Blog

Mô tả công việc kỹ sư phòng cháy chữa cháy chi tiết và đầy đủ nhất

12/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta. Với chiếc xe đỏ đặc trưng, bộ quần áo da cam nổi bật và tiếng còi vang cả một con đường, sự xuất hiện của họ luôn khiến cho những người xung quanh phải lo lắng, bồn chồn. Tuy nhiên, vẫn còn một vị trí về phòng cháy chữa cháy mà có lẽ nếu không tìm hiểu kỹ thì bạn sẽ không nghĩ tới công việc này, đó chính là kỹ sư phòng cháy chữa cháy. Vậy, với kỹ sư phòng cháy chữa cháy thì công việc cụ thể của họ ra sao? Hãy cùng khám phá bản mô tả công việc kỹ sư phòng cháy chữa cháy qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mô tả công việc kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Kỹ sư phòng cháy chữa cháy là người phụ trách về mảng thiết kế các hệ thống kiểm soát hay các hệ thống về phòng cháy chữa cháy trong các dự án. Đây là một vị trí vô cùng quan trọng để đảm bảo các công trình tuân thủ, thực hiện đúng các tiêu chuẩn, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy hiện nay. 

Mô tả công việc kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Để hiểu rõ hơn về vị trí này thì bạn có thể tham khảo cũng như tìm hiểu chi tiết về mô tả công việc kỹ sư phòng cháy chữa cháy ngay sau đây:

1.1. Thực hiện công việc chuyên môn

1.1.1. Đảm nhận thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

Công việc chuyên môn và thiết yếu của kỹ sư phòng cháy chữa cháy chính là thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy của các dự án mà mình đảm nhận. Việc thiết kế đóng vai trò quan trọng khi là cơ sở để dự án được đảm bảo đúng tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. 

Kỹ sư phòng cháy chữa cháy sẽ cần nắm bắt được thiết kế về kiến trúc của dự án cụ thể như thế nào, yêu cầu của chủ đầu tư về dự án là gì, địa điểm xây dựng của dự án,... Từ đó có thể định hình và lên kế hoạch thiết kế chi tiết về hệ thống phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp.

1.1.2. Triển khai chi tiết các bản vẽ kỹ thuật

Sau khi đã thống nhất và có ý tưởng thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho dự án thì kỹ sư PCCC sẽ cần triển khai thiết kế theo từng bản vẽ kỹ thuật chi tiết. Các bản vẽ này sẽ là bản vẽ của chi tiết của từng phần trong hệ thống PCCC được xây dựng. Việc phân tách sẽ giúp quá trình thi công được thuận tiện và rõ ràng hơn, đảm bảo được sự hiểu ý và kết nối giữa người thiết kế với bộ phận thi công sau đó.

Thiết kế hệ thống PCCC

1.1.3. Trực tiếp tham gia giám sát và theo dõi tiến độ thi công

Kỹ sư phòng cháy chữa cháy không chỉ chịu trách nhiệm về mảng thiết kế mà còn phải trực tiếp tham gia vào quá trình thi công. Trực tiếp giám sát đội ngũ thi công để đảm bảo việc xây dựng được đúng theo thiết kế đề ra. Việc này nhằm chắc chắn hệ thống tuân thủ đúng theo quy định cũng như yêu cầu từ phía chủ đầu tư, đồng thời kiểm soát được chất lượng thi công công trình. Qua đó, giảm thiểu được các rủi ro liên quan có thể xảy ra trong tương lai.

Cùng với việc giám sát thi công thì kỹ sư phòng cháy chữa cháy cũng sẽ theo dõi về mặt tiến độ. Đảm bảo hệ thống, công trình được thực hiện theo đúng thời hạn đề ra, tránh việc kéo dài dẫn đáng lãng phí về nhân công, chi phí và ảnh hưởng tới những hạng mục khác của công trình.

1.2. Thực hiện các công việc khác

1.2.1. Tham gia vào quá trình khảo sát và lập phương án làm việc

Thực hiện khảo sát và lên phương án làm việc là một trong những công việc mà kỹ sư phòng cháy chữa cháy sẽ cần thực hiện. Họ sẽ thực hiện việc khảo sát thực tế về địa điểm thi công dự án, các yếu tố, môi trường xung quanh dự án ra sao. Qua đó, có thể lên kế hoạch, phương án làm việc chi tiết nhất để đáp ứng được điều kiện cũng như yêu cầu của dự án.

