Blog

Những đặc điểm cần có của một môi trường học tập hiệu quả là gì?

25/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Môi trường học tập hiệu quả không tự có sẵn mà cần giáo viên xây dựng, phát triển và duy trì nó, việc xây dựng môi trường học tập tốt sẽ hỗ trợ việc học cho các em học sinh. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ những kiến thức xung quanh vấn đề môi trường học tập tốt để các bạn cùng tham khảo.

1. Những đặc điểm mà môi trường học tập cần phải có

1.1. Xem trọng người học

Một điều cơ bản cần phải có khi các em học sinh học trong môi trường học tập tốt đó là được giáo viên xem trọng.  Giáo viên phải xem trọng những kiến thức hiện có, sự đóng góp ý kiến, khả năng học hỏi tích lũy, thay đổi bản thân của học sinh, hiểu và tôn trọng giá trị của người khác là dấu hiệu của việc tạo lập một môi trường học tập hiệu quả và cần phải được thực hiện thông qua hành động của chính giáo viên, qua các điều kiện tạo ra trong quá trình giảng dạy chứ không chỉ đơn thuần là thể hiện qua lời nói suông.

Cụ thể hơn, các bạn giáo viên đều phải chú ý lắng nghe, quan tâm đến người học, cố gắng hiểu hết tất cả những gì họ muốn chia sẻ và từ đó tìm cách hỗ trợ họ một cách tốt nhất.

1.2. Được chia sẻ kinh nghiệm cá nhân

Hãy tạo điều kiện cho học sinh được học trong một môi trường thân thiện, cởi mở, có thể chia sẻ những “kinh nghiệm bản thân” trong quá khứ, tuy nhiên chia sẻ ở đây không có nghĩa là suốt cả buổi học kể chuyện không có kết thúc cũng như kết luận. Việc chia sẻ ở đây sẽ liên quan đến những mục tiêu học tập cụ thể, mục đích của việc chia sẻ là để tăng khả năng tư duy phân tích cũng thách thức bản thân với những ý tưởng, hành vi mới, quá trình chia sẻ không chỉ đơn thuần giữa người học với nhau.

1.3. Sự cởi mở

Một nguyên tắc trong môi trường học tập bắt buộc phải có đó là sự cởi mở. Cởi mở với chính bản thân mình, cởi mở với những bạn học sinh khác, cởi mở để học, cởi mở để có thể đặt ra những câu hỏi thắc mắc, cởi mở để xem xét và quan sát, cần tạo điều kiện để cả học sinh và giáo viên luôn cởi mở trong suy nghĩ, trong cảm xúc, trong lời nói và cả trong hành động, cởi mở với chính mình trong không gian riêng tư của mình, cởi mở với mình khi có sự có mặt của người khác và cởi mở với người khác trước mặt của họ. Điều này thật sự rất cần thiết bởi vì việc học là cả một quá trình bản thân phải tự suy nghĩ về chính mình, về những người xung quanh và cả về cuộc sống thực tại, ví dụ như trong một buổi học ngoại khóa về vấn đề bạo lực phụ nữ có sự tham gia của những người từng trải, nhất thiết phải có một môi trường cởi mở để cả khách mời và học sinh có thể thoải mái chia sẻ những điều khó nói nhất với nhau .

1.4. Tính thách thức

Một đặc trưng nữa của môi trường học tập là phải tạo được sự thử thách cho học sinh, giáo viên phải gợi mở, tạo được sự hứng thú cho học sinh cũng như đưa ra những thách thức nhất định. Môi trường học tập không phải là một môi trường bị động, không phải là nơi làm công việc riêng tư mà đây chính là môi trường để học sinh có thể đặt câu hỏi, đưa ra các yêu cầu cho giáo viên. Nhiệm vụ của giáo viên là phải kích thích người học tìm tòi, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, biết vượt qua giới hạn khả năng hiện tại của bản thân, sử dụng những tiềm năng, khả năng bản thân mình có , giải phóng bản thân, nhận ra được những khả năng mới của mình.

1.5. Sự an toàn

Đặc trưng tiếp theo không thể không nhắc đến đó là sự an toàn và thoải mái về mặt tâm lý, người học cần được thách thức tâm lý, nó hoàn toàn khác với việc bị áp đặt kiến thức. Người học sinh phải được giáo viên kích thích phát triển chứ không phải làm thui chột ý chí. Giáo viên cần phải đưa ra các câu hỏi giúp người học có thể tự tìm tòi được kiến thức mới cũng như bổ sung các kiến thức chưa biết chứ đừng để học sinh cảm thấy mình không có chút tiếng nói nào.

Cảm giác an toàn về mặt tâm lý là một điều cần nhắc đến về môi trường học tập, khi được học tập các em học sinh có thể là chính mình, có thể thành thật với chính mình, có thể nhìn nhận chính mình, có thể thử thách chính mình, có thể phạm sai lầm nhưng vẫn được chấp nhận. Bên cạnh đó, sự an toàn còn được thể hiện ở chỗ mọi người trong một tập thể lớp bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau, chính điều này sẽ tạo điều kiện cho người học có thể cởi mở, chấp nhận những rủi ro và thực hiện điều mình mong muốn.

1.6. Hỗ trợ

Một đặc điểm quan trọng không kém cần có ở môi trường học tập đó là sự hỗ trợ. Hỗ trợ ở đây có thể hiểu là hỗ trợ về mặt tinh thần, hỗ trợ về mặt trí tuệ, giáo viên có thể tạo điều kiện cho người học hỗ trợ lẫn nhau cũng như hướng dẫn và hỗ trợ người học. Hỗ trợ phải được thực hiện bằng hành động chứ không phải bằng lời nói và được duy trì ở cả trong và ngoài giờ học. Giáo viên cần kêu gọi các em học sinh của mình hỗ trợ lẫn nhau.

