Sinh ra trong thời buổi bùng nổ của mạng xã hội, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, “ăn, ngủ” cùng với smartphone và chịu ảnh hưởng ít nhiều từ trào lưu sử dụng tiếng nước ngoài trong đời sống hằng ngày, chắc chắn cả bạn và tôi không còn quá xa lạ với những câu hỏi xoay quanh chủ đề Mood. Vậy thì Mood là gì? Tụt mood là gì? Làm thế nào để nâng mood một cách hiệu quả nhất? Hãy khám phá câu trả lời thú vị ngay trong bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Trong nhịp bước của cuộc sống hiện đại, việc đưa tiếng Anh vào những bình luận trên Facebook, thậm chí trong lời ăn tiếng nói hằng ngày dường như trở thành một thói quen trong thế giới của người trẻ.
“ Wow! nhìn biểu cảm của anh ấy kìa, so deep luôn ấy nhỉ”, “ Chả nhẽ, cậu crush anh ta mất rồi sao”, “ Thế là Block/unfriend nhau rồi à”,...Nếu sinh ra trong kỷ nguyên công nghệ, nhưng chưa một lần bày tỏ cảm xúc bằng loại ngôn ngữ kiểu này, có vẻ như chúng ta đã khá lạc hậu so với độ tuổi rồi. Trong cả rừng những cụm từ tiếng Anh được Việt hóa và đưa vào đời sống ấy, sẽ làm một thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến từ “Mood” và hàng loạt những biến thể của nó như nâng mood hay tụt mood. Vậy thực sự mood là gì? Nâng mood, tụt mood là gì? Tại sao chúng lại được sử dụng thông dụng đến vậy?
Theo từ điển cambridge, mood là “the way you feel at a particular time”. Bạn có thể hiểu đơn là tâm trạng, là cảm xúc của con người trong một thời điểm đặc biệt. Mood lột tả cảm xúc không quá mạnh mẽ, chỉ đơn giản dừng lại ở sự vui hoặc buồn của chúng ta trong khoảnh khắc nhất định hay trong một thời gian ngắn. Thông thường Mood chỉ “tồn tại” trong khoảng vài giờ đến vài ngày. Nếu hay theo dõi những bộ phim truyền hình Mỹ, đặc biệt là sesies phim dành cho giơi trẻ, bạn sẽ không quá xa lạ với với những câu nói bộc lộ tâm trạng kiểu như “She was in a bad mood”, You're in a good mood this morning!”. Mood được sử dụng rất phổ biến và thường được sử dụng thay thế cho “feeling”. Nhắc đến cả Mood và Feeling trong tiếng Anh, chúng ta vẫn hãy đề cập đến hàng loạt những tính từ đặc tả về tâm trạng, điển hình như sorrow, happy, stressed, bad, good. Mood cũng được người bản ngữ đưa vào cấu trúc quen thuộc để bày tỏ tâm trạng của họ về một sự việc, sự vật tại một thời điểm nào đó, điển hình như một bộ phim hay công việc. Một số cấu trúc đi với Mood khá thú vị có thể làm cho tiếng Anh của bạn lên một tầm cao mới gồm:
- Be in a mood (đang ở trong tâm trạng như thế nào đó)
- be in a mood for sth/to do sth (Cảm thấy thế nào với sự vật, hiện tượng)
- be in no mood for sth/to do sth (Không có tâm trạng làm gì hay với cái gì)
Tuy nhiên, hãy tạm bỏ qua những kiến thức học thuật này tại đây, bởi lẽ, đi kèm với nó, Mood còn được “biến tấu” thành hàng loạt những cách sử dụng thú vị, mà dường như chỉ trong thế giới của người trẻ chúng ta mới thực sự thấu hiểu, ví dụ như tụt mood chẳng hạn. Vậy tụt mood là gì vậy? Thoạt nghe qua hoặc nhìn thấy trên những bình luận Facebook của bạn bè, chắc bạn đã từng cảm thấy bối rối cho một từ “nửa tây, nửa ta” này. Song như cách mà cụm từ này đến với người trẻ chúng ta, tụt mood được định nghĩa một cách cực kỳ đơn giản, dễ hiểu.