Khảo sát thực tế

1.2.2. Kiểm soát các hồ sơ liên quan đến dự án

Mỗi một dự án đều sẽ có những hồ sơ khác nhau và kỹ sư phòng cháy chữa cháy sẽ cần quản lý các hồ sơ liên quan đến vấn đề phòng cháy chữa cháy dựa theo quy định của pháp luật. 

Để đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy được xây dựng đúng quy trình cũng như dự án đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy thì kỹ sư PCCC sẽ cần kiểm soát các hồ sơ liên quan. Về mặt giấy tờ cần cung cấp đủ những thông tin được yêu cầu theo quy định, từ đó, việc triển khai cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.

1.2.3. Báo cáo cấp trên về tình hình thi công

Báo cáo là một trong những nhiệm vụ của kỹ sư phòng cháy chữa cháy về tình hình thi công hệ thống của dự án mình đảm nhận. Họ sẽ cần báo cáo với cấp trên hoặc báo cáo với chủ đầu tư tùy theo yêu cầu đưa ra. Điều này nhằm mục đích giúp chủ đầu tư cũng như người quản lý biết được tiến độ, tình hình cụ thể của quá trình thi công ra sao. Qua đó, việc nắm bắt thông tin về dự án được rõ ràng, sát sao hơn.

2. Trở thành kỹ sư PCCC cần đáp ứng yêu cầu gì?

Với những mô tả công việc kỹ sư phòng cháy chữa cháy nêu trên thì chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào về vị trí này. Vậy, cần đáp ứng được những yêu cầu nào để có thể trở thành một kỹ sư PCCC chuyên nghiệp trong tương lai?

Yêu cầu công việc kỹ sư PCCC

Về cơ bản thì các bạn ứng viên sẽ cần hội tụ được những yêu cầu dưới đây:

- Tốt nghiệp cử nhân đại học trở lên các chuyên ngành về kỹ thuật phòng cháy chữa cháy

- Có kinh nghiệm trong việc thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy ở công trình ít nhất là 1 năm

- Có sự am hiểu và nắm bắt chính xác thông tin về tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy theo văn bản quy định hiện hành

- Sử dụng thành thạo và nắm bắt được cơ chế của các phần mềm thiết kế hỗ trợ như Autocad, Revit,...

- Có kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Đảm bảo công việc được thông suốt và hoàn thiện theo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng đã đề ra.

- Có sức khỏe tốt, có khả năng đi công tác xa và chịu được áp lực công việc cao. Bởi hiện nay, bất cứ dự án, công trình nào có sự tập trung đông của con người đều cần có hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo đúng quy chuẩn. Vì thế mà việc đi công tác xa là tất yếu để kỹ sư có thể bám sát vào dự án, thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. 

Có sức khỏe tốt

Thực tế thì đây sẽ chỉ là những yêu cầu cơ bản của nghề, còn tùy thuộc vào từng đơn vị tuyển dụng mà các bạn ứng viên sẽ cần đáp ứng những yêu cầu khác nữa. Điều này nhằm chắc chắn ứng viên được lựa chọn có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

3. Mức lương của kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Một trong các vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở kỹ sư phòng cháy chữa cháy bên cạnh mô tả công việc kỹ sư PCCC đó là mức lương của vị trí này.

Kỹ sư phòng cháy chữa cháy sẽ có mức thu nhập là bao nhiêu? Chắc hẳn khá nhiều bạn đang tò mò về con số mà mình có thể nhận được nếu như trở thành một kỹ sư phòng cháy chữa cháy trong tương lai. Thực tế thì theo như khảo sát của vieclam123.vn, thu nhập trung bình của kỹ sư PCCC sẽ rơi vào khoảng 15 triệu đồng/tháng. Khoảng lương trung bình sẽ rơi vào mức từ 10 - 18 triệu đồng/ tháng. Ở thời điểm hiện tại thì đây là một con số khá phù hợp và mang tính ổn định cao.

Thu nhập của kỹ sư PCCC

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến mô tả công việc kỹ sư phòng cháy chữa cháy. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ công việc của vị trí này cũng như một số thông tin liên quan khác về nghề.

Vì sao nên học văn bằng 2 thiết kế đồ họa? Hướng nghiệp thành công

Văn bằng 2 thiết kế đồ họa sẽ mang đến những lợi ích gì cho bạn trong tương lai? Các cơ hội nào sẽ được mở ra với tấm bằng này? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Văn bằng 2 thiết kế đồ họa

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023