Được biết đến là một trong những dòng nhạc cực kén người nghe, đặc biệt là với giới trẻ, Jazz là một trong những thể loại nhạc khá khó để cảm thụ. Tuy nhiên, nếu như ai đã thẩm thấu được dòng nhạc này thì sẽ cực kỳ gây nghiện và khó có thể ngừng yêu thích dòng nhạc đặc biệt này. Vậy, nhạc Jazz là gì? Nguồn gốc ra đời của dòng nhạc này như thế nào? Cùng bài viết sau đây đi tìm câu trả lời chi tiết về nhạc Jazz nhé!
MỤC LỤC
Nhạc Jazz là gì? Nếu nói về định nghĩa của nhạc Jazz thì đây sẽ là một câu hỏi khá khó để trả lời. Bởi dòng nhạc này đã có lịch sử phát triển hơn 100 năm và hiện diện trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì thế mà Jazz là một thuật ngữ chứa đựng rất nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên bản nhạc Jazz đúng nghĩa nhất.
Về cơ bản, để giải thích khái niệm nhạc Jazz là gì thì bạn có thể hiểu đây là dòng nhạc của sự kết hợp giữa những yếu tố như sự ứng biến một cách tài tình, sự cấp bách nghiêm trọng và sự nhịp nhàng ở trong từng giai điệu của bản nhạc Jazz được tạo nên. Tất cả những điều này được tổng hợp lại để tạo thành nhạc Jazz với sự thể hiện đầy ngẫu hứng của người nghệ sĩ nhằm thể hiện chất riêng của mình trong dòng nhạc lâu đời này.
Hiện nay, hầu hết ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều có sự xuất hiện của Jazz. Điều này cho thấy được sự lan tỏa của dòng nhạc này là rất lớn và tạo nên sự đa dạng trong phong cách của Jazz.
Thông thường, khi nói tới nhạc Jazz chúng ta thường nghĩ đến dòng nhạc có sự sang trọng xuất phát từ châu Âu. Vậy, liệu Jazz có phải có nguồn gốc từ châu Âu hay không?
Thực tế thì nguồn gốc của nhạc Jazz xuất phát từ những người châu Phi ở Hoa Kỳ. Cụ thể thì đó chính là tại New Orleans, Louisiana của Mỹ vào khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Từ đây, nhạc Jazz trở nên phổ biến hơn ở nhiều bang của nước Mỹ với một phong cách âm nhạc cực kỳ độc lập và sở hữu các yếu tố đặc trưng riêng biệt.
Trong giai đoạn đầu, Jazz sẽ là sự kết hợp của những yếu tố dưới đây:
- Tiết tấu trong âm nhạc của người châu Phi với nguồn gốc từ blues và ragtime
- Là thể loại nhạc được người nô lệ châu Phi yêu thích và thường hát trong quá trình lao động tại nước Mỹ
- Là âm nhạc đặc trưng của New Orleans khi thường được sử dụng trong những dịp đặc biệt và có tính chất quan trọng như diễu binh, hành quân hay trong tang lễ,...
- Có sự xuất hiện và kết hợp của một số yếu tố khác trong âm nhạc của châu Âu
Theo thời gian, nhạc Jazz đã có những sự phát triển và biến đổi để trở nên phù hợp hơn với từng vùng miền, quốc gia, lãnh thổ. Tuy nhiên, dòng nhạc này vẫn có những nét đặc trưng nhất định để tạo thành dấu ấn nhạc Jazz dù cho xuất hiện ở bất cứ nơi đâu.
Một trong những nét đặc trưng dễ nhận thấy ở nhạc Jazz chính là sự ngẫu hứng của người nghệ sĩ. Tác giả ngẫu hứng để tạo ra chủ đề bài nhạc, người nghệ sĩ chơi nhạc có thể ngẫu hứng để tạo ra bài hát dựa trên chủ đề đó. Tất cả đều được công nhận trong nhạc Jazz để có thể cho thấy được chất riêng của người nghệ sĩ chơi nhạc.
