Là tín đồ kinh doanh và mong muốn “hốt bạc” từ dịch vụ bán vé máy bay trong bối cảnh lên hương của ngành du lịch và vận tải, nhưng chưa rõ để mở đại lý bán vé máy bay cần gì? Khoảng bao nhiêu vốn với những thủ tục ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây các bạn nhé.
MỤC LỤC
Chất lượng cuộc sống con người ngày càng cải thiện, nhu cầu về “xê dịch” càng cao trở thành chiếc chìa khóa vàng mở ra cơ hội lớn cho các đơn vị kinh doanh ngành ngành dịch vụ, vận tải, trong đó có các hãng bay đến các đại lý kinh doanh vé máy bay.
Đứng đầu trong tốp ngành mang về doanh thu khủng nhất, không có gì lạ khi, ngày càng nhiều tín đồ kinh doanh tìm đến con đường trở thành đại lý vé máy bay của hãng hàng không với mong muốn “hưởng siêu lợi nhuận” từ dịch vụ này. Đây cũng là lý do làm cho trào lưu mở đại lý vé máy bay trở nên rầm rộ trong vài năm trở lại đây. Vậy đại lý vé máy bay là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản, đại lý bán vé máy bay chính là những chi nhánh phân phối vé máy bay của các hãng hàng không.
Đó có thể là những đơn vị được ủy quyền bán vé trực tiếp từ hãng và được cấp tài khoản cấp vé riêng từ hệ thống các hãng hàng không với mức giá cạnh tranh. Cùng với phòng vé và các website, đại lý vé được xem là một trong ba kênh phân phối vé máy bay đến người tiêu dùng lớn nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, có hai loại đại lý thịnh hành nhất bao gồm đại lý vé máy bay cấp 1 và đại lý vé máy bay cấp 2. Trong bối cảnh lên hương của ngành hàng không, không khó để chúng ta bắt gặp các đại lý cấp 1, cấp 2 của Bamboo Airways, Vietjet và Vietnam airline trên khắp các con đường tại các thành phố lớn trên cả nước. Giải mã cho độ hot của trào lưu mở đại lý vé máy bay, chủ yếu xuất phát từ món hời khổng lồ mà bất cứ tín đồ kinh doanh nào cũng muốn thu về mình.
Xét về giá cả, vé máy bay là mặt hàng có có giá trị cao nhất so với các phương tiện khác của ngành vận tải. Khi trở thành đại lý vé máy bay, dù là đại lý cấp một hay cấp 2, các đơn vị đều được hưởng một mức giá tốt để phân phối đến tay khách hàng, đó chưa kể bao gồm các mức ưu đãi, các chính sách thưởng vé, thưởng theo doanh số đồng thời được hưởng lợi chung từ các chương trình truyền thông, quảng cáo từ hãng. Dĩ nhiên để có được những điều này bạn hay đơn vị của bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện đặc biệt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết những điều kiện để mở đại lý vé máy bay nhé.
Như đã đề cập, hiện nay đang phổ biến hai loại đại lý vé máy bay là đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2. Có sự khác biệt không hề nhẹ về thủ tục, những thứ cần chuẩn bị để mở đại lý vé máy bay. Chúng ta hãy cùng khám phá ngay nhé.
Đại lý bán vé máy bay về bản chất cũng là một doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Theo quy định của nhà nước, để mở đại lý bạn cũng bắt buộc cần đến giấy phép kinh doanh. Đặc biệt như các đại lý cấp 1, xuất vé trực tiếp từ hãng. Để có giấy phép, bạn cần phải đến Bộ Công thương để đăng ký nhé. Đối với đại lý cấp 1 thì quá trình xin giấy phép kinh doanh phức tạp hơn đôi chút vì cần phải đặt trong mối quan hệ của nhiều thành tố khác nữa.
Cũng như kinh doanh các mặt hàng khác, song song với giấy phép kinh doanh, vốn là yếu tố làm “đau đầu” không ít ông bà chủ và quyết định đến 60% khả năng mở và duy trì đại lý. Là mặt hàng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu xê dịch hằng ngày của đông đảo bộ phận khách hàng, đồng thời phải giữ chỗ xuất vé trên hãng phục vụ phân phối đến các đại lý nhỏ hơn, do vậy cần đến một nguồn vốn khá lớn, so với việc mở cửa hàng khác.
Với đại lý cấp 1, bạn cần tối thiểu vài trăm triệu đồng để mở cửa đại lý, thậm chí có thể lên đến vài tỷ đồng. Số vốn này nhằm phục vụ quá trình ký quỹ, yêu cầu xuất vé trên hãng hay đặt chỗ. Để chắc chắn về tiềm năng mở đại lý, các hãng bay thường cho các đối tác của họ ký cam kết, chứng minh tài chính và rà soát các giấy bảo lãnh từ ngân hàng. Ngoài ký quỹ, số vốn này còn góp phần trang trả cho chi phí mặt bằng khi thuê, chi phí nhân lực. Bởi lẽ, tại các đại lý cấp 1, số lượng booker, chăm sóc khách hàng đến nhân viên điều hành khá lớn.
