Blog

Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh phân phối chi tiết nhất

09/07/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Là cầu nối giữa đơn vị sản xuất với khách hàng trên thị trường, nhân viên kinh doanh phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới doanh thu cũng như là hoạt động kinh doanh của các đối tượng kể trên. Với vị trí này, bạn sẽ phải thực hiện những công việc gì? Nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng tuyển dụng ứng viên ra sao? Theo dõi bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh phân phối chi tiết bên dưới để làm rõ vấn đề này nhé!

1. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh phân phối mới nhất

Dù cho mỗi doanh nghiệp có môi trường làm việc khác nhau, họ có những mục tiêu và phương hướng khác nhau thế nhưng nhìn chung thì nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh phân phối không có sự khác biệt. Mục tiêu chính vẫn là làm sao đảm bảo được doanh số bán hàng, đồng thời phải làm hài lòng tệp khách hàng tiềm năng do mình phụ trách để giữ uy tín, thương hiệu cho công ty.

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh phân phối mới nhất

Vậy với nhân viên kinh doanh phân phối họ sẽ phải làm những công việc gì, mời bạn tham khảo những thông tin chi tiết được cập nhật ở nội dung bên dưới này nhé.

1.1. Nhân viên kinh doanh phân phối phụ trách mảng doanh số bán hàng

Nhiệm vụ gắn liền với nhân viên kinh doanh phân phối đó chính là duy trì doanh số bán hàng. 

Khách hàng chính của nhân viên kinh doanh phân phối chính là những đại lý bán hàng, các nhà phân phối hoặc đôi khi cũng là những khách hàng lẻ có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn.

Mỗi ngày hoặc mỗi tuần tuỳ vào chu kỳ tính của doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh phân phối sẽ tổng kết doanh số bán hàng để theo dõi xem mình có đủ chỉ tiêu như yêu cầu hay không.

Nếu trong quá trình hoạt động nhận thấy tình hình không ổn định, bạn buộc phải gia tăng công suất làm việc, tìm kiếm các biện pháp phù hợp để hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Nhân viên kinh doanh phân phối phụ trách mảng doanh số bán hàng

1.2. Đảm bảo sự an toàn của hàng cho tới khi chúng tới tay khách hàng

Sự liên kết quan trọng nhất của nhân viên kinh doanh phân phối với khách hàng chính là hàng hoá, chính vì vậy bạn cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối với những hàng hoá được đặt hàng từ khâu đầu cho tới khâu cuối cùng.

Đưa ra kế hoạch thực hiện vẹn toàn nhất, đảm bảo hàng hóa đạt chất lượng theo yêu cầu, được đóng gói, vận chuyển đúng tiêu chuẩn và lưu ý về hình thức thanh toán sao cho phù hợp nhất.

Đảm bảo hàng hóa xuất kho giao đến tay khách hàng đều phải có hoá đơn và hạch toán đầy đủ để có chứng cứ giải quyết các phát sinh không hay xảy ra sau này.

1.3. Liên tục cập nhật danh sách khách hàng tiềm năng mới

Tìm kiếm khách hàng mới là nhiệm vụ sống còn của nhân viên kinh doanh nói chung và nhân viên kinh doanh phân phối nói chung, chính vì vậy bạn cần nghiêm túc thực hiện nó để đảm bảo duy trì doanh số bán hàng ở mức ổn định nhất.

Nhân viên kinh doanh phân phối có thể tìm kiếm khách hàng qua nhiều kênh khác nhau như Facebook, Zalo, website của công ty hay các kênh quảng cáo khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm bằng hình thức trực tiếp qua người thân, bạn bè hay họ hàng của mình,... Tuy nhiên hãy tạo dựng cho mình một thương hiệu cá nhân để mọi người cùng tin tưởng, khi ấy việc tìm kiếm khách hàng của mình mới đạt hiệu quả cao.

Liên tục cập nhật danh sách khách hàng tiềm năng mới

1.4. Nhân viên kinh doanh phân phối cần tham gia các cuộc họp của các nhà phân phối hoặc đối tác

Vì đối tác của bạn chủ yếu là khách hàng phân phối, vì vậy để gia tăng mối quan hệ đồng thời hỗ trợ về công tác bán hàng thì bạn sẽ phải thường xuyên tham gia cuộc họp của doanh nghiệp họ. 

Có vấn đề gì phát sinh hay khó khăn thì sẽ có người giải đáp luôn, từ đó mọi công tác được thực hiện trơn tru hơn.

