Hiện nay, béo phì đang là căn bệnh gây nguy hiểm và vấn nạn của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Ngoài việc khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, đi lại khó khăn, béo phì cũng là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh khác ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy béo phì là gì? Nguyên nhân gây béo phì là gì? Làm thế nào kiểm soát cân nặng hiệu quả? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây béo phì và cách điều trị qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Béo phì là hiện tượng chất béo và mỡ tích tụ quá mức cho phép khiến người bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe. Để biết được bản thân có đang béo phì và thừa cân hay không, bạn có thể tính chỉ số cơ thể (BMI) để đo.
Công thức như sau: BMI = Cân nặng / (Chiều cao x 2)
Trong đó, chiều cao tính bằng mét và cân nặng tính bằng kg, ví dụ: Bạn 70kg và có chiều cao là 160, chỉ số BMI tính như sau: BMI = 70 / (1.6 x 2) = 21.875, nghĩa là bạn đang có dấu hiệu thừa cân nặng. Nếu BMI của bạn ở ngưỡng trên 25, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh béo phì và gây nguy hại đến sức khỏe của bạn.
Một số dấu hiệu nhận biết người béo phì như:
- Thường đau đầu gối, đau lưng.
- Cân nặng thay đổi trong khoảng thời gian ngắn, tăng cân nhanh chóng.
- Vận động khó khăn.
- Gặp tình trạng ợ nóng.
- Hơi thở yếu và ngắn.
- Đi ngủ thường ngáy.
- Suy tĩnh mạch.
- Gặp vấn đề về da như sạm da, rạn da, hoặc tình trạng chảy nhão da.
Khi bản thân bạn có các dấu hiệu này, bạn hãy tới bác sĩ để thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị cụ thể. Vậy nguyên nhân gây béo phì là gì?
Bạn cần biết nguyên nhân béo phì để có thể phòng ngừa và giảm thiểu mắc bệnh béo phì ở mức tối đa, đảm bảo cơ thể khỏe khoắn và săn chắc.
Nguyên nhân gây béo phì đầu tiên chính là do bạn ăn uống sai cách, tác động trực tiếp tới sức khỏe và cân nặng của bạn. Những người ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều năng lượng (calo), đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn, đồ uống có gas… khiến cơ thể thừa năng lượng và tích tụ gây mỡ, dẫn tới béo phì.
Trung bình cơ thể người lớn chỉ cần nạp khoảng 2000 calo, do đó nếu bạn ăn vượt hàm lượng calo cần thiết sẽ nhanh chóng tăng cân và gây nên tình trạng béo phì.
So với những người vận động thường xuyên, người ít vận động sẽ dễ béo phì. Bởi năng lượng không bị đốt cháy, năng lượng thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa và tích tụ trong cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy, những người ngồi một chỗ làm việc với máy tính, ví dụ như nhân viên văn phòng sẽ dễ khiến cân nặng tăng nhanh chóng. Do đó, thay vì ngồi một chỗ, bạn nên thường xuyên vận động và đi lại để tránh béo phì.
Nguyên nhân gây béo phì là gì? Một nguyên nhân gây nên hiện tượng béo phì là do yếu tố di truyền, gen của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tới lượng mỡ dự trữ của bạn. Nếu cha hoặc mẹ của bạn mắc bệnh béo phì, khả năng bạn béo phì là rất cao. Mặt khác, ngoài gen thì chế độ ăn uống và sinh hoạt giống nhau cũng gây nên nguyên nhân béo phì di truyền.
Nguyên nhân gây béo phì cũng có thể là do viêm khớp hoặc hội chứng cushing. Nếu mắc viêm khớp, bạn sẽ khó khăn trong việc vận động thể chất nên dễ tăng cân nhanh chóng.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng một số loại thuốc như chống co giật, đái tháo đường, chống trầm cảm hay corticoid thì tác dụng phụ của thuốc gây nên thừa cân, tích nước cho cơ thể. Tuy vậy, sau khi ngưng dùng thuốc, cân nặng của bạn sẽ trở về bình thường.
Một thủ phạm gây nên tình trạng béo phì, thừa cân đó chính là thường xuyên lo âu và căng thẳng kéo dài. Cơ thể sẽ tạo ra peptit khi bạn lo âu và căng thẳng, từ đó thúc đẩy các khối mỡ hình thành, nhất là ở vùng bụng.
Nhiều nghiên cứu về béo phì và căng thẳng có liên quan mật thiết với nhau. Đưa ra 2 chế độ ăn giàu năng lượng cho 2 nhóm người, kết quả cho thấy những người thường thường xuyên buồn phiền, lo lắng sẽ có khả năng bị béo phì gấp 2 lần những người lạc quan, vui vẻ.
Nguyên nhân gây béo phì khác cũng có thể là do thực phẩm có chứa gluten, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Nhất là những phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố mất cân bằng, từ đó dễ bị béo phì vì suy giảm nội tiết tố do thực phẩm chứa gluten.
