Mentor là gì? Vai trò của mentor trong sự phát triển của doanh nghiệp
Mentor là gì? Vai trò của mentor trong sự phát triển của doanh nghiệp
Mentor là một từ chỉ người dẫn dắt, đưa ra những bài học, phương hướng chung trong sự phát triển của doanh nghiệp. Mentor là thuật ngữ quen thuộc trong các lĩnh vực khởi nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu Mentor là gì qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn
MỤC LỤC
Chúng ta có thể hiểu Mentor có nghĩa là người cố vấn, hướng dẫn. Đây là một mối quan hệ mà trong đó một người giàu kinh nghiệm hơn hoặc am hiểu hơn về một lĩnh vực dẫn dắt một người có trình độ kém hơn.
Trong kinh doanh Mentor được hiểu đơn giản là người cố vấn, người giám sát, hỗ trợ cho sự phát triển kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động chỉ dẫn của Mentor, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể nhận thấy những chiến lược, chính sách, đường đi đúng đắn, từ đó áp dụng để phát triển sự nghiệp.
Mối quan hệ giữa Mentor (Người cố vấn) và Mentee (người được cố vấn) được xây dựng dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.
Mentor không phải là người hỗ trợ kỹ thuật hay người trực tiếp xử lí những tình huống trong doanh nghiệp mà chỉ là người truyền cảm hứng, tạo động lực, khơi dậy niềm tin để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực đã chọn với hướng đi khả quan nhất.
Thông thường, một mentor khi quyết định lựa chọn công việc này có một số động cơ như sau:
Muốn học hỏi, trau dồi thêm, làm mới bản thân từ những suy nghĩ táo bạo, tích cực của giới trẻ
Chia sẻ những kinh nghiệm của chính bản thân mình, mang đến sự tích cực, khích lệ người khác.
Mong muốn mang đến cho cộng đồng những giá trị tốt đẹp
Một mentee khi tìm đến một mentor sẽ vì những lý do sau:
Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước
Lắng nghe, tranh luận, phản biện những ý kiến trái chiều, đưa ra quan điểm của bản thân để được phân tích, nhìn nhận vấn đề một cách đa diện
Xây dựng, tạo dựng mối quan hệ với những người thành công, tài giỏi
Mentor đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là với những tổ chức đang khởi nghiệp, ở những bước ban đầu còn gặp nhiều khó khăn. Một Mentor tốt sẽ giống như người chỉ đường, mở ra đường lối, chính sách phù hợp với hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Chúng ta từng biết đến rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, nhờ có người cố vấn mà gặt hái được nhiều thành công. Ở phương Tây, Socrates là thầy của Plato, Plato là thầy của Aristotle và cả ba người đều là triết gia lớn của thế giới.
Sau đó, Aristotle là người chỉ dẫn cho Alexander Đại Đế, nhân vật lẫy lừng khắp các vùng đất từ Châu Âu sang Châu Á với tư tưởng vĩ đại khi chưa đầy 30 tuổi. Về sau. Caesar cũng học hỏi được nhiều điều hay và bổ ích từ Alexander Đại Đế và xây dựng nên cơ nghiệp của mình. Cứ vậy, sau đó những bài học, những triết lý thành công lại được truyền đến Napoleon. Có thể thấy những nhân vật được nhắc tới trên đây đều là những người nổi tiếng trên thế giới, có được thành công to lớn và tiếng tăm lẫy lừng.
Ở Mỹ, chúng ta cũng biết đến những cặp đôi mentor, mentee rất nổi tiếng, thành công và gây được tiếng vang như Steve Jobs- Mark Zuckerberg, Christian Dior-Yves St. Laurent, Warren Buffet-Bill Gates. Một minh chứng khác chứng minh mentor có tầm quan trọng vô cùng to lớn, đó là Bruce Pandolfini, bậc thầy môn cờ vua, một lần thấy cậu bé Joshua Waitzkin chơi cờ trong một ngõ hẻm ở New York đã nhận cậu làm học trò. Waitzkin đã trở thành kiệt tướng cờ vua năm 16 tuổi.
Trên thực tế, mentoring đã trở thành một xu thế không thể kiềm lại trên thế giới. Từ những tổ chức lớn nhỏ đều cố gắng xây dựng văn hóa mentoring để phát triển doanh nghiệp của mình.
Mentor cũng chính là người có những hiểu biết sâu rộng về một lĩnh vực nào đó, có thể trao cho những người đi sau trên con đường ấy những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để nhanh chóng đi đến thành công. Một người vừa có thể là mentee (người học hỏi) người khác, vừa có thể là mentor (người cố vấn) trong hành trình sự nghiệp của mình.
