Bắt đầu một ý tưởng kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng, trong đó có kinh doanh cháo dinh dưỡng. Điều mà bạn cần quan tâm khi nghĩ tới ý tưởng này đó là nên áp dụng theo mô hình nào? Sau đây sẽ là những kinh nghiệm mở quán và những mô hình bán cháo dinh dưỡng kiếm lời hiệu quả, cùng tham khảo nhé.
MỤC LỤC
Bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất đến với con của mình, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng.
Hiện nay, đời sống kinh tế của người dân đã tăng lên đáng kể, do đó nhu cầu ăn đủ chất cũng được chú trọng hơn. Trong list những món ăn ngon mà bố mẹ chuẩn bị cho con thường không thể thiếu cháo dinh dưỡng.
Mặc dù vậy nhưng không nhiều phụ huynh có thể tự tay chuẩn bị món ăn bổ dưỡng này cho con mình khi mà họ khá eo hẹp về thời gian.
Chính vì lẽ đó mà kinh doanh cháo dinh dưỡng chính là một ý tưởng vô cùng tiềm năng, vừa giải quyết được vấn đề đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, hỗ trợ cha mẹ trong việc chăm sóc con cái đồng thời giá thành của mỗi cốc cháo dinh dưỡng cũng khá hợp lý.
Có thể nói, đây là mô hình kinh doanh hái ra tiền thế nhưng không phải ai cũng biết cách đầu tư và phát triển để thành công. Làm bất kỳ nghề gì, mô hình nào thì cũng đều cần kiến thức, trong đó bí quyết chính là yếu tố then chốt giúp bạn không thất bại.
Nếu bạn đang quan tâm tới mô hình bán cháo dinh dưỡng, vậy thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm được đúc kết từ những người khởi nghiệp trước để áp dụng hiệu quả nhé.
Nhiều người nghĩ rằng mở quán cháo dinh dưỡng khá đơn giản nhưng sự thật thì không phải vậy. Hãy tham khảo kinh nghiệm mở quán với những thứ mà bạn cần chuẩn bị dưới đây nhé.
Bạn sẽ không thể kinh doanh cháo dinh dưỡng thành công nếu như trong đầu chưa biết mô hình quán của mình trông như thế nào. Lên ý tưởng cho mô hình quán cháo chính là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong quá trình khởi nghiệp này.
Bạn sẽ dự định mở quán cháo theo mô hình nào, là tự nấu hay nhượng quyền? Bạn sẽ bán vào khoảng thời gian nào? Và dự định bán bao nhiêu loại cháo? Chúng bao gồm những gì?...
Khi có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, bạn sẽ biết rõ những điều mình cần thực hiện tiếp theo.
Khi có mô hình kinh doanh quán cháo dinh dưỡng cụ thể, điều cần phải làm đó là dự trù vốn mở quán.
Bạn cần tính toán xem bạn cần phải chi trả bao nhiêu một tháng? Quy mô quán cháo là lớn, nhỏ hay trung bình? Có cần thuê nhân viên không? Vốn nhập nguyên vật liệu là bao nhiêu?...
Khi tính toán nguồn vốn kinh doanh, bạn cần tính thêm nguồn kinh phí dự trù trong khoảng từ 2- 3 tháng khi quán chưa ổn định. Thậm chí, bạn còn phải xác định nửa năm đầu tiên việc kinh doanh của mình vẫn chưa thu được lãi.
Muốn kinh doanh thành công, người làm kinh doanh không thể bỏ qua khâu tìm mặt bằng phù hợp. Địa điểm bán hàng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bạn, vì vậy cần khảo sát địa bàn thật kỹ trước khi đưa ra địa điểm mở quán phù hợp.
Theo kinh nghiệm của các nhà kinh doanh thành công, địa điểm mở quán cháo dinh dưỡng phải là nơi tập trung đông người, có thể là gần trường mầm non, tiểu học hoặc các khu dịch vụ,.. nói chung càng là nơi tiếp cận đông người thì càng tốt.
Ngoài ra, những địa điểm đẹp chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy việc mà bạn cần phải làm đó là tìm hiểu xem khu vực đó có bao nhiêu đối thủ, họ đang kinh doanh theo hình thức hay sử dụng chiến lược cụ thể nào từ đó đưa ra hình thức phù hợp.
Một khâu chuẩn bị cũng rất quan trọng trong hành trình mở quán cháo dinh dưỡng đó là mua sắm các thiết bị phục vụ cho việc nấu cháo và bán hàng.
