Blog

N/A là gì? Từ N/A xuất hiện trong excel có nghĩa là gì?

10/09/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

N/A là từ viết tắt của nhiều cụm từ khác nhau trong tiếng Anh, chủ yếu trong tin học, đặc biệt là Excel. Tìm hiểu chi tiết các nội dung, các từ viết tắt của N/A sẽ mang lại cho bạn nhiều điều thú vị. 

1. N/A là gì? Cách dùng từ N/A của người dùng

N/A là từ viết tắt của một số từ tiếng Anh có thấy ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng thường được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực tin học, công nghệ thông tin. Tùy vào từng trường hợp, kí hiệu N/A lại có ý nghĩa riêng, phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực mà nó được đề cập tới.

N/A là từ viết tắt của 2 chữ trong tiếng Anh, thường trong văn bản viết, kí hiệu mã hóa trong lĩnh vực nào đó có liên quan. Đặc biệt trong lĩnh vực tin học, N/A được dùng nhiều trong Excel. Để hiểu kĩ hơn về từ viết tắt này, chúng ta cùng xem xét chi tiết qua từng phần dưới đây.

N/A là viết tắt của một số từ tiếng Anh bao gồm:

- Not Applicable: Không thích hợp, không tương thích.

- Not Available: Không có sẵn.

- Not Acceptable: Không thể chấp nhận

- No Answer: Không có câu trả lời.

- No Assignment: Không có bài làm.

- Never Again: Không bao giờ có lần thứ 2.

- Non Action: Không hành động.

- No Account: Không có tài khoản.

- Not Authorized: Không có quyền truy cập, bị giới hạn quyền truy cập tài khoản nào đó.

- No Active: Không hoạt động.

- New Account: Tài khoản mới.

- North America: Bắc Mỹ.

- Not Assigned: chưa định nghĩa

- Not Affiliated: Không có liên kết

2. N/A là từ viết tắt của những từ nào trong tin học

Trong tin học, từ N/A là viết tắt của cụm từ No Available – Không có sẵn hay Active – Kích hoạt, linh hoạt. Từ này trong tin học có nghĩa là không kích hoạt được chương trình, ứng dụng nào đó hoặc không kích hoạt được tài khoản.

No Available được dùng trong tin học để biểu thị khi người dùng sử dụng các phép tính toán mà không thể tính ra được kết quả trong bảng nên hiển thị là N/A. Điều này có nghĩa là không tính được vì máy tính không hiểu được phép tính mà người dùng đưa ra. Ví dụ như bạn thực hiện một phép chia cho số 0 sẽ cho kết quả là N/A vì đó là một phép tính sai nên máy báo và không thể thực hiện được.

Viết tắt của N/A còn là từ No Account thể hiện là máy tính, ứng dụng hay phần mềm đó đang trong trạng thái không có tài khoản. Do đó, bạn có thể tạo một tài khoản mới nếu muốn để sử dụng. Ví dụ như bạn tạo tài khoản trong một ứng dụng, phần mềm hay trò chơi nào đó bằng tài khoản cá nhân của bản thân.

Từ N/A còn được viết tắt của từ Not Authorized. Từ này thể hiện nghĩa không có quyền chứng thực cho phép bạn truy cập vào hay bạn đang bị giới hạn quyền truy cập từ ứng dụng hay máy tính, trò chơi nào đó.

Nói chung, từ N/A được viết tắt với một số từ trong tiếng Anh với những trường hợp cụ thể như trên. Trong đó, phần mềm Excel được sử dụng khá phổ biến trong tính toán dữ liệu.

3. Từ viết tắt N/A dùng như thế nào trong Microsoft Excel

Có thể nói, từ viết tắt N/A được dùng nhiều nhất trong ứng dụng Excel tính toán các dữ liệu, con số, nhiều hơn so với các lĩnh vực khác. Trong Excel, N/A thể hiện giá trị lỗi khi thực hiện tính toán. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này qua các mục nhỏ hơn. 

