung ứng là gì và những thông tin cần biết về vị trí này

14/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, nhân viên cung ứng đóng vai trò quan trọng. Với một mức lương hấp dẫn cùng nhiều đãi ngộ cao, nhân viên cung ứng là một vị trí hấp dẫn mà nhiều người ước muốn. Vậy nhân viên cung ứng là gì? Nhân viên cung ứng làm những công việc gì và lương bao nhiêu? Làm thế nào trở thành nhân viên cung ứng? Khám phá bài viết dưới đây để biết được các thông tin về nhân viên cung ứng nhé!

1. Nhân viên cung ứng là gì và bản mô tả công việc nhân viên cung ứng

Nhân viên cung ứng đóng vai trò quan trọng và được tuyển dụng tại doanh nghiệp sản xuất. Dưới đây là những thông tin về vị trí công việc nhân viên cung ứng.

Tìm hiểu nhân viên cung ứng là gì

1.1. Nhân viên cung ứng là gì?

Trong doanh nghiệp, nhân viên cung ứng thuộc bộ phận sản xuất và là người có trách nhiệm thu mua các nguyên vật liệu, đảm bảo quá trình sản xuất cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Nhân viên cung ứng gần tương đồng với vị trí nhân viên mua hàng (purchasing) hay nhân viên thu mua (procement).

Khi làm việc, nhân viên cung ứng sẽ tiếp xúc và làm việc thường xuyên với 2 bộ phận là Kinh doanh và Sản xuất. Vị trí nhân viên cung ứng trong ngành may mặc còn được gọi là merchandise.

1.2. Mô tả công việc nhân viên cung ứng chi tiết và đầy đủ nhất

Sau khi tìm hiểu nhân viên cung ứng là gì, nếu bạn vẫn chưa rõ về công việc này thì hãy theo dõi tiếp bản mô tả công việc của vị trí này nhé!

1.2.1. Tiếp nhận yêu cầu cung ứng

Nhân viên cung ứng sẽ tiếp nhận các yêu cầu từ bộ phận sản xuất, sau đó cung ứng các sản phẩm kịp thời cho quy trình sản xuất của công ty. Đây là bước cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể xác định được chính xác nhu cầu và đưa ra kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn sản xuất trong 1 dự án và với từng đơn hàng.

Tiếp nhận yêu cầu cung ứng

1.2.2. Lập ra kế hoạch cung ứng vật tư

Nhân viên cung ứng sẽ tiến hành cập nhật, khảo sát giá cả các loại vật tư trên thị trường, cùng với đó là tìm hiểu, khảo sát các thông tin của nhà cung cấp như sản phẩm, năng lực, chất lượng, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán, dịch vụ…

Họ cũng là người tìm kiếm các nhà cung cấp, sau đó thiết lập các nhà cung cấp phù hợp với các sản phẩm mà công ty sản xuất. Nhân viên cung ứng sẽ lấy bảng giá từ các nhà cung cấp, sau đó so sánh giá cả, chất lượng của các nhà cung cấp, trao đổi về số lượng đảm bảo có thể đạt tiến độ cung ứng, cuối cùng chốt danh sách các nhà cung cấp có tiềm năng.

1.2.3. Thực thi và quản trị cung ứng

Nhân viên cung ứng sẽ thực thi quá trình cung ứng, tiến hành lập hợp đồng cung ứng hàng hóa với nhà cung cấp và xác định điều khoản các bên. Sau đó, nhận yêu cầu của bộ phận sản xuất, tiến hành đặt hàng đúng số lượng, mua nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo các giai đoạn sản xuất không bị gián đoạn. 

Thực thi và quản trị cung ứng

Họ cũng là người theo dõi quá trình giao thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu của nhà cung cấp, đảm bảo cung ứng đúng hạn, đúng chất lượng và giá cả giống như quy định trong hợp đồng. Họ cũng là người kiểm tra, theo dõi công nợ và thực hiện những khâu thanh toán cuối cùng. Trong quá trình mua hàng hóa, nếu có sự cố xảy ra, nhân viên cung ứng sẽ xử lý các sự cố ổn thỏa.

2. Lương nhân viên cung ứng bao nhiêu? Có quyền lợi gì?

Như đã nói ở trên, trong doanh nghiệp sản xuất, nhân viên cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo quá trình cung ứng hàng hóa cho toàn bộ quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Vì vậy, nhân viên cung ứng có mức lương khá cao, được xem là hấp dẫn trong các ngành nghề.