Mentor thường đóng vai trò quan trọng hơn cả đối với những doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp. Bởi ở thời điểm này, bạn vẫn chưa thực sự tin tưởng vào con đường mình đang đi, vẫn đang băn khoăn không biết hướng đi nào là đúng đắn. Bạn cần một người chỉ dẫn để biết được bước tiếp theo minh cần làm gì.
Những vấn đề lại tiếp tục nảy sinh trong doanh nghiệp như doanh thu không tăng, xung đột nhóm với những hướng giải quyết khác nhau, khiếu nại của khách hàng...hàng tỉ những vấn đề có thể ập đến với doanh nghiệp của bạn, không vấn đề nào giống vấn đề nào. Khi đó, một Mentor sẽ cho bạn lời chỉ dẫn đúng đắn nhất.
Cụ thể, mentor sẽ giúp bạn những điều sau đây:
Thấy được sự tiến bộ hay tụt lùi của bản thân
Đưa cho bạn những lời khuyên quý giá dựa trên những kinh nghiệm, trải nghiệm mà họ có được
Đốc thúc bạn thực hiện công việc, mang lại cho bạn sự hứng khởi, khích lệ nếu như bạn cảm thấy nản chí, muốn từ bỏ.
Vạch ra cho bạn nhìn thấy trước tương lai, kết quả của những công việc bạn đang làm, từ đó giúp bạn có thêm niềm tin để làm việc.
Xây dựng Mentoring như một văn hóa doanh nghiệp cũng có những lợi ích nhất định, cụ thể:
Thể hiện doanh nghiệp có sự quan tâm đến nhân viên, lắng nghe nhân viên và quan tâm đến sự phát triển của họ
Tạo sự gắn kết, mối quan hệ mật thiết giữa doanh nhân và người lao động
Nâng cao sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp, điều này đúng với cả mentor và mentee
Trong cộng đồng doanh nhân với nhau, xây dựng văn hóa mentoring tạo sự gắn kết giữa các doanh nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các doanh nhân có sự tương trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Những doanh nhân đang tham gia mentoring cũng có cơ hội học hỏi về những hình thức kinh doanh mới, một cơ hội mới về đầu tư.
Trước tiên, cần phải khẳng định rằng không cần phải thực sự thành công trên lĩnh vực nào đó mới có thể trở thành Mentor. Chắc hẳn có nhiều bạn sẽ thắc mắc không thành công thì lấy đâu ra kinh nghiệm, lấy đâu ra bài học thực tế để dẫn dắt cho người phía sau? Tất nhiên, những người đã thành công trên một lĩnh vực nhất định nào đó hoàn toàn có thể trở thành Mentor cho những doanh nghiệp mới. Nhưng liệu họ có thực sự sẵn sàng chia sẻ hết những “bí quyết” kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trên lĩnh vực của mình hay nói cách khác chính là “đối thủ tiềm năng” trong tương lai?
Vì vậy, Mentor không nhất thiết phải là những người thành công thực sự trên lĩnh vực mà họ tư vấn. Họ cần có những yếu tố cơ bản sau:
Mentor luôn sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của mình với mong muốn Mentee có thẻ dựa trên những kinh nghiệm này để gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bạn cũng cần phải lắng nghe những chia sẻ, tâm sự của mentee để thấy được vấn đề của họ và tự cảm thấy bản thân học được những điều mới mẻ trong những vấn đề đó.
Mentor và Mentee có thể xem nhau như những người bạn, từ đó việc lắng nghe và chia sẻ sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Người làm Mentor sẽ phải là người am hiểu, có kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực nào đó cụ thể. Thông thường, người làm Metor thường là người lớn tuổi hơn mentee và đã có những trải nghiệm nhất định trên lĩnh vực đấy. Có trải nghiệm thực tế cũng sẽ giúp Mentee cảm thấy tin tưởng hơn vào những gì mà bạn chia sẻ.
Một trong những mục tiêu ban đầu của một mentor cũng chính là chia sẻ để học hỏi thêm những điều mới từ những người trẻ. Thêm vào đó, người có tư duy cởi mở mới có cái nhìn tích cực, có thể thúc đẩy bạn đi theo con đường mà họ thấy có triển vọng, mặc dù con đường đó có thể khác biệt so với con đường của họ trước đây.
Tính cách cụ thể của một Mentor phải là người có tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và tích cực, được mentee kính trọng và là tấm gương mà mentee muốn học tập và noi theo. Một mentor cũng cần phải là người có tính cách lạc quan, luôn nhìn về phía trước, tích cực để có thể giúp mentee đối mặt với những khó khăn, thử thách.
Mentor cũng cần phải chú trọng vào mentee của mình, tập trung vào những gì anh ta cần làm để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu. Mentor cần biết cách đặt niềm tin và mentee của mình để họ có thể tự tin, cố gắng đạt được thành tích như mong muốn.