1.7. Ý kiến phản hồi

Và cuối cùng môi trường học tập phải tạo điều kiện cho các em học sinh được đóng góp ý kiến phản hồi. Việc đóng góp ý kiến phải thoải mái, không gây trở ngại, khó khăn hay hạn chế, đó là những đặc điểm chính của một môi trường học tập hiệu quả. Để có thể xây dựng và duy trì thì đội ngũ giáo viên cần thực hiện một số điều sau:

-         Bài giảng phải thiết kế làm sao cho người học muốn tham gia một cách hứng thú. Điều này đòi hỏi chủ đề cũng như phương pháp giảng dạy phải gắn liền và phù hợp với cuộc sống hiện tại.

-         Giáo viên cần chia sẻ trách nhiệm học tập với học sinh của mình, làm sao cho người học phải cùng tham gia, hỗ trợ, chịu trách nhiệm về việc xây dựng môi trường học tập hiệu quả, khuyến khích học sinh thực hiện vai trò là người bạn, là người cố vấn và là người đưa ra các lời khuyên dành cho những người bạn của các em.

-         Về cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giảng dạy  phải đảm bảo được điều phối và quản lý tốt, không gây sự khó khăn nào cho học sinh, thậm chí là những vấn đề nhỏ nhặt như giữ cho phòng học thật ngăn nắp, gọn gàng hay lắp đặt các thiết bị máy móc kỹ thuật hay chuẩn bị các phòng học nhóm nhỏ,…đều là các yếu tố quan trọng mà các giáo viên cần bao quát để đảm bảo rằng các bạn học sinh không bị ảnh hưởng và lo lắng bởi bất cứ vấn đề gì trong quá trình học.

-          Quan trọng nhất là hành vi của các bạn giáo viên sẽ đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng môi trường học tập hiệu quả. Nếu giáo viên chỉ nắm chắc các kiến thức bài giảng thôi thì chưa đủ mà cần phải điều chỉnh bản thân mình, luôn biết quan tâm đến học sinh, xử lý khéo léo, đầu tư nhiều vào bài giảng,…tất cả những điều này giúp tạo nên một môi trường học lành mạnh, hiệu quả.

2. Cách tạo cho bản thân một môi trường học tập hiệu quả

2.1. Tạo ra khu vực học tập hiệu quả

Hãy tạo cho bản thân một góc học tập thật ấn tượng làm sao cho bạn có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm những dụng cụ học tập phục vụ cho môn học của mình. Khu vực gần cửa sổ sẽ là nơi lựa chọn lý tưởng cho các bạn để đặt chiếc bàn học vào đó. Tại đây thường có đầy đủ ánh sáng tự nhiên cũng như có những luồng gió mát rượi tạo cảm giác thoải mái lúc học bài. Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi thì bạn có thể ngồi ngắm cảnh vật bên ngoài cửa sổ, điều này giúp bạn thư giãn và xả hơi nhanh chóng và hiệu quả.

Sử dụng những đồ vật trang trí trong phòng học dễ thương cùng những gam màu bạn yêu thích sẽ làm cho không gian học của bạn trở nên sinh động và bắt mắt đồng thời giúp cho khả năng sáng tạo của các bạn học sinh được bay cao bay xa, tư tưởng cũng trở nên tốt hơn, thông thoáng hơn. Vì thế thì bạn còn chần chờ gì nữa mà không tạo cho mình môi trường học tập tốt hơn.

2.2. Áp dụng cách học hiệu quả

Hầu như chúng ta đều có suy nghĩ rằng cứ chăm chỉ học nhiều là sẽ tốt, nhưng nếu ai đang có suy nghĩ như vậy thì đó là sai lầm. Không phải ai học nhiều là cũng sẽ giỏi và cũng không phải là cứ suốt ngày cầm trên tay cuốn sách là có thể học thuộc tất cả các bài học. Các bạn nên thay đổi cách học mới, nên học bài một cách tập trung, có chiều sâu, ghi chép chắt lọc lời của giáo viên. Thường xuyên tạo cho mình các thói quen trả lời những câu hỏi, ghi lại các nội dung mình vừa học. Trong lúc học không nên quá căng thẳng hay chỉ tập biết học mà cần dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Khi các bạn học quá lâu sẽ làm bản thân các bạn cảm thấy mệt mỏi hơn thôi đồng thời nó làm cho chúng ta không thể tập trung tiếp thu bài được, khi giải lao bạn có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, đi lại nhiều để cho đầu óc mình được thoải mái. Sưu tầm cho bản thân những phương pháp học tập làm sao mang lại hiệu quả cao nhất.

2.3. Tìm môi trường học

Khi các bạn học bài không nhất thiết là các bạn phải học đúng vào bàn học ở nhà của mình, bất cứ chỗ nào làm cho bạn cảm thấy tập trung học tốt hơn thì bạn đừng ngần ngại mà lựa chọn nó cho mình. Thay đổi chỗ ngồi cũng là cách giúp chúng ta không bị nhàm chán, tạo cho bản thân sự thích thú.

Môi trường học chính là một trong những yếu tố quyết định đến cách học cũng như là giúp các bạn tiếp thu bài một cách hiệu quả hơn. Mỗi người học sinh nên hình thành thói quen tạo môi trường học tập cho riêng mình. Hơn bất kỳ ai thì chính bạn là người hiểu rõ bản thân mình nhất, biết môi trường nào là thích hợp với mình nhất để có những sự thay đổi cho bản thân mình.

Mong rằng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn có những kiến thức hữu ích để xây dựng cho mình một môi trường học tập hiệu quả nhé.

>> Đọc thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022