Thường thì một mô hình bán cháo dinh dưỡng sẽ cần chuẩn bị một số dụng cụ như sau:
- Dụng cụ nấu cháo gồm có nồi nấu cháo, xoong chảo, bếp ga hoặc bếp điện để nấu thức ăn
- Các thiết bị bán hàng không thể thiếu như xe bán cháo dinh dưỡng hoặc quầy bán hàng
- Thiết bị bảo quản: Chỉ cần 1 chiếc tủ lạnh để đựng thức ăn dinh dưỡng
- Một số thiết bị khác: Nếu là quán cháo mở bán phục vụ tại chỗ thì cần có bàn ghế, bát đũa, hộp đựng giấy. Trường hợp mở quán cháo bán mang về thì cần chuẩn bị lượng hộp giấy hoặc nhựa nhất định,...
Bận là một phần nhưng hãy nhớ một điều rằng khách hàng tìm đến bạn không hẳn vì lý do đó. Điều khiến họ quyết định mua hàng còn là yếu tố dinh dưỡng, nếu họ mua hàng của bạn có nghĩa là họ đang tin tưởng mỗi cốc cháo mà bạn đang bán có đủ thành phần dinh dưỡng như họ mong muốn.
Kinh doanh cháo dinh dưỡng, đối tượng phục vụ chính là trẻ nhỏ, vì vậy bạn cần hết sức cẩn thận trong vấn đề lựa chọn nguồn thực phẩm đầu vào. Nên lựa chọn các loại rau củ quả tươi mới, đảm bảo dinh dưỡng và tối ưu chi phí để đảm bảo lợi nhuận thu về là cao nhất.
Nếu có thể thì bạn có thể mua hoặc nhập nguồn nguyên liệu này tại vườn là tốt nhất. Đặc biệt với những loại nguyên liệu như tim, thịt, gan thì tuyệt đối không nên mua hàng đông lạnh, thay vào đó hãy sử dụng nguồn thực phẩm tươi sống để đảm bảo chất lượng cháo ở mức cao nhất.
Những kinh nghiệm trên đây có vẻ chưa đủ để bạn có một mô hình kinh doanh cháo dinh dưỡng thành công. Vậy nên hãy theo dõi ngay những bí quyết được chia sẻ bên dưới để áp dụng chúng vào hoạt động kinh doanh của mình nhé.
Thường thì khi có ý định mở quán cháo dinh dưỡng, người ta sẽ tìm kiếm một lớp học nấu ăn chuyên về mảng này, hoặc có thể tham khảo các địa chỉ bán cháo nổi tiếng để học công thức từ họ. Tuy nhiên nếu như món cháo của bạn không có điểm đặc biệt so với những thương hiệu khác thì rất khó để khách hàng ghi nhớ bạn trong hành trình mua hàng.
Ngoài việc thực hiện theo công thức chính, bạn có thể tham khảo thêm các công thức nấu ăn được hướng dẫn trên mạng để tìm kiếm cho mình những món cháo mới, bổ dưỡng và khác lạ.
Hầu hết các ông bà chủ tương lai dồn sự bận bịu cho việc chuẩn bị nguyên liệu, chuẩn bị địa điểm bán hàng hay huy động vốn mà bỏ qua khâu đặt tên cho quán.
Không thiếu cách đặt tên quán nhưng hãy ưu tiên tiêu chí dễ nhớ và ngắn gọn. Bên cạnh đó, tên quán không được trùng hay nhái lại thương hiệu khác để tạo ra sự độc đáo cho thương hiệu của bạn.
Một bát cháo được bài trí bắt mắt chưa hẳn là một bát cháo ngon, yếu tố quan trọng hơn quyết định độ ngon của cháo chính là chất lượng và hương vị.
Hãy bỏ ngay những suy nghĩ sử dụng nguồn nguyên liệu không sạch hay công đoạn tạo ra sản phẩm qua loa đi bởi làm như vậy bạn sẽ không giữ chân khách hàng được lâu.
Chưa kể, thức ăn cho trẻ em cần phải được đảm bảo đến mức tuyệt đối, đừng vì lợi nhuận trước mắt mà đánh mất đi cái tâm của người làm nghề.
Kinh doanh một mặt hàng dành cho trẻ em như cháo dinh dưỡng, muốn doanh thu ngày càng gia tăng bạn cần phải biết cách lấy lòng phụ huynh. Trong 1 năm sẽ có nhiều dịp đặc biệt như tết thiếu nhi, ngày hội gia đình hay trung thu,... đặc điểm của những ngày lễ này chính là hướng tới các con, cho nên chủ quán cháo dinh dưỡng có thể trích ra một ít lợi nhuận để đầu tư cho chương trình ưu đãi cho quán của mình.
