Nếu bạn đang cảm thấy mình sắp bị sa thải thì bạn sẽ làm gì? Có nên nghỉ việc trước khi bị sa thải không? Đáp án bạn cần sẽ có ngay trong bài dưới đây.
MỤC LỤC
Bạn đang lo lắng về việc có vẻ mình sắp bị sa thải và nghĩ đến việc từ chức trước để tránh bị mất mặt? Vậy bạn có thực sự nên nghỉ việc trước khi bị sa thải hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
Việc xin nghỉ việc trước khi bị sa thải để tránh những vấn đề thủ tục và tiếng xấu khi thôi việc là lựa chọn của nhiều nhân viên. Điều này giúp nhân viên có sự chuẩn bị trước để an toàn bước tiếp.
Bởi nếu bị đuổi việc, bạn có thể sẽ không được báo trước và phải nghỉ việc trong tình huống bất ngờ. Việc bị cho nghỉ việc bất ngờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập hàng tháng của bạn.
Chú ý: Sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp cho mọi tình huống khó khăn trở nên bớt căng thẳng hơn. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để thu dọn đồ đạc và bắt đầu tìm kiếm công việc mới ngay khi bạn cảm thấy rằng có lẽ mình sắp mất việc.
Việc chủ động xin từ chức có một số ưu điểm đáng để xem xét. Nếu bạn tự mình xin rời khỏi một vị trí công việc theo ý nguyện của bản thân, bạn sẽ có lợi thế hơn khi trả lời các câu hỏi về lý do tại sao bạn nghỉ việc tại nơi làm cũ trong các buổi phỏng vấn xin việc sắp tới.
Khi bạn xin từ chức, hãy đảm bảo nhấn mạnh rằng bạn sẽ làm việc thật chăm chỉ, tận tâm, hết trách nhiệm cho đến ngày cuối cùng của công việc. Ngoài ra, hãy nói rằng bạn sẽ duy trì một trạng thái, thái độ làm việc tích cực trong suốt quãng thời gian còn lại với công ty.
Làm thế nào để bạn biết rằng có lẽ mình sắp bị sa thải? Có một vài dấu hiệu cảnh báo mà bạn có thể để ý như sau:
Khi đến cơ quan làm việc, bạn luôn cảm thấy bản thân không có việc gì để làm trong khi những nhân viên khác vẫn nhận một khối lượng công việc rất lớn. Bạn có cảm giác rằng sếp không muốn giao công việc cho mình làm nữa.
Nếu đột nhiên khối lượng công việc của bạn giảm đi rất nhiều hoặc gần như là bằng không, những thứ bạn đang làm cũng là những phần công việc nhẹ nhàng, kém phần quan trọng thì có lẽ là bạn sắp bị sa thải rồi đấy.
Bạn thường xuyên đối mặt với những xung đột trong thời gian làm việc. Những xung đột với đồng nghiệp hoặc tệ hơn là với sếp của bạn. Bạn dường như cảm thấy hình như sếp không thích mình và đó dường như là một dấu hiệu cho việc bạn chẳng thể tiếp tục ở lại làm việc.
Bạn cảm thấy bản thân lạc lõng giữa toàn thể công ty, dường như bạn không thể nói chuyện hoặc trao đổi công việc với ai. Văn hóa công ty sẽ thay đổi theo thời gian. Nếu bạn cảm thấy môi trường làm việc không còn thoải mái như trước đây, có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc tìm kiếm một công việc mới.
Việc chủ động xin nghỉ việc trước khi bị sa thải cũng mang đến cho bạn những điều bất lợi nhất định.
Bỏ việc giữa chừng có thể ảnh hưởng đến vấn đề xin việc sau này của bạn. Nếu bạn làm đã lâu tại một công ty, điều này có thể sẽ phù hợp nếu bạn muốn tìm kiếm một niềm cảm hứng, những cơ hội mới. Tuy nhiên, những nhà tuyển dụng trong tương lai đều có thể thắc mắc rằng tại sao bạn lại muốn đổi việc khi đã làm lâu như vậy (đặc biệt là trong các trường hợp bạn đã làm lên vị trí cao và có mức lương ổn định), từ đó ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ về năng lực cũng như phẩm chất của bạn.
Còn trong trường hợp bạn mới làm ở công ty cũ không lâu, chưa có thành tựu gì, các nhà tuyển dụng tương lai có thể nghi ngờ khả năng thích nghi, lòng trung thành và lòng nhiệt huyết của bạn với công ty và công việc.
Bỏ dở công việc giữa chừng trong khi bạn chưa tìm được công việc nào phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bạn. Nếu bạn không có một công việc nào được sắp xếp sẵn sàng trước khi nghỉ việc, có thể bạn sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để tìm một công việc khác.
Vì vậy, bạn cũng cần phải tính đến vấn đề tài chính trước khi quyết định có bỏ việc hay không. Bạn có thể sống mà không có lương trong khoảng thời gian cần thiết để tìm được việc làm mới là bao lâu.
