Ngành tự động hóa là gì và thông tin về cơ hội nghề nghiệp của ngành
Ngành tự động hóa là gì và thông tin về cơ hội nghề nghiệp của ngành
Cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại hóa do đó đòi hỏi mọi thứ cũng phải tiện lợi. Nhu cầu đó đã phát sinh để ra đời ngành tự động hóa. Ngành mang đến cho con người nhiều giải pháp thông minh theo khuynh hướng diễn ra tự động. Mỗi người đòi hỏi phải nhạy bén với chính xu hướng này, tức hiểu rõ ngành tự động hóa là gì. Cập nhật ngay tại nội dung bên dưới nhé.
MỤC LỤC
Ngành tự động hóa còn được gọi đầy đủ là ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại các trường Đại học, Cao đẳng. Ngành này tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển hệ thống sản xuất và dây chuyền sản xuất theo cơ chế tự động thông qua những ứng dụng của kỹ thuật cảm biến và nguồn dữ liệu được cung cấp bởi cảm biến.
Sự xuất hiện của tự động hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giúp tăng năng suất sản xuất và giảm thời gian, chi phí đầu tư.
Tiến vào đời sống hiện đại, những công nghệ hiện đại, phương thức sản xuất hiện đại luôn là đòi hỏi cần thiết để đáp ứng đúng nhu cầu phát triển xã hội. Vì thế, sự tự động hóa được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống. Từ các hệ thống đơn giản đến dây chuyền phức tạp đều chịu sự ảnh hưởng lớn của ngành tự động hóa. Do đó, việc đào tạo ngành học này càng là nhu cầu cấp thiết của xã hội và nền kinh tế.
Những khám phá sau đây giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về chương trình đào tạo ngành tự động hóa trong hệ thống đào tạo giáo dục.
Ngành Kỹ thuật thuật điều khiển và tự động hóa được nhà trường đào tạo rất nhiều kiến thức chuyên môn. Để kể ra có lẽ không đếm xuể. Bạn đọc nắm bắt chương trình đào tạo chuyên ngành này qua hình ảnh được cung cấp bên dưới để có cái nhìn toàn diện về chương trình đào tạo của chuyên ngành.
Song song với việc được cung cấp kiến thức chuyên ngành thì sinh viên tự động hóa còn được trang bị những kỹ năng nghề nghiệp để phát triển sau khi ra nghề. Đó là dạy phương pháp làm việc chuyên nghiệp, bồi dưỡng khả năng làm việc độc lập hiệu quả, rèn luyện khả năng tư duy khoa học, sáng tạo, tiếp thu nhạy bén công nghệ tân tiến của thế giới.
Do đây là một ngành học phát triển từ những tiến bộ thực tế của khoa học kỹ thuật và công nghệ cho nên sinh viên cũng sẽ đón được những cơ hội phát triển lên tầm cao mới, lấy ngành học này làm bệ phóng cực kỳ hiệu quả.
Cụ thể, các cấp bậc để theo đuổi như sau:
- Học cấp cử nhân trong thời gian 4 năm. Nếu tích hợp từ cử nhân để học trở thành kỹ sư bạn sẽ học trong thời gian 5 năm, Học lên cấp cử nhân, thạc sĩ vào khoảng 5.5. năm và nếu tích hợp cả ba cấp cử nhân - thạc sĩ - Tiến sĩ thì sẽ học 8,5 năm.
Tại Việt Nam, Chính phủ và Nhà nước nhận thấy tính ứng dụng cao và ý nghĩa to lớn của ngành tự động hóa cho nên đã đẩy mạnh đầu tư cho công cuộc giáo dục chuyên ngành này. Vậy khi muốn theo đuổi ngành này, bạn sẽ chọn học ở đâu trong số những ngôi trường sau:
- Trường Bách Khoa tại các khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, tp. Hồ Chí Minh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật tp. Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghệ tp. Hồ Chí Minh
Để đăng ký thi vào ngành tự động hóa, bạn cần học và thi các khối sau:
Khối A00 với bộ môn xét tuyển là Toán học, Vật lý và Hóa học
Khối A01: bộ môn xét tuyển là môn Toán, môn Vật Lý và Tiếng Anh
Khối B00: bộ môn xét tuyển là môn Toán, môn Hóa Học và Sinh học
Khối C01: xét tuyển môn Văn, môn Toán và Lý
Khối D01 xét ở ba bộ môn là Ngữ Văn, Toán học và môn tiếng Anh
Khối D07: Toán - Hóa - Anh
Khối D10: với 3 môn xét tuyển ngành tự động hóa gồm Toán - Địa lý - Tiếng Anh
Sau khi đã có được đầy đủ thông tin ngành tự động hóa là gì, bạn tìm ra bản chất của ngành để biết được phạm vi mà ngành thể hiện được vai trò, ý nghĩa của mình là ở đâu.