Đối với các đại lý cấp 2, vì vé được xuất trực tiếp từ đại lý cấp 1, không cần ký quỹ, chứng minh tài chính, số vốn để mở đại lý cũng thấp hơn nhiều, thường chỉ giao động từ vài chục triệu đồng. Dĩ nhiên mức chiết khấu sẽ thấp hơn so với đại lý cấp 1. Thông thường, với đại lý cấp 1, bên cạnh nguồn vốn kinh doanh dồi dào, người đứng đầu đại lý cũng sẽ phải cam kết về doanh số với các hãng bay theo các khung thời gian trong năm. Tuy nhiên, với đại lý vé cấp 2, việc thực hiện theo doanh số gần như không xảy ra. Nhưng đó chỉ là vốn tức thời, để đề phòng cho các tình huống xấu, mỗi đại lý cần để dôi ra một khoản vốn nhỏ để tiện huy động, khi có các kế hoạch bất ngờ nhé.
Dù là đại lý cấp 1 hay đại lý vé máy bay cấp 2, ngoài nguồn vốn như đã đề cập, các bạn cũng phải chuẩn bị thêm địa điểm để đặt văn phòng đại lý. Dẫu biết rằng, hiện nay các đại lý bán vé trực tuyến khá phổ biến, tuy nhiên, vẫn bắt buộc phải có ít nhất một văn phòng đại lý tại thành phố. Đây không những là bộ mặt thương hiệu của đại lý vé máy bay này mà còn là địa điểm giải quyết các vấn đề với người tiêu dùng với hãng khi có các phát sinh. Văn phòng đại lý cũng là địa điểm làm việc của đội ngũ nhân viên chính thức của đại lý bao gồm: Nhân viên kinh doanh, Booker, nhân sự,...và bộ phận quản lý. Văn phòng đại lý bán vé máy bay không nhất thiết phải quá lớn, chỉ cần đảm bảo không gian đẹp, sang trọng và đặt ở những con đường sầm uất, hút người qua lại. Với những văn phòng này, đặc biệt là văn phòng của đại lý bán vé máy bay cấp 1, phải đầu tư khá nhiều vào trang trí hình ảnh, giới thiệu về các hãng bay, các chương trình khuyến mãi từ các hãng mà họ cung cấp, đặc biệt là trong mùa du lịch, nên bắt buộc phải có điểm nhấn.
Cơ sở vật chất chỉ là một điều kiện bạn cần phải chuẩn bị khi có ý định mở đại lý vé máy bay. Cùng với đó, cần phải hình dung chi tiết trong đầu nguồn nhân lực đủ mạnh để vận hành hệ thống này. Bộ phận quan trọng nhất chính là nhân viên kinh doanh, các booker, bộ phận chăm sóc khách hàng, marketing,...Dĩ nhiên, so với đại lý cấp 1, chi phí chi cho nguồn nhân lực này ít hơn nhiều ở đại lý cấp 2, song cũng phải khẳng định rằng, tổng chi phí bạn phải chi cho nhân lực chính thức đến đội ngũ cộng tác viên chiếm số lượng khá khá trong tổng số vốn chuẩn bị ban đầu.
Trên thực tế, dù đã gợi ý đầy đủ những điều kiện cần và đủ để giúp bạn vững vàng hơn tâm thế khi bước vào quá trình thành lập một đại lý vé máy bay như mong muốn và thu lợi.
Nhưng sẽ không có một kịch bản nào hoàn hảo từ A-Z cho tất cả các trường hợp vì vấn đề buôn bán phụ thuộc còn phù thuộc vào các yếu tố nữa. Do đó, trước khi mở đại lý bạn cần tham khảo các mô hình kinh doanh tương tự để rút kinh nghiệm. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc thật kỹ về vấn đề mở đại lý cấp 1 hay cấp 2, về vấn đề chịu áp lực doanh số vé từ các hãng bay đến nguồn vốn khủng nhằm mục đích ký quỹ đến vấn đề đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên của mình. Cố gắng khai thác một lượng khách hàng tiềm năng cố định trong năm, đồng thời mở rộng thêm mạng lưới cộng tác viên trên toàn quốc. Đó có thể là chi nhánh nhỏ, văn phòng ở các tỉnh thành đến đội ngũ cộng tác viên để tiếp cận được khách hàng của mình hiệu quả nhất.
Trên đây chính là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi “Muốn mở đại lý vé máy bay cần gì”. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây thực sự hữu ích với tất cả các bạn.
Bên cạnh đó, nếu là tín đồ của kinh doanh và đang mong muốn đầu quân cho vị trí vé nhân viên kinh doanh vé may bay, bạn hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm bắt được bí quyết bán hàng nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023