Liệu bạn có thể cải thiện được tình hình bằng một cách nào đó khi bạn cảm giác mình sắp bị sa thải nhưng bạn vẫn rất mong muốn được làm công việc này? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
Bạn có thể sắp xếp một buổi nói chuyện với cấp trên hoặc người quản lý để trao đổi về bất kỳ vấn đề công việc nào liên quan đến năng lực, hiệu suất cũng như những điều khiến công ty không hài lòng về bạn. Hãy thẳng thắn thừa nhận những thiếu sót của bạn trong hiệu suất và tác phong làm việc tại buổi gặp mặt. Điều này có thể dẫn đến các cuộc thảo luận về những cách mà bạn có thể áp dụng để cải thiện tiến độ trong một khoảng thời gian “thử” mà công ty cho phép. Nó cũng có thể tạo điều kiện cho việc bàn luận về các vị trí khác phù hợp hơn với bạn trong công ty.
Nhiều nhân viên tự xin nghỉ việc vì họ lo sợ bị sa thải. Đôi khi, sự trao đổi với người quản lý về năng suất làm việc của bản thân sẽ giúp bạn vượt qua những nỗi lo không đáng có và tránh được tình trạng xin nghỉ việc hoặc bị đuổi việc. Nó có thể giúp bạn trở lại đúng hướng với công việc hiện tại của mình.
Có một số lý do chính đáng để bạn tiếp tục công việc khi xác định được việc sa thải sẽ không xảy ra trong tương lai gần:
Bạn sẽ dễ dàng kiếm được việc làm mới khi có sẵn công việc trong tay hơn khi là bạn thất nghiệp.Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm công việc mới trong lúc vẫn làm tại công ty hiện tại để tránh vấn đề thiếu hụt tài chính và những câu hỏi khó lúc phỏng vấn về vấn đề nghỉ việc tại công ty cũ.
Hầu hết mọi ứng viên đều sẽ dễ dàng kết nối với công việc và thể hiện một cách tự tin, hiệu quả hơn khi phỏng vấn nếu họ vẫn đang có việc làm.
Sự mông lung, không chắc chắn trong bất kỳ mọi vấn đề sẽ luôn gây ra sự căng thẳng, nhưng nếu bạn dành thời gian để chuẩn bị thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tốt nhất là bạn hãy nhanh chóng tìm được một công việc mới và tiến hành thông báo với công ty hiện tại sớm nhất có thể. Trường hợp xấu nhất là có thể bạn sẽ bị sa thải - nhưng một lần nữa, nếu có sự chuẩn bị, bạn sẽ xử lý được tình huống này một cách nhẹ nhàng hơn.
Hãy bắt đầu tìm kiếm một công việc mới nếu bạn xác định rằng không muốn tiếp tục ở lại công ty này làm việc hoặc không thể thương lượng với cấp trên thay đổi thái độ với bạn. Hãy tiến hành tìm kiếm công việc mới với cường độ cao. Có rất nhiều cách và các website đáng tin cậy như Vieclam123.vn bạn vừa có thể tạo được CV xin việc vừa tìm được một công việc mới phù hợp với bản thân mình.
Hãy luôn sẵn sàng trong tâm lí chuẩn bị việc dọn đi trong khoảng thời gian ngắn. Hãy dọn dẹp ngăn nắp máy tính, tệp tài liệu, file văn bản cũng như không gian làm việc của bạn, đảm bảo rằng bạn không để lại bất kỳ thông tin cá nhân nào trên máy tính làm việc của mình. Nếu bạn có các dự án còn đang dang dở, hãy vẫn để mắt đến chúng và chuẩn bị thật kỹ càng để chia sẻ những thông tin về dự án với sếp và đồng nghiệp khi bạn sắp nghỉ việc.
Chú ý: Hãy dọn dẹp từng chút một. Nếu bạn làm tất cả mọi thứ và đóng gói tất cả các đồ đạc của mình trong một ngày, đồng nghiệp của bạn sẽ thắc mắc và tự hỏi rằng liệu bạn có đang chuẩn bị xin nghỉ việc hay không.
Suy xét về vấn đề tài chính. Bạn có đủ khả năng để sống mà không cần tiền lương nếu bạn xin nghỉ việc không? Bạn có biết rõ về bảo hiểm y tế hay các quyền lợi nhân viên khác không? Suy nghĩ về cách bạn sẽ vượt qua giai đoạn thất nghiệp như thế nào và đưa ra ít nhận một kế hoạch rõ ràng để ứng phó với mọi khó khăn có thể xảy ra trong quãng thời gian này.
Trong một số trường hợp, nếu có cơ hội, bạn có thể làm các công việc ngắn hạn để kiếm thêm thu nhập trong lúc tìm việc mới. Hãy cố gắng lập kế hoạch cho cả hai tình huống: chủ động xin nghỉ việc và bị sa thải. Có sẵn ít nhất một kế hoạch dự kiến sẽ giúp việc đưa ra quyết định trở nên dễ dàng hơn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã biết liệu mình có nên nghỉ việc trước khi bị sa thải hay không. Nhìn chung, để không ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp tương lai và cuộc sống của bạn, bạn nên có sự cân nhắc thật kỹ trước khi xin nghỉ việc. Chúc các bạn thành công!
>> Tìm hiểu thêm:
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023