3.1. N/A là từ viết tắt dùng để báo lỗi tính toán trong Excel

Từ viết tắt N/A sẽ xuất hiện khi bạn sử dụng ứng dụng tính toán Micrsoft Excel. Nhập sai một dữ liệu nào đó khiến hệ thống không thể đưa ra kết quả cho bạn sẽ hiển thị là chữ N/A để báo. Khi thấy từ này xuất hiện có nghĩa là bạn đã bị lỗi hay sai chỗ nào đó cần phải sửa lại để máy tính có thể đưa ra kết quả. Đây là lỗi thường bắt gặp khi bạn sử dụng Excel trong tính toán các con số, dữ liệu.

Báo lỗi N/A trong Excel là viết tắt của từ Not Available dịch ra có nghĩa là Không có sẵn, không tồn tại. Điều này thể hiện bạn đã sử dụng yếu tố nào đó trong công thức không có sẵn, không có giá trị cho nên máy tính không thể tính toán được, không thể cho ra kết quả theo công thức như thông thường. Nguyên nhân thường xảy ra khi sử dụng các hàm tham chiếu, hàm dò tìm. Như vậy, hệ thống báo lõi #N/A là do không tìm thấy trong vùng tra cứu đối tượng tham chiếu, dò tìm. Thông báo lỗi này không phải là lỗi sai công thức, sai hàm mà là lỗi không tìm thấy đối tượng cần tìm. Vì vậy, bạn khắc phục bằng cách dùng biện luận về trường hợp không tìm thấy đối tượng. Hệ thống sẽ trả về rỗng nếu không tìm thấy đối tượng.

Bên cạnh lỗi do không tìm thấy đối tượng, lỗi #N/A còn thể hiện dữ liệu cần tìm khác nhau nhưng bạn không phát hiện ra bằng mắt thường thấy chúng giống nhau. Do đó, để tránh lỗi trong trường hợp các dữ liệu na ná giống nhau, bạn cần kiểm tra lại loại dữ liệu xem có cùng loại không, chứ không thể nhìn bằng mắt. Lỗi #N/A trong trường hợp này sẽ xuất hiện nếu Giá trị tìm kiếm – Lookup_value có dạng Text mà dữ liệu tra cứu có dạng Date. Hay kiểm tra xem có thừa kí tự sẽ dẫn tới không đồng nhất vì có thể xuất hiện lỗi này.

Cách giúp bạn khắc phục lỗi #N/A trong sử dụng Excel là:

+ Định dạng dữ liệu trong bảng và giá trị tìm kiếm phải đồng nhất cùng loại

+ Thực hiện kiểm tra sự tồn tại của giá trị tìm kiếm trong vùng qua hàm Countif

+ Xem xét có thừa kí tự nào trong vùng giá trị tìm kiếm hay không.

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm chi tiết hơn để hiểu rõ về từ N/A trong Excel được thể hiện và sử dụng ra sao nhé. 

a. Ví dụ minh họa

* Cho ví dụ như hình với ô F2 và F3 dùng công thức Vlookup

Kết quả hiện ra là lỗi #N/A, cụ thể:

+ Tại ô F2 sử dụng hàm Vlookup có giá trị lookup_value trong ô E2 nhưng lại không tồn tại trong vùng B2:B15.

+ Tại ô F3 sử dụng hàm Vlookup có giá trị lookup_value nhưng kết quả vẫn sai vì trong ô có tới 2 lỗi là #RÈ và #N/A và trả về #N/A là kết quả có được.

Để tìm ra nguyên nhân, kiểm tra lại, bạn xem ô E2 có nằm trong vùng B2:B15 không qua hàm COUNTIF tại ô F4 cho ra kết quả = 0. Như vậy, ô E2 có nội dung không tồn tại trong danh sách muốn tìm. Có kết quả trên mà máy tính đưa ra là do phát hiện ra lỗi nào trước, máy sẽ báo lỗi đó theo thứ tự từ trái sang. Vì vậy, sử dụng các hàm tham chiếu, dò tìm như Vlookup, Lookup, Hlookup, Match có chứa Giá trị tìm kiếm – Lookup_value,  

* Cách khắc phục lỗi 3N/A như sau:

+ Nếu sử dụng hàm Lookup_value là 1 ô trống không tồn tại thì không cần công thức mà trả về rỗng ngay do đó, sẽ tránh được việc thực hiện tính và nhận kết quả lỗi ở ô F8.

