Blog

Tham khảo cách viết mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu chuẩn nhất

15/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu là biên bản được sử dụng khi tiến hành việc đánh giá về chất lượng đối công việc sau khi hoàn thành. Để có thể biết được trong phiếu yêu cầu nghiệm thu gồm có những nội dung nào thì bạn đọc hãy tìm hiểu qua bài viết của vieclam123.vn ngay nhé!

1. Tìm hiểu về phiếu yêu cầu nghiệm thu

1.1. Thế nào là mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu?

Mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu là văn bản được sử dụng cho việc thông báo của nhà thầu thi công xây dựng đến với người giám sát thi công xây dựng để tiến hành nghiệm thu các công việc về xây dựng. Trong mẫu phiếu sẽ nêu ra đầy đủ các thông tin về việc yêu cầu nghiệm thu bao gồm: thời gian, địa điểm, người nghiệm thu và các công việc hoàn thành,...

Yêu cầu đối với việc nghiệm thu một dự án

1.2. Hướng dẫn viết mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu

1.2.1. Phần mở đầu

Trong phần mở đầu của mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu cần phải có các thông tin về Quốc hiệu cùng với tiêu ngữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc” Nội dung này được trình bày ở chính giữa và được viết ở ngay đầu của phiếu yêu cầu nghiệm thu.

Sau đó là thông tin về thời gian viết phiếu và địa điểm viết phiếu “Địa điểm, ngày/ tháng/ năm”. Nội dung này được trình bày ở lề bên phải của mẫu phiếu.

Tiếp đến sẽ trình bày đến tên của phiếu yêu cầu nghiệm thu “YÊU CẦU NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG”. Tên của phiếu cần phải viết in hoa và ghi ở chính giữa của phiếu.

Cuối cùng là một số thông tin liên quan đến dự án cần nghiệm thu bao gồm thông tin về tên dự án và công trình, hạng mục thi công và địa điểm của công trình,... Các nội dung này cần phải được liệt kê một cách ngắn gọn và chính xác.

Các thông tin có trong phần đầu mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu

1.2.2. Nội dung chính

Tiếp đến sẽ đi vào nội dung chính của mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu. Trong phần này cần phải đề cập đến các thông tin về thành phần tham gia trực tiếp nghiệm thu gồm có: Đại diện Chủ đầu tư, Đại diện tư vấn giám sát, Đại diện nhà thầu thi công. Khi ghi nội dung này cần phải ghi đầy đủ họ và tên cùng với chức vụ của người đại diện. Sau đó ghi đầy đủ về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc nghiệm thu. 

Cuối cùng là đánh giá về công việc nghiệm thu đã thực hiện dựa vào các thông tin về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu cùng với chất lượng của công việc xây dựng. Phần này sẽ phải ghi cụ thể về những nội dung của công trình. Yêu cầu phải ghi các thông tin một cách đầy đủ và chi tiết nhất để có thể hoàn thành được cơ bản phần nội dung.

Đề cập chi tiết về thông tin nghiệm thu

Tải phiếu yêu cầu nghiệm thu tại đây

Phiếu yêu cầu nghiệm thu chuẩn nhất

1.2.3. Phần kết

Trong phần kết của phiếu yêu cầu nghiệm thu cần phải có kết luận cụ thể về việc nghiệm thu. Các kết luận được đưa ra đó là: chấp nhận và không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo hoặc yêu cầu sửa chữa hay hoàn thiện công việc đã thực hiện và có các yêu cầu khác nếu có.

Sau đó cần phải có thông tin của các thành phần tham gia nghiệm thu bao gồm: Đại diện chủ đầu tư, Đại diện tư vấn giám sát, Đại diện nhà thầu thi công. Trong phần này phải ghi rõ đầy đủ họ và tên, chữ ký cùng với chức vụ của từng người trong phiếu yêu cầu nghiệm thu và kèm theo phụ lục nếu có. Đây là những thông tin quan trọng để xác nhận việc công trình đã được đồng ý yêu cầu nghiệm thu.

