Blog

Mướp khía là gì? Mướp khía có công dụng thế nào với sức khỏe?

06/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mướp khía là một trong những món ăn dân dã trong các bữa ăn gia đình Việt. Với hương vị thơm ngon, dễ ăn, dễ trồng nên mướp khía được trồng rộng rãi ở nước ta. Ngoài là món ăn giải nhiệt trong ngày hè, mướp khía còn có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vậy mướp khía là gì? Mướp khía có những công dụng gì? Liệu bạn đã biết sử dụng mướp khía đúng cách? Để hiểu rõ về mướp khía và những công dụng của nó, hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!

1. Mướp khía là gì? Mướp khía có những thành phần nào?

1.1. Mướp khía là gì?

Mướp khía còn được gọi là mướp tàu, có vẻ ngoài gần giống với mướp hương, tuy nhiên loại mướp này có các nếp gấp xếp thành nhiều khía khác nhau nên gọi là mướp khía. Ngày trước, ở Ấn Độ, mướp khía được trồng phổ biến trên nhiều cánh đồng. Hiện tại, vì đặc tính dễ chăm sóc, dễ trồng và có nhiều công dụng, mướp khía được trồng ở nhiều nước khác nhau và đóng vai trò như một loại nông sản.

Bạn có biết mướp khía là gì

Mướp khía dùng để chế biến thành các món ăn thanh mát, có tác dụng giải nhiệt, ngoài ra còn là một trong những thành phần quen thuộc trong các đơn thuốc Đông y.

Thuộc thân thảo, mướp khía leo dài khoảng 3 đến 6 mét mỗi năm, thân to tới 2cm, phân thành nhiều nhánh và thân có nhiều rãnh. Lá cây mọc so le, có màu lục dạng tim, rộng 25cm, dài từ 15 cho đến 30cm, cuống lá chia 5 nhánh, mép lá có nhiều răng cưa to. 

Hoa mướp khía là loại hoa đơn tính, hoa đực nở thành các chùm,cánh hoa màu vàng sáng, đài hoa màu trắng lục, mỗi hoa có một lá bắc màu lục, cánh hoa và đài hoa đều dính nhau ở gốc. Trong hoa có 5 nhị, 4 nhị dính nhau theo từng đôi, có một nhị rời. Hoa cái của mướp khía có hoa bao quanh và mọc đơn độc, bầu hoa dài từ 3 đến 5cm, vòi nhụy ngắn có đầu nhụy hợp trong 3 núm màu vàng có lông mềm, đường kính 1cm.

Quả mướp khía khá lớn, hình chùy, có đường kính từ 7 đến 10cm, dài khoảng 30 đến 40cm, dọc theo quả có 10 cạnh nhọn. Hoa nở mùa hè thu và hạt chín có màu đen, khá sần sùi. Quả mướp khía sử dụng làm xơ mướp và lấy hạt thường được thu hoạch vào mùa hạ hoặc mùa thu, khi trong ruột hình thành xơ, vỏ có màu vàng. Sau khi mang về, bỏ vỏ và hạt riêng, dùng hạt làm giống cho vụ sau, xơ mướp đem phơi khô có thể dùng để rửa bát hoặc nhiều công dụng khác. Vụ hè thu có thể thu lá và dây.

Xơ mướp khía được thu hoạch khi vỏ màu vàng

1.2. Mướp khía có giá trị dinh dưỡng thế nào?

Mướp khía cung cấp khá ít calorie, 100g mướp khía cho khoảng 20 calorie, vậy nên nhiều chị em đã lựa chọn mướp khía làm thực phẩm để giảm cân trong các bữa ăn. Trong 100g mướp khía chứa 1.2g protein, 4.35 carb, 0.5g chất xơ, 0.5g chất béo. Bên cạnh đó, mướp khía là thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C, có nhiều khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, phốt pho, magiê, kẽm và một số vitamin tổng hợp như: pyridoxine, folates, thiamin và riboflavin.

2. Những lợi ích của mướp khía với sức khỏe và cách dùng mướp khía

2.1. Mướp khía có những lợi ích gì đối với sức khỏe?

Sau khi đã hiểu rõ mướp khía là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của loại thực phẩm này nhé!

2.1.1. Tăng cường đề kháng và giảm cân

Trong mướp khía có nhiều khoáng chất và vitamin hỗ trợ các tế bào được nuôi dưỡng khỏe mạnh, các kháng thể trong cơ thể được hỗ trợ sản sinh, từ đó có thể chống lại những tác nhân gây hại. Bạn nên bổ sung vitamin từ mướp khía để cơ thể thêm khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật, nhất là khi thời tiết thay đổi liên tục hoặc trong mùa dịch.

Tăng cường đề kháng và giảm cân

Một công dụng tuyệt vời khác nữa của mướp khía chính là giảm cân. Trong mướp khía có hàm lượng chất xơ và vitamin C dồi dào, nếu so sánh với ngũ cốc hay rau xanh thì loại mướp này còn có chất dinh dưỡng cao hơn cả. Nhờ lượng nước nhiều trong mướp khía, bạn có thể sử dụng chúng để đào thải mỡ thừa và chất béo, hỗ trợ giảm cân và thanh lọc cơ thể.