+ Kiểm tra lại hàm Lookup_value có tồn tại không. Nếu không sẽ thông báo ngay Giá trị cần tìm không tồn tại mà bạn không phải sử dụng công thức mất thêm thời gian. Như vậy, kết quả #N/A được hiển thị bằng Không tồn tại ở ô F9.

b. Cách ẩn lỗi #N/A trong Excel bằng tính năng Conditional Formatting

Lỗi #N/A trong Excel là lỗi thông thường, không nghiêm trọng mà trong một số trường hợp cần sử dụng dữ liệu đó nên phải giữ lại. Khi không muốn nhìn thấy lỗi này trong bảng dữ liệu, bạn có thể ẩn đi trong Excel khá đơn giản bằng Conditional Formatting. Cho ví dụ như hình:

Trong Excel, công cụ Conditional Formatting viết tắt là chữ CF cho phép người dùng định dạng dữ liệu theo điều kiện. Trong ví dụ trên, để phát hiện ra các ô bị lỗi và muốn ẩn đi, chúng ta dùng công cụ Conditional Formatting. Ta thực hiện như sau:

+ Chọn bảng dữ liệu muốn áp dụng công cụ CF

+ Chọn công cụ CF trên thẻ Home của Excel >> chọn New Rule >> New Formatting Rule >> Format only cells that contain >> Format only cells with >> Errors

+ Chọn định dạng cho ô chứa lỗi hiển thị là font chữ giống với nền trong ô sẽ giúp bạn không thấy nội dung trong ô lỗi giống như nhìn thấy ô trống vậy nhưng thật ra trong ô vẫn có lỗi dung cụ thể.

Như vậy với cách này, bạn hoàn toàn có thể để dữ liệu lỗi #N/A trong bảng Excel mà không hề nhìn thấy. Tính năng này được áp dụng nhiều trong lập báo cáo vẽ biểu đồ trong Excel. Vì các kết quả bằng không hoặc rỗng dễ khiến dữ liệu biểu đồ bị sai.

c. Tránh lỗi #N/A bằng hàm IFNA trong Excel

Hàm IFNA có thể giúp bạn tránh lỗi #N/A trong khi sử dụng Excel để tính toán dữ liệu. Hàm IFNA được rút gọn của sự kết hợp giữa hàm IF và hàm ISNA. Lưu ý, hàm này chỉ có từ phiên bản Excel 2013 trở lên. Như vậy, =IFNA(value, value_if_na) là cấu trúc của hàm IFNA

Trong đó:

+ Kết quả của công thức nào đó và giá trị bị lỗi #N/A chính là Value

+ Value_if_na là giá trị dùng thay cho lỗi #N/A nếu có.

+ Hàm IFNA chỉ dùng để phát hiện và thay thế lỗi #N/A hay bẫy lỗi #N/A nên sử dụng rất cụ thể, rõ ràng.

Trong Excel, bạn có thể tính toán dữ liệu, con số thích hợp với hàm IFNA thay cho cách dùng kết hợp hàm ISNA và hàm IF. Thông thường, người ta sẽ kết hợp hàm IF và hàm ISNA để thay thế lỗi #N/A có thể xảy ra khi áp dụng hàm Vlookup. Cho ví dụ như hình dưới:

Xem thông tin trong hình, câu lệnh trên mang ý nghĩa như sau:

+ Dùng câu lệnh ISNA(VLOOKUP(B2,$G$3:$H$5,2,0)) để xem xét lỗi #N/A của hàm Vlookup

+ Nếu dữ liệu không có lỗi gì, giá trị trả về của hàm Vlookup tương ứng.

+ Nếu dữ liệu có lỗi, giá trị trả về sẽ là dạng text “Không có mã hàng”

Trong khi đó, ta thấy hàm Vlookup được lặp lại 2 lần liền trong câu lệnh:

+ Xuất hiện trong mệnh đề kiểm tra lỗi #N/A với hàm ISNA

+ Xuất hiện trong mệnh đề value_if_false có nghĩa là không có lỗi #N/A

Do đó, câu lệnh ở trên có thể viết rút gọn lại như sau:

Với công thức rút gọn này, bạn vẫn cho ra kết quả cần tìm chính xác, thuận tiện sử dụng.