Đó là cụm từ ghép giữa “tụt” trong tiếng Việt với thuật ngữ “Mood” trong tiếng Anh để diễn tả trạng thái cảm xúc tiêu cực như chán nản, buồn rầu, thất vọng, mệt mỏi hay trạng thái không muốn làm gì hoặc cũng đặc tả cảm quan tiêu cực của một cá nhân về một sự vật, hiện tượng nào đó. “ Nghe xong review về bộ phim, thấy tụt mood hẳn”, “ Sao lại thấy tụt mood, thế này không biết”, “Phải làm việc ở nhà quá lâu, nhìn bạn ấy tụt mood quá”. Những ví dụ này chắc không quá xa lạ với bạn. Trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng nhiều cụm từ thay thế cho Tụt mood ví dụ như: “không có tâm trạng”, “cảm thấy chán nản”, “ có vẻ thất vọng, buồn rầu”,...vì một lý do nào đó, có thể xuất phát từ độ vần của nó, mà tụt mood đến gần hơn với người trẻ và được họ sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Về cơ bản về ngữ nghĩa, Mood và feeling khi được dịch ra tiếng Việt đều biểu đạt từ danh từ tâm trạng hay cảm xúc. Tuy nhiên, giữa hai người anh em này vẫn có một chút khác biệt. Feeling thiên về diễn đạt những cảm xúc trong một khoảnh khắc và thường bắt trong lời bài hát hay văn viết.
Ví dụ như “a feeling of pain” hay There's a feeling of dissatisfaction with the government”. Trong khi đó, sự diễn đạt về tâm trạng của chủ thế qua Mood có vẻ diễn ra trong một thời gian lâu hơn. Mood được sử dụng thông dụng trong văn nói hơn, cho nên những cụm từ đi kèm với “Mood” có tốc độ lan truyền nhanh hơn.
Trên đây, chúng ta vừa khám phá khá kỹ về định nghĩa của Mood và một số “biến thể”, tuy nhiên có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi rằng, đâu là lý do làm cho Mood hay các từ ghép với nó lại trở nên phổ biến đến thế? Thật ra, sự phổ biến này xuất phát từ hiệu ứng lan truyền trên mạng xã hội và cách biểu đạt hài hước, vui nhộn của nó. Đầu tiên hãy khám phá một chút về hiệu ứng lan truyền của mạng xã hội nhé.
Tôi tin rằng, địa điểm lần đầu tiên bạn bắt gặp hàng loạt từ “down mood”, “tụt mood” không phải từ các bài học tiếng Anh trên giảng đường mà là các bài bài đăng hay các bình luận trên các mạng xã hội, tiêu biểu như Facebook hay Tiktok. Là diễn đàn rộng lớn để người dùng thỏa sức chia sẻ nội dung đến bày tỏ quan điểm cá nhân, nhất là với người trẻ. Với những cụm từ “vần”, “dễ dùng” như tụt mood được sử dụng trong nhiều trường hợp, rất dễ chiếm được thiện cảm của người trẻ, kết hợp với sự lan tỏa cực lớn các bài viết đến tốc độ tiếp cận, các từ liên quan đến mood trở thành từ khóa hot và trở nên thỉnh hành từ các hội nhóm, page đến các comment bên dưới bài đăng cá nhân và sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Bên cạnh hiệu ứng lan truyền của mạng xã hội thì chính ý nghĩa vui nhộn và tính vấn của nó là nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến này. Hãy làm một ví dụ đơn giản sau: Tụt feeling và tụt mood, bạn thấy cụm từ nào dễ lọt tai hơn? Dĩ nhiên là tụt mood rồi. Nhưng chưa hết, trong nhiều hoàn cảnh, sự “ghép” hài hước giữa một từ ngắn tiếng Việt và một từ ngắn tiếng Anh lại mang lại hiệu quả về ghi nhớ rất tốt. Đã thế, lại phản ánh được tính chủ quan khi bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một sự vật, hiện tượng lẫn diễn đạt về tâm trạng cá nhân, hợp với thị hiếu của đa phần người trẻ. Đó cũng là nguyên nhân kích thích cho độ phủ sóng của các cụm từ như “mood down”, “tụt mood”, “a bad mood”, “good mood”. Dĩ nhiên, ở đây chúng ta đang soi chiếu qua lăng kính của những người trẻ và ở những tình huống đời thường giữa những người cùng trang lứa với nhau mà thôi, tránh dùng với những tình huống giao tiếp trang trọng nhé.