Đưa ra kết luận đối với yêu cầu nghiệm thu

2. Quy định về chủ thể và yêu cầu nghiệm thu

2.1. Yêu cầu nghiệm thu của chủ thể

Có nhiều mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu khác nhau. Có mẫu chỉ cần nhà thầu ký còn có những mẫu yêu cầu ghi TVGS ký khi nhận được phiếu yêu cầu. Hiện tại thì việc nghiệm thu sẽ chỉ cần tùy chỉnh bằng cách thêm bớt các nội dung sao cho phù hợp với từng dự án và các công trình khác nhau. Người sử dụng hoàn toàn có thể tùy chỉnh được phiếu sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân mình.

Trong nguyên tắc Phiếu yêu cầu nghiệm thu sẽ do người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu thi công xây dựng ký. Nhưng nếu nhà thầu thi công tổ chức hệ thống quản lý chất lượng thì người được ký vào phiếu yêu cầu cầu nghiệm thu sẽ là Chỉ huy trưởng, công trưởng hoặc Đội trưởng phụ trách thi công trực tiếp đối với công trình yêu cầu nghiệm thu. 

2.2. Quy định nghiệm thu về công trình xây dựng

Cần phải thực hiện kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng để kiểm tra về chất lượng của công trình sau khi xây dựng để có thể đưa vào sử dụng.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện quá trình nghiệm thu dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình thi công. Từ đó có thể đưa ra các quyết định về những công trình có đủ chất lượng và xem có được đưa vào sử dụng hay không.

Trong từng giai đoạn thực hiện công việc xây dựng công trình thì việc nghiệm thu công trình là rất quan trọng. Nó quyết định đến việc xem công trình đó có được đưa vào sử dụng hay khai thác hay không. Để từ đó có thể xác định được trách nhiệm của các bên đối với việc tiến hành xây dựng công trình theo như quy định của pháp luật

Một số quy định và yêu cầu khi thực hiện nghiệm thu

3. Cần phải lưu ý gì khi tiến hành nghiệm thu

Để có được mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu với nội dung chặt chẽ thì cần phải thực hiện đúng với giấy phép xây dựng được phê duyệt. Khi thực hiện cần phải có nhật ký thi công để kịp thời theo dõi được tiến độ và chất lượng của công trình.

Phiếu yêu cầu nghiệm thu lập ra cho cho từng công việc xây dựng hoặc nhiều công việc xây dựng thì đều cần phải có hạng mục công trình ứng với trình tự thi công gồm các nội dung: Tên công việc, Thời gian & địa điểm, Thành phần ký phiếu nghiệm thu, Kết luận trong phiếu nghiệm thu,  Chữ ký, họ tên cùng chức vụ của người ký phiếu nghiệm thu và Phụ lục kèm theo (nếu có).

Ngoài ra việc nghiệm thu cần phải dựa trên những căn cứ được quy định trong Điều 27 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP:

Việc nghiệm thu sẽ căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra và tiến độ thi công thực tế, người giám sát thi công và người phụ trách kỹ thuật thi công để công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chuyển sang bước thi công.

Các công việc khi nghiệm thu sẽ được xác nhận bằng biên bản của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.

Dựa vào các căn cứ như: hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, quy chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, tiêu chuẩn được áp dụng, thí nghiệm chất lượng vật liệu, các kết quả kiểm tra và thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công,... thì người giám sát thi công xây dựng công trình sẽ dựa vào những căn cứ đó để có thể kiểm tra các công việc xây dựng và yêu cầu nghiệm thu.

Khi thực hiện giám sát thi công cần nghiệm thu công việc và xác nhận bằng biên bản. Thời gian tối đa không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo nghiệm thu và chuyển sang bước thi công xây dựng.

Nếu xảy ra trường hợp không đồng ý nghiệm thu thì cần phải thông báo về lý do bằng văn bản đối với nhà thầu thi công xây dựng.

Các lưu ý để yêu cầu nghiệm thu trở nên chuẩn chỉnh

Trên đây là các nội dung về phiếu yêu cầu nghiệm thu. Hy vọng với những thông tin trong bài viết của vieclam123.vn vừa trình bày có thể giúp bạn hoàn thành một mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu hoàn chỉnh nhé!

Các thông tin trong báo cáo kết quả công tác

Nội dung của báo cáo kết quả công tác gồm có những gì? Cần phải trình bày báo cáo kết quả công tác như thế nào? Đọc ngay bài viết về cách viết báo cáo về kết quả công tác ở dưới đây bạn nhé!

Mẫu báo cáo kết quả công tác

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023