Đây là một carbohydrate khiến cơ thể không kiểm soát được cân nặng và gặp phải tình trạng như ăn không tiêu, táo bón và viêm ruột. Các thực phẩm chứa nhiều gluten như: Các loại mì ống, bánh mì, bánh ngọt hoặc pizza…
Nguyên nhân gây béo phì là gì? Đôi khi béo phì cũng có thể do một số yếu tố ảnh hưởng dưới đây:
Ở bất kỳ ở độ tuổi nào cũng có thể xảy ra béo phì, tuy vậy với những người già và người lớn tuổi, bạn sẽ dễ béo phì vì hormone thay đổi. Khi già đi, lượng cơ trên cơ thể cũng giảm, khiến bạn tăng cân vì sự chuyển hóa trong cơ thể bị giảm sút.
Một nguyên nhân khác gây béo phì chính là trong giai đoạn mang thai, các chị em ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng. Nhiều người cảm thấy cực kỳ khó khăn để giảm cân sau khi sinh em bé, tuy vậy các bác sĩ khuyên rằng, để cân nặng nhanh chóng trở về bình thường, bạn nên cho con bú bằng sữa mẹ.
Bạn cũng khó kiểm soát cân nặng nếu cai thuốc lá, từ đó dẫn tới béo phì. Vì vậy, nếu muốn cai thuốc lá, bạn hãy nhờ tư vấn của bác sĩ để giảm cân dễ dàng, tránh béo phì.
Ngoài ra, khi bạn thiếu ngủ và không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ thèm ăn vì các hormone trong cơ thể bị rối loạn. Lúc này, bạn cực kỳ thèm các món có tinh bột, chất béo và đồ ngọt, gây nên béo phì.
Thức ăn hàng ngày có thể khiến hệ vi khuẩn đường ruột bị ảnh hưởng. Các vi khuẩn này khiến bạn khó giảm cân hơn bình thường hoặc khiến bạn nhanh chóng tăng cân.
Sau khi đã biết được nguyên nhân gây béo phì là gì, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây.
Người béo phì nên xây dựng một thực đơn lành mạnh, cắt giảm các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và giảm lượng thực ăn đã chế biến sẵn. Bạn nên lựa chọn những loại đồ ăn, đồ uống chứa ít calo, tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau quả, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Bạn không nên ép bản thân ăn uống quá kiêng khem, gây nên các bệnh lý khác hoặc khiến cơ thể thiếu vitamin. Nếu bạn bị thừa cân quá mức, nên ăn uống và giảm cân dưới sự theo dõi và giám sát của bác sĩ để giảm cân hiệu quả và an toàn.
Mỗi ngày trong tuần, bạn nên vận động nhẹ nhàng từ 60 đến 90 phút để giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Tuy nhiên, để giảm cân nhanh, bạn nên tập luyện các bài tập theo cường độ cao để đốt cháy calo trong cơ thể nhanh chóng, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để đạt hiệu quả.
Vào thời gian đầu, bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng trước như: Đi thang bộ thay vì thang máy, nếu quãng đường di chuyển ngắn hãy đi bộ, làm vườn, làm việc nhà hoặc dắt chó đi dạo, đi bộ nhanh hoặc chạy bộ, bơi lội…
Một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến khích bệnh nhân dùng thuốc hỗ trợ giảm cân như Orlistat (Xenical). Đây là loại thuốc hỗ trợ bạn giảm mỡ hiệu quả bằng cách ức chế enzyme phân hủy chất béo, giúp mỡ đào thải ra bên ngoài.
Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số tác dụng khi sử dụng thuốc như giảm, tăng tần suất đại tiện, đau dạ dày, buồn nôn, trực tràng, nước tiểu đậm màu, ảnh hưởng tới khớp, cơ, gây đau đầu.
Để tránh hấp thu quá nhiều calo hoặc tiêu thụ nhiều thức ăn, phẫu thuật cũng là một hình thức tiểu phẫu hỗ trợ giảm cân và loại bỏ một phần ruột non hoặc dạ dày.
Hiện nay, có 2 hình thức phẫu thuật chính được y học áp dụng là phẫu thuật nối tắt dạ dày và phẫu thuật làm nhỏ dạ dày. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào bác sĩ cũng cho phẫu thuật, tùy theo đối tượng khác nhau. Do đó, bạn nên thăm khám kỹ lưỡng để bác sĩ đưa ra tư vấn phù hợp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân gây béo phì là gì và những cách điều trị béo phì hiệu quả. Béo phì là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và ngoại hình của người bệnh. Do đó, để tránh béo phì và giảm cân hiệu quả, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và kết hợp hoạt động thể chất nhé!
Chế độ ăn uống lành mạnh đặc biệt quan trọng và cần thiết, giúp cơ thể luôn khỏe đẹp. Vậy chế độ ăn uống lành mạnh là gì? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu về chế độ ăn uống lành mạnh nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023