1.5. Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng không thể tách rời với nhân viên kinh doanh phân phối

Không chỉ riêng nhân viên kinh doanh phân phối, các vị trí khác cũng đòi hỏi người làm phải thực hiện khâu chăm sóc khách hàng hiệu quả. Lĩnh vực kinh doanh nói chung thường rất xem trọng nhiệm vụ này, chính vì vậy bạn nhất định phải sở hữu nó một khi đã bước chân vào nghề này.

Chăm sóc khách hàng tốt, hiệu quả giúp bạn gia tăng doanh số. Nếu doanh số tăng nhanh trong thời gian dài liên tục thì bạn còn có cơ hội thăng tiến lên vị trí quản lý. Vậy nên ngay từ bây giờ nếu cảm thấy bản thân còn yếu kém về khoản này, hãy đăng ký tham gia ngay một khóa học kỹ năng chăm sóc khách hàng để nâng cao kỹ năng cho bản thân nhé.

Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng không thể tách rời với nhân viên kinh doanh phân phối

2. Cập nhật những yêu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh phân phối

Nhân viên kinh doanh phân phối là một trong những vị trí hấp dẫn, dưới vai trò là một người lãnh đạo, vị trí này đòi hỏi ứng viên tham gia ứng tuyển phải sở hữu những yêu cầu nhất định.

Bạn phải là người có trình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp các chuyên ngành phù hợp như Quản trị kinh doanh hay Marketing. Vị trí này không đòi hỏi ứng viên phải sở hữu bằng cấp quá cao, bạn chỉ cần tốt nghiệp hệ Cao đẳng trở lên là được.

Có kỹ năng giao tiếp tốt luôn là lợi thế để ứng viên thuộc top ưu tiên không riêng gì vị trí nhân viên kinh doanh phân phối. Với đặc thù công việc, nhân viên kinh doanh thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng để tư vấn, trao đổi và thương lượng với họ để bán được nhiều hàng hơn.

Không chỉ là bán hàng, nhân viên kinh doanh phân phối cần phải có khả năng quan sát nhìn nhận sự việc nhanh nhạy, có thể đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn để hạn chế tối đã rủi ro.

Cập nhật những yêu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh phân phối

Kỹ năng quan trọng khác đó chính là chịu được áp lực. Bạn sẽ phải thường xuyên làm việc với những con số vô cùng phức tạp, phải đối mặt với những con số mà cấp trên yêu cầu để đảm bảo công tác kinh doanh diễn ra ổn định.

Làm nghề kinh doanh bạn cần phải đa nhiệm, có thể cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau để không làm ảnh hưởng tới doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh phân phối cần phải biết cách quản lý thời gian sao cho hiệu quả. Liên tục trau dồi bản thân với kỹ năng thiết lập nhiều mối quan hệ với đối tác để phục vụ cho công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi.

3. Nhân viên kinh doanh phân phối được hưởng quyền lợi gì?

Nhân viên kinh doanh phân phối sẽ được hưởng mức thu nhập khá cao, so với nguồn thu nhập khác thì chắc chắn nhiều người sẽ phải ghen tỵ cho mà xem.

Những nhân viên kinh doanh phân phối bình thường, trung bình 1 tháng họ nhận về số tiền không dưới 9 triệu. Tổng thu nhập của những người làm nghề này không chỉ có lương cơ bản, họ còn được tính lương theo doanh số bán hàng. Nói cách khác là tiền lương hoa hồng vô cùng hấp dẫn.

Ngoài ra, nhân viên kinh doanh phân phối còn được hưởng một số quyền lợi do Nhà nước ban hành như là thưởng lễ, tết, hưởng lương tháng 13, được tham gia đóng bảo hiểm theo quy định,...

Nhân viên kinh doanh phân phối được hưởng quyền lợi gì?

Một số chế độ mà nhiều doanh nghiệp đặt ra để chiêu mộ nhân tài trong lĩnh vực kinh doanh, nhất là nhân viên kinh doanh phân phối đó chính là thưởng năng suất theo định kỳ, được đi du lịch mỗi năm một lần cùng với một số khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh phân phối. Chúc bạn trong thời gian tới sẽ có nhiều thành công hơn, công việc gặp thuận lợi và thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh thiết bị y tế

Bạn nghĩ sao về công việc kinh doanh thiết bị y tế? Nếu là người vừa đam mê kinh doanh lại có kiến thức về y tế, đặc biệt là các thiết bị, dụng cụ y tế vậy tại sao bạn lại không thử tìm kiếm cơ hội cho mình với công việc này? Cùng vieclam123.vn theo dõi bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh thiết bị y tế xem nó có phù hợp hay không nhé!

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh thiết bị y tế

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023