Lương nhân viên cung ứng cực kỳ hấp dẫn

Trên thị trường tuyển dụng, nhân viên cung ứng sẽ có mức lương khởi điểm từ khoảng 7 triệu đồng trở lên. Thông thường mức lương ở vị trí này sẽ cao hơn, từ 8 tới 10 triệu đồng một tháng, chưa tính hỗ trợ ăn trưa, xăng xe, hoa hồng, trợ cấp của dự án…

Tùy theo quy mô và khối lượng công việc, nhân viên cung ứng sẽ có mức lương khởi điểm khác nhau. Khi làm lâu dài, mức lương của nhân viên cung ứng có thể lên tới 10 tới 15 triệu đồng nếu có kinh nghiệm và thạo việc, và mức lương cao nhất của vị trí này có thể lên tới 15-25 triệu đồng/ tháng.

Đặc biệt, khi bạn trở thành nhân viên chuỗi cung ứng, với 3 tới 5 năm kinh nghiệm, bạn sẽ được thăng tiến lên một vị trí cao hơn, một lộ trình mới. Bạn có thể được thăng tiến lên quản lý hoặc trưởng bộ phận cung ứng/ Purchasing trong doanh nghiệp. Khi thăng tiến lên vị trí này, mức lương của bạn sẽ cao và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Bạn có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn

3. Những yêu cầu để trở thành nhân viên cung ứng chuyên nghiệp

Sau khi đã biết nhân viên cung ứng là gì và mức lương, đãi ngộ của một nhân viên cung ứng, chúng ta cùng tìm hiểu làm thế nào để trở thành nhân viên cung ứng nhé!

Đầu tiên, để trở thành một nhân viên cung ứng chuyên nghiệp, đặc biệt các ngành đặc thù như may mặc, công nghiệp nặng, bạn cần phải trang bị những kiến thức cần thiết về ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp đó.

Thông thường, các doanh nghiệp thường yêu cầu nhân viên cung ứng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành Logistics và quản trị cung ứng, Quản trị kinh doanh, Xuất nhập khẩu hoặc các ngành nghề liên quan khác.

Ngoài kiến thức, bạn cần có các kỹ năng phù hợp với vị trí công việc này, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và đàm phán. Đây là một trong các kỹ năng cần thiết và quan trọng, ứng viên cần phải trau dồi vì đây là công việc đòi hỏi trao đổi thường xuyên và làm việc với khách hàng, đối tác hay nhà cung cấp. Đồng thời, nếu bạn có khả năng ngoại ngữ, đây sẽ là một điểm cộng lớn giúp bạn trở thành trở thành nhân viên cung ứng chuyên nghiệp.

Những yêu cầu để trở thành nhân viên cung ứng chuyên nghiệp

Tiếp đó, đặc thù công việc nhân viên cung ứng cần làm việc với những con số, tính toán thường xuyên nên vị trí này yêu cầu khả năng tính toán nhanh, có khả năng làm việc với sổ sách, hóa đơn. Các nhân viên cung ứng sẽ thường xuyên làm việc với các con số, báo giá, quản lý hợp đồng, đơn hàng, xử lý công nợ của đối tác, khách hàng nên đây là kỹ năng cần thiết. Tin học văn phòng cũng là yêu cầu bắt buộc với nhân viên làm việc tại vị trí cung ứng doanh nghiệp, đặc biệt là thành thạo Word, Excel.

Ngoài ra, vị trí này đòi hỏi các kỹ năng khác như quản lý công việc, kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian, dự đoán nhu cầu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,... là những kỹ năng mà một nhân viên cung ứng nên có, trau dồi và hoàn thiện để có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất.

Như vậy, sau khi tìm hiểu bài viết này, bạn đã biết được nhân viên cung ứng là gì và những thông tin về vị trí này. Đây là vị trí có mức lương hấp dẫn, khả năng thăng tiến cao, vì vậy mà thu hút đông đảo các bạn trẻ ứng tuyển. Để tìm việc làm nhân viên cung ứng, bạn hãy truy cập ngay website vieclam123.vn ngay hôm nay nhé! Trang web cam kết cung cấp cho bạn những vị trí công việc uy tín, chất lượng và phù hợp nhất.

Trợ lý dự án là gì

Trợ lý dự án là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay và đòi hỏi những yêu cầu nhất định. Truy cập bài viết dưới đây để biết được trợ lý dự án là gì và những công việc mà vị trí này cần thực hiện nhé!

Trợ lý dự án là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023