Một số chương trình ưu đãi bạn có thể áp dụng để thu hút khách hàng tới quán như là tặng đồ chơi, tặng bong bóng hay giảm giá cho mỗi cốc cháo,... Dù là những món quà nhỏ nhưng ý nghĩa của chúng thực sự to lớn, đương nhiên tâm lý của cha mẹ sẽ rất thích sự quan tâm này và kéo đến quán đông hơn.
Bán cháo dinh dưỡng chính là một loại hình dịch vụ, do đó dù là thế nào thì chủ quán cũng nên chiều lòng khách để họ mua hàng với một tâm lý thoải mái nhất.
Đặc biệt, hãy giữ độ nóng của cháo cho tới khi đến tay khách hàng, điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đun sôi cháo trước khi cho vào cốc để khách hàng đem về.
Hiện nay có 2 mô hình kinh doanh cháo dinh dưỡng được nhiều người lựa chọn đó là mô hình bán cháo dinh dưỡng tự nấu và mô hình bán cháo dinh dưỡng nhượng quyền. Mỗi mô hình này sẽ có ưu và nhược điểm như thế nào, mời bạn theo dõi nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.
Mô hình bán cháo dinh dưỡng chính là việc chủ quán sẽ chuẩn bị từ A - Z từ kiến thức, công thức nấu, nguồn nguyên liệu cho tới khi tạo ra thành phẩm. Loại mô hình này thường xuất hiện chủ yếu ở những khu chợ ở vùng quê tỉnh lẻ bởi những địa điểm này chưa tiếp cận được với những loại hình kinh doanh khác.
Bán cháo dinh dưỡng theo mô hình tự nấu sẽ có ưu điểm là chi phí thấp, nhưng nhược điểm của nó lại là sự lỉnh kỉnh. Có nghĩa là bạn sẽ phải nấu cháo hàng ngày mà không được thay đổi hương vị của cháo, tốn khá nhiều công sức và thời gian cho khâu chuẩn bị, điều đó cũng ảnh hưởng tới thực đơn món cháo không được đa dạng.
Nhượng quyền chính là xu hướng kinh doanh hiện nay, trong đó có ngành cháo dinh dưỡng.
Kinh doanh mô hình cháo dinh dưỡng nhượng quyền có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Khi doanh cháo dinh dưỡng theo hình thức nhượng quyền bạn sẽ được sử dụng những thương hiệu đã có trên thị trường, đó thường là những thương hiệu lớn và uy tín trong ngành. Điều này giúp bạn lôi kéo được một lượng khách hàng quen thuộc của hãng.
Bên cạnh đó, các thương hiệu mà bạn đăng ký làm chi nhánh sẽ cung cấp nguồn thức ăn mỗi ngày, theo đó bạn không cần phải mất thời gian học công thức, càng không mất thời gian cho khâu chuẩn bị.
Ngoài ra, phía công ty sẽ hỗ trợ cho cửa hàng đại lý về mảng thi công và trang trí cửa hàng, sẽ cung cấp quầy tủ và một số vật dụng cần thiết để bạn chỉ sẵn bán hàng.
Mỗi một thương hiệu sẽ có những chính sách riêng, cho nên nếu lựa chọn hình thức kinh doanh này thì bạn hãy tham khảo thật kỹ những chính sách đó để cân đối và lựa chọn thương hiệu hợp tác nhé.
Khi đăng ký mô hình kinh doanh cháo nhượng quyền, bạn sẽ phải trả một khoản phí nhất định cho thương hiệu mình đăng ký, đó còn được gọi là phí nhượng quyền.
Các chi phí cho đầu tư sẽ cao hơn so với mô hình bán cháo dinh dưỡng tự nấu vì việc trang trí cửa hàng cần phải đạt tiêu chuẩn như thương hiệu nổi tiếng.
Ngoài ra, phía nhà kinh doanh sẽ phải tuân thủ theo đúng yêu cầu và nguyên tắc mà phía công ty cháo đề ra.
Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết này bạn cũng đã lựa chọn được đâu là mô hình bán cháo dinh dưỡng phù hợp với mình rồi. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn, chúc cho ý tưởng kinh doanh của bạn luôn thành công và suôn sẻ.
Ngoài cháo dinh dưỡng, bạn còn nghĩ đến mô hình kinh doanh nào khác? Nếu như chưa thể chốt phương án cuối cùng vậy thì hãy tham khảo thêm một số lĩnh vực kinh doanh hiệu quả ở bài viết dưới đây nhé. Câu hỏi nên kinh doanh gì sẽ nhanh chóng được giải đáp sau khi bạn đọc xong bài viết này.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023