Đây cũng chính là điểm khác biệt của nhạc Jazz so với các dòng nhạc có những nét tương tự khác. Điều này có nghĩa là khi bắt đầu bản nhạc Jazz thì mọi thứ đều sẽ được tuân thủ đúng như những gì mà nhạc sĩ đã tạo ra. Tuy nhiên, trong quá trình chơi nhạc, người nghệ sĩ có thể thực hiện các biến đổi để giúp bản nhạc trở nên khác biệt cũng như thể hiện được tâm trạng và phong cách chơi nhạc của mình. Vì thế mà trong nhạc Jazz, cho dù là cùng một bản nhạc nhưng cách chơi lại có thể khác nhau.
Giai điệu chính là yếu tố đặc trưng của dòng nhạc Jazz khi được xây dựng dựa trên thang âm có các blue notes với việc giảm độ cao ở các nốt thuộc quãng 3 và quãng 7.
Cùng với đó, việc sử dụng nhạc cụ khi chơi nhạc Jazz sẽ chịu sự ảnh hưởng từ cách hát của những người nô lệ châu Phi. Các nhạc công sẽ sử dụng nhạc cụ và kỹ thuật đặc biệt để tạo nên âm thanh giống như giọng người cho việc mở màn của bản nhạc. Và sau đó sẽ là sự sáng tạo của những người nghệ sĩ trình bày.
Khi thưởng thức các bản nhạc Jazz, người nghe sẽ luôn cảm nhận được sự mới mẻ, sáng tạo và đa màu sắc trong giai điệu. Mỗi một người nghệ sĩ trình bày sẽ mang đến một dấu ấn riêng cho từng bản nhạc, không ai giống ai. Chính vì thế mà nhạc Jazz luôn là điều gì đó rất mới lạ cho dù bản nhạc đó vốn dĩ rất quen thuộc.
Nét đặc trưng rõ ràng nhất của nhạc Jazz có thể nói là tiết tấu. Tiết tấu đặc trưng trong nhạc Jazz đó chính là nghịch phách, đảo phách và giật lại. Các bản nhạc Jazz được tạo nên đều vô cùng được chú trọng vào vấn đề tiết tấu để đảm bảo chuẩn theo phong cách của thể loại âm nhạc này.
Bên cạnh đó, tiết nhịp 2 phách thường sử dụng trong các bản hành khúc nhà binh sẽ được thay thế bằng nhịp 4 phách và tập trung nhấn mạnh ở phách thứ 2, thứ 4 trong một ô nhịp.
Hòa thanh chính là yếu tố tạo nên cấu trúc cũng như giai điệu cho bản nhạc Jazz, từ đó mang đến màu sắc riêng cho bản nhạc được trình bày. Tùy vào phong cách của từng nghệ sĩ mà việc tăng giảm hợp âm sẽ được thực hiện để tạo nên các hòa thanh khác nhau. Do vậy mà khán giả sẽ cảm nhận được sự mới lạ cũng như đặc sắc trong mỗi tác phẩm thể hiện.
Nhạc cụ để chơi dòng nhạc Jazz sẽ là bộ nhạc cụ của châu Âu và được chơi theo phong cách của Mỹ. Một số nhạc cụ đặc trưng thường thấy trong Jazz có thể kể đến như:
- Trống, bộ nhạc cụ gõ
- Các loại kèn như saxophone, trumpet, trombone, cornet hay clarinette,...
- Một số nhạc cụ khác như guitar, piano, banjo,...
Theo dòng lịch sử, nhạc Jazz có những sự phát triển nhất định và tạo nên những phân nhánh khác nhau. Các thể loại nhạc Jazz có thể kể đến như:
- Nhạc Jazz-blues: Xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và phát triển cho đến nay. ban đầu, nhạc blues được ngân nga bởi những người nô lệ châu Phi và song song với nhạc Jazz. Từ đó, tạo nên sự kết hợp giữa 2 thể loại nhạc này và đó chính là Jazz-blues.
- Nhạc Ragtime: Bắt đầu từ những năm 1895 đến 1918, được xem là tiền thân của phong cách nhạc jazz thường thấy hiện nay. Loại nhạc này thường được chơi bằng piano, đôi khi cũng có thể chơi bằng nhạc cụ khác tùy theo nghệ sĩ lựa chọn.