Chúng ta đã bàn luận khá nhiều về định nghĩa của Mood cũng như cách sử dụng của Mood, tụt mood và những cụm từ liên quan trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là mục đích mà nhiều người trẻ tìm kiếm đến bài viết này. Trên thực tế, sự quan tâm đến độ phủ sóng của mood hay tụt mood với giới trẻ chúng ta còn nhiều hơn thế. Ngoài những khái niệm, tình huống được sử dụng, tất cả chúng ta đang sống và chịu sự chi phối của tâm trạng, cảm xúc mỗi phút, mỗi giây Bạn cảm thấy “tụt mood” vì công việc quá căng thẳng, bạn cảm thấy tinh thần đi xuống vì đồng nghiệp quá ghê gớm và cảm thấy buồn rầu vì sếp không tâm lý,...
Dù muốn hay không, mood- cảm xúc, cũng đang quyết định đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của bạn. Nếu không phải thế sẽ chẳng bao giờ có tác phẩm “Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông” của Richard Nicholls, Trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman rồi Bước chậm lại giữa thế gian vội vã của Đại Đức Haemin,...để giúp chúng ta cân bằng. Ở cái độ tuổi, vẫn còn bị chi phối bởi mood, bí quyết để thành công chính là học cách cân bằng chúng. Đặc biệt, để công việc được thuận buồm xuôi gió, những bí quyết “nâng mood” dưới đây sẽ giúp bạn.
Không ít người trẻ vội vàng tìm đến mạng xã hội hay vùi đầu vào smartphone với mong muốn xua đuổi đi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi trong công việc lâu ngày. Buồn thay đó lại chính là liều thuốc độc làm bạn càng chìm sâu hơn vào những căng thẳng, mệt mỏi. Đơn giản là vì các thiết bị công nghệ có tác dụng xấu với cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Đó là chưa kể, khi đắm chìm vào mạng xã hội, bạn có xu hướng tìm kiếm những nội dung tương đồng với tâm trạng rồi chìm trong mớ hỗn độn về ý kiến, quan điểm của những người khác rồi quay ngược lại mặc cảm, trách cứ bản thân. Do đó, khi cảm thấy mệt mỏi, down mood vì công việc, hãy dừng lại, tạm xa rời mạng xã hội nhé.
Khi bạn thấy tụt mood trong công việc hay cạn kiệt năng lượng, không muốn làm gì, rất có thể bạn đang cần nghỉ ngơi, thư giãn. Sẽ chẳng gì hơn lúc này là một giấc ngủ ngắn hoặc thiền một lúc. Điều này giúp cơ thể của bạn được nghỉ ngơi và tinh thần tỉnh táo nhé.
Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng trong công việc hoặc cảm thấy buồn ngủ, ngoài hai cách trên ra, bạn cũng có thể thử bằng một cách khác hiệu quả không kém đó là tập thể dục. Không cần phải mất quá nhiều thời gian, chỉ cần vài phút, thậm chí, ở việc bạn tạm dựng lại công việc để đi lại một chút cho tỉnh táo. Khi tập thể dục, cơ thể chúng ta sẽ giải phóng endorphin - một loại hormon sinh cảm giác. Sau khi tập thể dục, bạn sẽ xua đuổi ngay được sự buồn ngủ và mất tinh thần của bạn. Không những vậy, tập thể dục giúp thư giãn gân cốt, khỏe mạnh hơn. Cho nên đừng quên dành thời gian mỗi ngày để tập thể dục nhé.
Trên đây chính là những thông tin thú vị đi giải đáp giúp bạn Mood là gì cùng với những thuật ngữ xoay quanh. Hy vọng rằng những thông tin trên đây thực sự hữu ích với bạn.
Ngoài thuật ngữ mood là gì, trên vieclam123.vn cũng giải thích tường tận giúp bạn Vibe là gì. Hãy cùng theo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023