Blog

MOU là gì? Vai trò và nội dung của bản thỏa thuận ghi nhớ

12/12/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

MOU là viết tắt của từ tiếng Anh Memorandum of Understanding (Biên bản ghi nhớ) thường được sử dụng trong giai đoạn đầu tiên trước khi hình thành bản hợp đồng chính thức sau này. Cụ thể vai trò và nội dung của MOU là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. MOU là gì?

MOU (Memorandum of Understanding) được hiểu là biên bản ghi nhớ, hay còn gọi là bản thỏa thuận nêu lên những điều ràng buộc giữa hai (hoặc nhiều) bên. MOU thường được sử dụng trong trường hợp các bên liên quan trong biên bản thỏa thuận không mong muốn có một cam kết pháp lý. Tuy nhiên, trong MOU cũng có đầy đủ chi tiết về yêu cầu và trách nhiệm cũng như sự hiểu biết giữa các bên liên quan.

Trong những giao dịch thương mại quốc tế, văn bản MOU được xem là một tài liệu không chính thức, làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có). 

2. Quy trình thực hiện MOU

MOU là bản thỏa thuận những điều ràng buộc giữa hai hay nhiều bên khi có sự hợp tác trong công việc. Quy trình thực hiện MOU được tóm gọn theo những bước như sau:

Bước 1: Hai bên lên kế hoạch để xác định những gì họ muốn, xác định mục tiêu chung của các bên liên quan.

Bước 2: Đại diện các bên gặp gỡ, thương lượng, tranh luận để đưa ra những điều luận chung nhất viết vào bản thỏa thuận. Đồng thời, trong bản thỏa thuận cũng phải có đầy đủ thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, những khuyến cáo, hạn chế, tuyên bố về quyền riêng tư của đôi bên.

Bước 3: ký kết bản ghi nhớ.

3. Các loại thỏa thuận ghi nhớ

Thỏa thuận ghi nhớ thường được dùng phổ biến trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống bởi tính đơn giản và trực tiếp của nó. Cụ thể như:

Thứ nhất, bản thỏa thuận giữa chủ nhà cho thuê và người thuê nhà. Khi đi thuê nhà, bên chủ thuê và bên thuê cần có giấy tờ ghi lại các điều khoản về quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên. Bản ký kết này cần có chữ ký của hai bên và được sao lưu làm hai bản. Đây là thỏa thuận được cả hai bên chấp thuận và cần thực hiện một cách nghiêm túc.

Thứ hai, MOU dùng để làm bản thỏa thuận giữa cá nhân và một nhóm cụ thể, hoặc giữa hai cá nhân với nhau. Nếu đó là vì mục đích riêng và cả hai bên đều không muốn có sự can thiệp của pháp luật nếu có bất kỳ tranh chấp nào.

Ngoài ra, MOU còn được sử dụng giữa một trường đại học với một công ty, giữa các bên doanh nghiệp vì mục đích kinh doanh, sử dụng cho người lao động, hoặc dành cho cơ quan chính phủ, quân đội.

4. Nội dung của MOU

Nội dung của MOU nên ghi nhận rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và sự kỳ vọng giữa các bên. Nội dung càng chi tiết, rõ ràng thì càng tránh được những hiểu lầm, rủi ro không đáng có. 

Các mục cần có trong bản MOU như:

  • Mục đích chung: phản ánh rõ ràng về mục tiêu của các bên liên quan

  • Thông tin về các bên liên quan: bao gồm tên và những thông tin cơ bản của cá nhân, nhóm người, công ty, tổ chức, cơ quan chính phủ,...

  • Thời gian hiệu lực: Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc bản hợp đồng

  • Trách nhiệm: trách nhiệm của đôi bên, những gì cần thực hiện, chia sẻ, gánh vác với các bên còn lại.

  • Sự từ chối: nếu các bên có bất kì điều mục nào các bên từ chối làm thì cũng nên liệt kê chúng vào bản thỏa thuận. Đồng thời, cũng cần đề cập đến những điều khiến MOU không được hoàn thành hoặc những điều không được bảo hành/ chịu trách nhiệm khi thỏa thuận được hoàn thành.

  • Vấn đề tài chính: Các yếu tố liên quan đến tiền bạc, chi phí, thu xếp về tài chính cũng cần được đề cập rõ ràng.

  • Chia sẻ rủi ro: Bên sẽ chịu trách nhiệm nếu có sai sót hoặc vi phạm thỏa thuận. Cần được ghi rõ những điều cần thực hiện phòng trường hợp xảy ra rủi ro dẫn đến mất lợi nhuận, thiệt hại về người và của.

  • Chữ ký: Cuối bản thỏa thuận cần phải có chữ ký của cả hai bên.

=> Sau khi đã hoàn thành bản thỏa thuận, mỗi bên cần sao lưu ra một bản để lưu giữ.

5. So sánh MOU với hợp đồng chính thức

Giống nhau:

MOU và hợp đồng đều là chứng nhận kỳ vọng của các bên và được cả hai bên đều đồng ý. 

Khác nhau:

So sánh

MOU

Hợp đồng

Khái niệm

MOU là  bản thỏa thuận được dùng để đưa ra những điều khoản giữa hai bên.

Hợp đồng là thỏa thuận bằng văn bản, riêng tư giữa hai bên và có tính ràng buộc về mặt pháp lý. 

Đặc điểm

-Gồm ít chi tiết và phức tạp hơn

-Không có tình ràng buộc về mặt pháp lý

-Có tính đơn giản và trực tiếp, không cần phải mời luật sư hay thẩm phán khi có tranh chấp.

-Nhiều điều khoản

-Có tính ràng buộc về pháp lý, được thi hành bởi thẩm phán.

-Nếu vi phạm hợp đồng, một bên liên quan có thể gánh chịu những hậu quả mang tính pháp lý và cực kỳ nghiêm trọng. 

Mục đích

Cung cấp khuôn khổ mà hai bên cùng có lợi, nhằm đạt được mục tiêu chung.

Giúp bảo vệ lợi ích và niềm tin của hai bên, nhất là khi các điều khoản liên quan trực tiếp đến tiền bạc.

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về MOU là gì, những đặc điểm cũng như vai trò của nó. MOU dù không có giá trị về mặt pháp lý nhưng nó cũng là cơ sở để hình thành bản hợp đồng chính thức trong tương lai. Khi làm bản MOU bạn cũng cần phải thật thận trọng để nó trở thành bản thỏa thuận thực sự hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc!

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023