- Nhạc New Orleans Jazz: Nổi lên từ những năm 1900 - 1920, có thể được xem là cùng thời với ragtime nhưng lại được yêu thích hơn. Kèn cornet là nhạc cụ thường thấy trong New Orleans Jazz và được bổ sung thêm chất blues để tạo sự khác biệt.
- Nhạc Chicago: Có mặt vào những năm 1920, nhạc Chicago mang phong cách khác biệt hoàn toàn so với New Orleans. Guitar, saxophone là nhạc cụ được sử dụng phổ biến, cùng với đó chính là sự đổi mới trong nhịp điệu khi chuyển từ nhịp 4/4 sang 2/4 và đặc biệt là sự xuất hiện của phân khúc solo trong bản nhạc.
- Nhạc New York: Sự phát triển của Chicago jazz đã được lan truyền đến New York và có một sự đầu tư mang tính chất lượng hơn.
- Nhạc Swing: Hay còn có tên khác là Big band Era, xuất hiện trong giai đoạn từ những năm 1930 - 1945.
- Nhạc Jazz sau Big band Era
- Nhạc Bebop: Phát triển từ những năm 1939 đến năm 1950
- Nhạc Cool: Từ năm 1949 đến năm 1955
- Nhạc Hard bop: Xuất hiện trong giai đoạn từ 1951 đến 1958
- Nhạc Modal xuất hiện vào khoảng cuối những năm 1950
- Nhạc Free Jazz có mặt vào khoảng những năm 1959 đến năm 1970
- Nhạc Fusion nổi lên từ năm 1969 đến năm 1990
Có thể thấy rằng chưa có một dòng nhạc nào lại đa dạng và phát triển rộng rãi như nhạc Jazz. Là dòng nhạc khởi nguồn từ những người nô lệ châu Phi, thế nhưng, nhạc Jazz lại được ưa chuộng và chơi bởi rất nhiều người da trắng. Chính sự độc đáo của nhạc Jazz đã góp phần thúc đẩy sự gắn kết cũng như xóa bớt được nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới, đặc biệt là tại Châu Âu.
Nhìn nhận trên thực tế thì sự phát triển của Jazz không chỉ mang lại sự đa dạng trong văn hóa nghệ thuật thế giới mà nó còn có những tác động rất tích cực tới xã hội và cộng đồng nói chung.
Vào khoảng những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, nhạc Jazz đã xuất hiện tại miền Bắc Việt Nam, trong thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, khi đó Jazz vẫn chưa thực sự bùng nổ. Mãi cho đến thời điểm mà Jazz xuất hiện tại miền Nam với quân đội Mỹ thì nhạc Jazz Việt Nam mới được chú ý và trở nên phổ biến hơn.
Những năm 1989, các ban nhạc Jazz từ nước ngoài (Pháp) đã đến Việt Nam để giao lưu và gửi những tài liệu về dòng nhạc này cho Nhạc viện Hà Nội. Đến năm 1990 thì Nhạc viện Hà Nội bắt đầu triển khai quá trình thử nghiệm đào tạo về thể loại nhạc này.
Giai đoạn 1996 - 2000, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đã có sự đồng góp không nhỏ vào quá trình phát triển nhạc Jazz tại Việt Nam với sự ra đời của các lớp nghệ sĩ trẻ của dòng nhạc này. Một số nghệ sĩ tiêu biểu như Quyền Văn Minh, Trần Mạnh Tuấn,...
Trên đây là những thông tin về dòng nhạc Jazz gửi tới các bạn. Mong rằng, bài viết này đã mang đến cho bạn chia sẻ hữu ích cũng như giúp bạn giải đáp được nhạc Jazz là gì. Qua đó, hiểu biết hơn về một trong những dòng nhạc có sự đóng góp tích cực đối với xã hội và cộng đồng.
Nhạc lofi là gì? Dòng nhạc này có gì nổi bật và lý do được giới trẻ yêu thích? Hãy cùng khám phá qua bài viết sau nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023