2.1.2. Giảm lượng đường trong máu và thanh lọc máu

Nhờ thành phần insulin trong mướp khía, các chất dinh dưỡng trong cơ thể có thể được chuyển thành những dạng năng lượng tích cực, giúp các cơ quan trong cơ thể duy trì tế bào hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, insulin trong mướp khía còn có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường và giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Khi cơ thể nạp vào các loại thực phẩm khác nhau, có thể gặp phải một số thành phần gây hại như chất độc từ phụ gia, cholesterol, chất bảo quản… Do đó, tế bào trong màu để phòng tránh các yếu tố gây hại xâm nhập khiến sức khỏe bị ảnh hưởng thì cần phải thanh lọc máu. Bạn nên sử dụng loại mướp này thường xuyên vì chúng giúp hệ tuần hoàn luôn khỏe mạnh và giúp độc tố trong máu được đào thải.

2.1.3. Trị bệnh ho, chữa vàng da và cải thiện tiêu hóa

Trong các thời điểm giao mùa, bệnh hô hấp rất dễ xảy ra nếu bạn không bảo vệ cơ thể đúng cách. Để trị ho hiệu quả, bạn có thể hãm nước mướp khía để uống đồng thời giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Hãm nước mướp khía giúp tăng sức đề kháng

Trong mướp khía có hàm lượng chất xơ cao, do đó bạn có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh. Loại thực phẩm này cũng giúp thành vách dạ dày được bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập.

Bên cạnh đó, mướp khía từ xưa đã được sử dụng trong đông y để hỗ trợ điều trị chứng vàng da của trẻ em. Bạn có thể dùng phần hạt hoặc phần cùi của mướp khía để tán nhuyễn để trị bệnh.

2.2. Một số cách dùng mướp khía điều trị bệnh

Bạn có thể tham khảo một số cách dùng mướp khía để điều trị bệnh dưới đây:

- Dùng xơ mướp trị các bệnh như đau ngực sườn, gân cốt tê đau, sữa không thông, bế kinh, thủy chũng, viêm tuyến sữa.

- Lá mướp khía trị ho gà, ho, giải nhiệt, nắng nóng khát nước trong mùa nóng; dùng ngoài để trị các vết chảy máu ở vết chàm, vết thương, bệnh mụn hay chốc lở.

- Dùng hạt mướp khía sát trùng, điều trị ho có đờm, khó tiểu.

- Dây mướp khía dùng để trị ho, đau thắt lưng, viêm khí quản và viêm mũi.

Một số cách dùng mướp khía điều trị bệnh

- Rễ mướp khía dùng để nấu nước rửa chỗ lở ngứa có nước chảy, viêm xoang phần phụ của mũi, trị viêm mũi.

- Tại Ấn Độ, lá cây mướp khía được giã ra để đắp tại những nơi bị trị, viêm nách hay phong hủi. Rễ mướp khía được dùng để tăng lực, điều hòa kinh nguyệt, rối loạn đường tiết niệu, giảm sốt.

- Indonesia thường dùng hạt mướp khía tán nhỏ trị sốt rét, sốt.

- Ở Campuchia, thân và rễ của loại cây này được hãm giúp lợi sữa, hoặc kết hợp bằng cách sắc với những thảo dược khác dùng làm thuốc súc miệng.

3. Bạn đã biết cách bảo quản mướp khía đúng cách?

Sau khi thu hoạch, bạn cần bảo quản mướp khía đúng cách thì mới có thể giữ được đầy đủ những dưỡng chất có lợi đối với cơ thể. Nếu bạn bảo quản ở nhiệt độ quá cao hay trong điều kiện ẩm mốc thì sẽ khiến dược tính và chất lượng của mướp khía bị ảnh hưởng.

Mướp khía chỉ được bán vào mùa nhất định, do đó bạn có thể mua lượng lớn mướp khía về bảo quản khi đến mùa thu hoạch và có thể sử dụng cho những lần kế tiếp. Để bảo quản, bạn thực hiện như sau: Xếp gọn mướp khía ở những nơi ít côn trùng, khô ráo, thoáng mát.

Bảo quản mướp khía đúng cách

Có thể dùng loại cây này để chế biến thành các món ăn hoặc dùng làm thuốc. Nếu dùng làm thuốc, bạn cần sơ chế sạch sẽ, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và phơi cho khô. Khi mướp đã khô, bạn cho vào lọ thủy tinh có đậy nắp, đóng kín lại và đặt ở nơi tránh ánh nắng, khô mát.

Mướp khía có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các loại mướp cùng họ và có nhiều lợi ích với sức khỏe của con người. Bạn có thể sử dụng mướp khía trong bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ giảm cân và thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp với tập luyện và ăn uống hợp lý để giảm cân hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được mướp khía là gì cùng với những công dụng của loại mướp này. Mướp khía có nhiều công dụng và lợi ích với sức khỏe, có thể trị được nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng vượt quá liều lượng mướp khía mỗi ngày. Bên cạnh đó, nếu sử dụng mướp khía để làm thuốc có thể gây nên tình trạng táo bón, do đó bạn nên bổ sung nhiều rau xanh trong ăn uống, uống nhiều nước và cho thêm vừng đen vào đơn thuốc.

Hoành thánh là gì?

Hoành thánh là một món ăn đậm đà và mang đậm bản sắc Trung Hoa. Vậy hoành thánh là gì? Hoành thánh có khác sủi cảo và há cảo không? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu về hoành thánh nhé!

Hoành thánh là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023