Bạn đã biết cách phân biệt những thuật ngữ tiếng Anh này để không nhầm lẫn giữa chúng chưa? Cùng Vieclam123.vn tìm hiểu nhé:
-Mentor- Cố vấn khởi nghiệp: là một người có nhiều hiểu biết và trải nghiệm hơn bạn, họ quan tâm đến sự phát triển của bạn trong công việc và trong cuộc sống. Họ sẽ chia sẻ với bạn những quan điểm của họ về một vấn đề, một lĩnh vực nào đó. Bằng cách học hỏi, bạn có thể trau dồi thêm vốn sống và gặt hái được những thành công của mình.
-Coach-Huấn luyện viên: Họ là người hỗ trợ, cầm tay chỉ việc cho một nhóm khởi nghiệp để đạt được mục tiêu nhất định trong thời gian từ 3-6 tháng. Huấn luyện viên có thể có ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ là huấn luyện viên thể thao. Người huấn luyện viên sẽ giúp bạn nhận ra những vấn đề trong doanh nghiệp của bạn sau đó tìm ra phương hướng giải quyết. Họ sẽ giảng giải cho bạn những lý thuyết chung để dẫn đến thành công chứ không dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân. Coaching giống như việc bạn tìm ra một người đồng hành, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và cùng bạn giải quyết vấn đề đó. Coaching có thu phí dịch vụ tùy theo quy mô dự án.
-Trainer-Người đào tạo: là người truyển giảng những thông tin về kiến thức và kĩ năng cần thiết về một ngành nghề cụ thể nào đó. Người Trainer phải là người có các kỹ năng cơ bản như kỹ năng truyền đạt, kỹ năng giảng dạy. Sau khi được cung cấp nội dung đào tạo, bạn sẽ có đủ hiểu biết cần thiết, quan trọng hơn thay vì những lời khuyên hoặc tư vấn.
-Consultant- Tư vấn: Người tư vấn phải đảm bảo là người có hiểu biết và kỹ năng chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó một cách sâu sắc. Người tư vấn sẽ đưa ra những chiến lược về quản trị để nhà quản trị tự đưa ra quyết định về phương hướng cho doanh nghiệp của mình.
-Investor-Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là người cung cấp vốn để doanh nghiệp có thể triển khai những dự án. Vốn có thể được hiểu theo nhiều nghĩa như đầu tư về thời gian, tiền bạc, nguồn lực. Một Investor hoàn toàn có thể tư vấn cho đối tượng mình đầu tư vào. Tuy nhiên, đây không phải mối quan hệ bề trên, bề dưới mà là mối quan hệ bình đẳng.
Dưới đây là những phương pháp Mentoring phổ biến nhất, được áp dụng cho nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới.
Mô hình này được hiểu như sau: một mentor sẽ được ghép cặp với một mentee để tạo nên mối quan hệ hỗ trợ, tương quan, hai bên cùng trưởng thành. Mô hình này được đánh cao bởi tính hiệu quả của nó.
Với mô hình này, mentee được lựa chọn mentor trong danh sách có sẵn và yêu cầu sự giúp đỡ của mentor khi cần thiết với những vấn đề nhất định. Phương pháp này có hạn chế chính là mentor không theo sát quá trình hoạt động của mentee mà chỉ đưa ra sự hỗ trợ nhất thời nên không hỗ trợ được nhiều.
Mô hình này có nghĩa là một mentor có thể hướng dẫn một nhóm mentee tư 4-5 người. Những lần gặp gỡ chủ yếu là để mọi người cùng bàn luận và đưa ra ý kiến của mình. Theo hình thức này, những lần trao đổi có thể giúp mentor và mentee học hỏi từ những quan điểm của nhau để cùng bổ sung, hoàn thiện và đưa ra chiến lược tốt nhất.
Mô hình này được hiểu là mentor sẽ gắn bó trực tiếp với mentee trong một chương trình huấn luyện một kỹ năng nào đó. Mô hình này cho phép mentee học chuyên sâu về một kỹ năng thay vì học toàn diện tất cả các kỹ năng cần thiết.
Theo mô hình này, mọi nhân viên, quản lý, người điều hành đều có thể học tập từ một mentor khác trong công ty, người có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó, không nhất thiết phải ở chung phòng ban. Yếu điểm của mô hình này thường là sự áp đặt chủ quan của người hướng dẫn thiếu hiểu biết, kinh nghiệm hoặc do trải nghiệm cá nhân của cấp quản lý mang lại.
Như vậy, trên đây là tất cả những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề “Mentor là gì?. Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã giúp bạn hiểu hơn về từ khóa này.
>> Tham khảo ngay:
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023