Tự động hóa sẽ ứng dụng nền tảng kỹ thuật hiện đại vào hoạt động sản xuất. Máy móc sẽ làm việc một cách tự động và thay thế công sức lao động của con người. Nhờ đó giúp giảm thiểu khối lượng công việc bên cạnh sức lao động cũng được giải phóng. Kỹ thuật được ứng dụng vào quá trình tự động hóa phổ biến như kỹ thuật cơ khí, điều khiển, máy tính, … và ứng dụng ở mọi ngành nghề, lĩnh vực của đời sống, từ trong hoạt động gia công đến sản xuất công nghiệp, sản xuất theo dây chuyền trong hoạt động lắp ráp, ứng dụng kiểm soát chất lượng, …
Ngành này ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong đời sống vì thế cơ hội nghề nghiệp cũng được mở rộng ra Đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật chuyên phụ trách điều khiển quá trình tự động hóa của máy móc để giúp thúc đẩy đạt hiệu suất tối đa.
Ở hiện tại và vài chục năm nữa, ngành này vẫn còn nhiều triển vọng để khai thác vì nó nắm giữ vai trò chủ đạo của nền công nghiệp 4.0. Bởi thế, khi tốt nghiệp ngày này, người học sẽ đón nhận được rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Bạn có thể đảm đương những vị trí nghề nghiệp sau:
- Kỹ sư thiết kế hệ thống tự động hóa cho các đơn vị là xí nghiệp, nhà máy, tổ chức, công ty, tham gia thi công, …
- Làm kỹ sư vận hành hệ thống, bảo trì hệ thống, kỹ sư điện điện tử tự động.
- Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng cho các hệ thống và các thiết bị tự động.
- Chuyên viên thực thi nghiệp vụ phân tích nhu cầu cho hệ thống tự động, điện tử tự động tại nhà máy, công ty.
- Chuyên viên lập trình chương trình, ứng dụng hệ vi xử lý, CNC, PLC, điều khiển lập trình, …
- Chuyên viên tư vấn mảng tự động hóa.
- Dạy tại các trường có đào tạo ngành tự động hóa.
Thực tế có rất nhiều người còn giữ suy nghĩ rằng công việc kỹ thuật viên tự động hóa rất khô khan và nhàm chán vì chỉ mải mê làm các thao tác lặp đi lặp lại của dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Công việc dành cho các kỹ thuật viên vô cùng phong phú, có thể nói là làm không hết việc.
Họ không chỉ vận hành mà còn có thể thiết kế ra hệ thống tự động đề vận hành. Bên cạnh đó có phân tích dự án, tư vấn cho các đơn vị về việc ứng dụng thiết bị tự động hóa trong sản xuất. Mỗi kỹ thuật viên tự động hóa sẽ được phân công để phụ trách các đầu việc riêng theo sự phân công từ quản lý
Đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hiện đại một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhưng về sự chuẩn bị nguồn lực vẫn chưa đầy đủ. Vì thế, khi theo đuổi ngành tự động hóa, bạn còn có thể khai thác được rất nhiều cơ hội.
Sau khi tốt nghiệp và được làm việc với vai trò kỹ thuật viên, bạn có đa dạng lựa chọn nơi làm việc. Đó có thể là xí nghiệp, nhà máy, công ty hay rộng mở hơn là tại các tập đoàn lớn ở trong và ngoài nước.
Nếu bạn yêu thích nghiệp vụ thiết kế thì có thể trở thành một người kỹ sư chuyên mảng thiết kế, bảo dưỡng, vận hành kỹ thuật. Bạn luôn cần thiết để có mặt tại những dây chuyền sản xuất, lắp ráp một cách tự động để phục vụ quá trình hoạt động diễn ra một cách tự động đúng tiêu chuẩn như làm trong dây chuyển ở nhà máy nước, ngành hàng không, các dây chuyền sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, lắp ráp, …
Thậm chí “nghề khô khan” đó lại mang tới cho bạn cơ hội trở thành một chuyên viên tư vấn giỏi ăn nói để chăm sóc khách hàng của ngành, đem đến những thông tin, lời tư vấn hữu ích để khách yên tâm ứng dụng kỹ thuật tự động hóa trong hoạt động sản xuất. Tìm hiểu ngành tự động hóa là gì có ý nghĩa rất quan trọng. Mong rằng, bài viết đã mang đến cho bạn những nội dung bổ ích để theo đuổi nghề thành công.
Yêu cầu cần có của kỹ sư cơ khí? Những chia sẻ từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng có hiểu biết nghề nghiệp này để xây dựng kế hoạch chinh phục cho mình.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023