Đến đây, chúng ta đã hiểu rõ hơn về thông báo lỗi và cách sử dụng của kí hiệu N/A mà cụ thể ở đây là lỗi #N/A cho mình phải không nào. Nếu bạn cần sử dụng phần mềm Excel trong công việc của mình thì lưu ý những kiến thức này cho mình để sử dụng tốt Microsoft Excel nhé.  

3.2. Tìm hiểu về hàm NA báo lỗi trong Excel

Trong Excel, kí hiệu NA còn mang nghĩa là một hàm dùng để tính toán. Lúc này, NA là một tính năng và được hiển thị qua hàm NA. Hàm này có tính năng trả về giá trị lỗi, biểu hiện là #N/A. Đó là từ viết tắt của Not applicable, not value available, not available. Những từ tiếng Anh này dịch ra có nghĩa là “không có giá trị nào”. Như vậy, hàm NA là hàm dùng để biểu thị thông báo khi không có kết quả ở trong ô của Excel.

Công thức của hàm NA là =NA(). Đối với hàm NA trong Excel, người ta có thể dùng lồng vào hàm khác như hàm IF hay dùng đơn lẻ đều được. Kết hợp với hàm IF, hàm NA cho ô không có số lượng và giá trị #N/A. 

Công thức của hàm NA khi kết hợp với hàm IF, ta cần trả về giá trị #N/A và ô không có số lượng. Theo ví dụ ở hình trên khi hàm NA kết hợp với hàm IF, để ra kết quả thì tại ô C2 chèn hàm NA vào trong hàm IF như sau: = IF(A2=””,NA(),A2*B2). Cuối cùng, bạn dùng tính năng AutoFill để cho ra kết quả của những ô còn lại.

Khi sử dụng hàm NA, bạn cần lưu ý:

+ Kết quả sẽ là #N/A khi công thức liên quan tới ô chứa giá trị #N/A

+ Hàm NA không cần đối số. Khi viết hàm NA, bạn cần nhớ điền cặp ngoặc đơn.

+ Có thể gõ #N/A vào ô trong excel.

Như vậy, trong Excel chữ viết tắt N/A thể hiện kết quả lỗi mà hệ thống tính toán, xử lý khi bạn thực hiện một công thức nào đó, thường là hàm tham chiếu, dò tìm. Đây là kiến thức mà bất kì ai sử dụng Excel trong tính toán dữ liệu, con số cũng đều cần phải nắm chắc cho mình mới có thể sử dụng tốt phần mềm này của bộ Microsoft Office. Vì vậy, hãy đừng bỏ lỡ chi tiết này nếu bạn muốn sử dụng tốt Excel nhé. 

4. Những từ viết tắt khác của N/A có thể bạn chưa biết

Ngoài ra, trong tiếng anh, từ viết tắt N/A còn thể hiện nhiều từ khác nhau khác nữa như:

* Not Applicable/Available dịch ra là Không áp dụng được.

* No Answer dịch ra là Không có câu trả lời.

* Not Affiliated dịch ra là Không có liên kết thường dùng trong những gì liên quan tới đường link hay nội dung thể hiện trên một website.

* Next Assembly dịch ra nghĩa là Hội tiếp theo

* New Account dịch ra nghĩa là Tạo tài khoản mới

* No Active dịch ra nghĩa là Không hoạt động

* Not Acceptable dịch ra nghĩa là Không thể nào chấp nhận được.

* Naturally Aspirated (non-turbocharged/non-supercharged engine)

* Never Again dịch ra nghĩa là Không bao giờ gặp lại

* Non Alcoholic dịch ra nghĩa là Không có cồn

* Non Action dịch ra nghĩa là không hoạt động

* Non – Aspirated (engine) dịch ra nghĩa là Không hút khí (động cơ)

* North America dịch ra nghĩa là Bắc Mỹ

* Not Applicable dịch ra nghĩa là Không tương thích

* Not Assigned dịch ra nghĩa là Chưa định nghĩa

Mong rằng những nội dung mà Vieclam123 đã chia sẻ ở trên đã giúp bạn có khái niệm đầy đủ N/A là gì một cách toàn diện nhất, mang tới cho bạn những kiến thức thú vị và bổ ích cho bản thân. 

>> Xem thêm ngay:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023